Friday, September 19, 2014

Scotland bỏ phiếu 'Không' đứng độc lập

Scotland bỏ phiếu 'Không' đứng độc lập

Hiển thị 1 cập nhật
  1. Ngoại trưởng Đức tin rằng kết quả trưng cầu là "một quyết định tốt cho Scotland".
    Ông Frank-Walter Steinmeier nói: "Người dân tại Đức theo dõi sát diễn biến của quá trình quyết định về độc lập ở Scotland và những nơi khác ở Anh Quốc. Tôi rất nể Anh vì đã thể hiện một tấm gương cho văn hóa dân chủ thông qua cuộc trưng cầu này.
    "Lá phiếu là rõ ràng: Người dân muốn một Scotland mạnh hơn trong một Anh Quốc mạnh mạnh hơn. Tôi tin rằng đây là một quyết định tốt cho Scotland, Anh Quốc và châu Âu.
  2. Thủ tướng Anh David Cameron nói nay là lúc "Vương Quốc Anh của chúng ta xích lại cùng nhau và tiến lên".
    Ông Cameron nói ông "phấn khởi" trước kết quả mà ông nói là giải quyết được chủ đề này cho ít nhất một thế hệ.
    Ông nói thêm nay đã có cơ hội để thay đổi Anh Quốc ''tốt đẹp hơn".
  3. Khoảnh khắc biết tin kết quả đối với cử tri bỏ phiếu 'Có'.
  4. Giới doanh nghiệp 'thở phào nhẹ nhõm' sau kết quả bỏ phiếu nhưng nói rằng việc bỏ phiếu 'Không' chỉ là sự khởi đầu của một giai đoạn có thay đổi.
    Tuy nhiên ngân hàng RBS nói họ sẽ không chuyển trụ sở chính về London và nói "mọi chuyện vẫn bình thường cho tất cả khách hàng trên toàn Anh Quốc".
    Các doanh nghiệp ủng hộ lá phiếu để Scotland đứng độc lập "thất vọng" với kết quả này.

  5. Đồng bảng Anh tăng giá ở mức cao nhất trong hai năm so với đô la Mỹ sau kết quả bỏ phiếu với 1 bảng = 1.6525 USD nhưng sau đó lại tụt xuống dưới mức 1.64 một chút.
    Chỉ số chứng khoán FTSE 100 tăng 0.6% đạt 6,861 điểm trong phiên giao dịch đầu giờ sang.
    Bảng Anh cũng tăng 0.4% và đổi được 1.2743 euro.
  6. KẾT QUẢ CUỐI CÙNG:
    KHÔNG: 55,30%
    CÓ: 44,70%
    Bộ trưởng thứ nhất (Thủ hiến) của Scotland, Alex Salmond, kêu gọi đoàn kết và các đảng phái nỗ lực hơn.
    Thủ tướng Anh David Cameron thì nói ông vui mừng là Vương quốc Liên hiệp Anh được giữ nguyên vẹn và cũng kêu gọi đoàn kết.
    Đồng bảng Anh lên giá ở mức cao nhất từ hai năm qua, được $1.6525 so với đôla Mỹ sau khi có tin Scotland không tách khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh. Các thị trường Nhật, Đài Loan, Hong Kong và Úc đầu ngày 19/9 đều phản ứng tốt trước kết quả bỏ phiếu ở Scotland.
  7. Thủ phủ của Scotland, thành phố Edinburgh, đã bỏ phiếu "Không" với 61,10%. Số người nói "Có" là 38,90%.
  8. Các chuyên gia của BBC cho rằng Scotland sẽ ở lại Vương quốc Liên hiệp Anh sau cuộc trưng cầu dân ý mới kết thúc.
    Cho tới nay 26 trong số 32 hội đồng ở Scotland đã kiểm phiếu xong, phe nói "Không" giành 54% số phiếu, trong khi phe nói "Có" giành 46%.
    Vào lúc 05:15 BST (06:15 GMT), tức 11:15 sáng giờ Hà Nội, phe "Không" giành hơn 1.397.000 phiếu còn phe "Có" giành trên 1.176.000.
    Cần 1.852.828 phiếu để giành chiến thắng trong cuộc trưng cầu này.
    Dự đoán của BBC là có thể phe "Không" sẽ giành 55% số phiếu, còn phe "Có" sẽ giành 45%.
  9. Kết quả từ một trong những thành phố lớn và quan trọng nhất của Scotland là Glasgow cho thấy: 53,49% người dân nói Có với việc tách khỏi Vương quốc Liên hiệp Anh; còn 46,51% nói Không.
  10. Dundee: Bỏ phiếu Có
    Có: 53.620 - 57%
    Không: 39.880 -  43%
    Số người đi bỏ phiếu: 78.8%
  11. Renfrewshire: Bỏ phiếu Không
    Có: 55.466 (47%)
    Không: 62.067 (53%)
    Số người đi bỏ phiếu: 87%
  12. Inverclyde: Bỏ phiếu Không
    Có: 27.243 - 49.9%
    Không: 27.329- 50.1%
    Số người đi bỏ phiếu: 87%
  13. Bốn đơn vị bầu cử đầu tiên công bố kết quả cuộc trưng cầu dân ý có một nền độc lập cho Scotland đều bác bỏ việc rời bỏ Liên hiệp Vương Quốc Anh trong khi việc kiểm phiếu vẫn tiếp tục trên khắp xứ này.
    Clackmannanshire là đơn vị đầu tiên, bỏ phiếu Không, với 19,036 phiếu và con số bỏ phiếu Có là 16,350 với 89% người đi bỏ phiếu.
    Cử tri tại Western Isles (Comhairle Nan Eilean Siar, Orkney và Shetland cũng bỏ phiếu chống lại độc lập cho Scotland.
  14. Việc bỏ phiếu "Có" sẽ chấm dứt 307 năm Liên hiệp giữa Scotland và các phần còn lại của Vương Quốc Anh.
    Thủ hiến Scotland Alex Salmond viết trên Twitter: "Đây là một ngày đáng ghi nhớ. Tương lai của Scotland thực sự trong tay của người dân Scotland".
    Các diễn tiến khác:
    • Số người đi bỏ phiếu được dự đoán là trên cả con số kỷ lịch 83.9% hồi tổng tuyển cử năm 1950.
    • Có tin là cảnh sát đang điều tra có gian lận phiếu liên quan tới 10 phiếu tại Glasgow
    • Nữ hoàng Anh sẽ có tuyên bố bằng văn bản vào chiều thứ Sáu sau khi kết quả bỏ phiếu được khẳng định
    • Twitter nói1,5 triệu tin về cuộc trưng cầu dân ý được gửi trong vòng 48 giờ qua
  15. Eilean Siar: Bỏ phiếu Không
    Có: 9.195 - 47%;
    Không: 10.544 - 53%
    Số người đi bỏ phiếu: 86%
  16. Shetland: Bỏ phiếu Không
    Có: 5.669 (36%)
    Không: 9.951 (64%)
    Số người đi bỏ phiếu: 84%

  17. Những người ủng hộ bỏ phiếu Không vui mừng trước kết quả tại Clackmannanshire.
    Chuyên gia về bầu cử, Giáo sư John Curtice, Đại học Strathclyde cho biết kết quả của Clackmannanshire result là một thất vọng đáng kể cho phía bỏ phía "Có". Họ đã hy vọng đáng lẽ phải đạt kết quả tốt hơn ở đơn vị bầu cử nhỏ nhất tại Scotland.
  18. Orkney: Bỏ phiếu Không
    Có: 4.833 (33%)
    Không: 10.004 (67%)
    Số người đi bỏ phiếu: 64%
  19. Người dân các quần đảo trên Biển Bắc ngoài khơi Scotland theo dõi rất chặt kết quả bỏ phiếu chọn độc lập hay là không của cử tri Scotland.
    Cách nhìn của một số nhà hoạt động chính trị trên nhóm đảo Shetland, Orkney và Outer Hebrides lại khác với tính toán của đảng Dân tộc Scotland (SNP) vốn vận động mạnh cho một Scotland độc lập.
    Ông Malcolm Bell, thành viên hội đồng địa phương đảo Shetland nói nếu Scotland tuyên bố độc lập, người dân Shetland cần phải được trao cơ hội chọn ở lại với Liên hiệp Vương quốc Anh hoặc chọn cơ chế lãnh thổ hoàng triều của Nữ hoàng Anh chứ không ở lại với Scotland.
    Quan điểm này cũng được Bộ trưởng phụ trách Scotland của chính phủ Liên hiệp Anh tại London, ông Alistair Carmichael chia sẻ.
    Bản thân là dân biểu đại diện cho Shetland và các đảo phía Bắc, ông nói cử tri ở đây cần có quyền tự quyết.
    Vùng đảo này nằm giữa Na Uy và Scotland vốn có nguồn dầu khí lớn, thứ mà chính quyền Scotland muốn giữ.
    Hiện có 20 nghìn dân, Shetland có thu nhập cao hơn Scotland và xứ Anh (England).
  20. Gordon Wilson, cựu lãnh tụ đảng SNP, nói dường như phe Không có thể sẽ thắng. Tuy nhiên ông nhấn mạnh không có nghĩa là ông nhận thất bại. Dựa trên kết quả của đơn vị bầu cử đầu tiên, Clackmannanshire, thì đây là một kết quả đáng thất vọng, với 54% bỏ phiếu Không và 46% bỏ phiếu Có.
  21. Clackmannanshire
    Kết quả tại đơn vị bầu cử đầu tiên, đơn vị nhỏ nhất tại Scotland, Clackmannanshire: Không
    Có: 16.350 (46%)
    Không: 19.036 (54%)

  22. Nữ hoàng Anh sẽ ra tuyên bố
    Nữ hoàng Anh sẽ ra một tuyên bố bằng văn bản vào chiều thứ Sáu, bất kể kết quả của cuộc trưng cầu dân ý là như thế nào.
  23. KẾT QUẢ:
    KHÔNG: 55,30%
    CÓ: 44,70%
    Kết quả từ các đơn vị bầu cử:
    Clackmannanshire: Bỏ phiếu Không (Có: 16.350 - 46%; Không: 19.036 - 54%). Đây là nơi có kết quả đầu tiên, và cũng là hội đồng địa phương nhỏ nhất của Scotland.
    Orkney: Bỏ phiếu Không (Có: 4.833 - 33%; Không: 10.004 - 67%). Số người đi bỏ phiếu: 64%
    Shetland: Bỏ phiếu Không (Có: 5.669 - 36%; Không: 9.951 - 64%) Số người đi bỏ phiếu: 84%
    Comhairle nan Eilean Siar: Bỏ phiếu Không (Có: 9.195 - 47%; Không: 10.544 - 53%) Số người đi bỏ phiếu: 86%
    Inverclyde: Bỏ phiếu Không (Có: 27.243 - 49,9%; Không: 27.329- 50,1%) Số người đi bỏ phiếu: 87%
    Dundee: Bỏ phiếu Có (Có: 53.620 - 57%; Không: 39.880 - 43%) Số người đi bỏ phiếu: 78.8%
    Renfrewshire: Bỏ phiếu Không (Có: 55.466 - 47%; Không: 62.067 - 53%) Số người đi bỏ phiếu: 87%
    East Lothian: Bỏ phiếu Không (Có: 38,28%; Không: 61,72%)
    Midlothian: Bỏ phiếu Không (Có: 43,7%; Không: 56,3%)
    West Dunbartonshire: Bỏ phiếu Có (Có: 53,96%; Không: 46,04%)
    Falkirk: Bỏ phiếu Không (Có: 46,53%; Không: 53,47%)
    Angus: Bỏ phiếu Không (Có: 43,68%; Không: 56,32%)
    Dumfries & Galloway: Bỏ phiếu Không (Có: 34,33%; Không: 65,67%)
    Stirling: Bỏ phiếu Không (Có: 40,23%; Không: 59,77%)
    Aberdeen City: Bỏ phiếu Không (Có: 41,39%; Không: 58,61%)
    East Renfrewshire: Bỏ phiếu Không (Có: 36,81%; Không: 63,19%)
    East Dunbartonshire: Bỏ phiếu Không (Có: 38,80%; Không: 61,20%)
    North Lanarkshire: Bỏ phiếu Có (Có: 51,07%; Không: 48,93%)
    South Lanarkshire: Bỏ phiếu Không (Có: 45,33%; Không: 54,67%)
    Glasgow: Bỏ phiếu Có (Có: 53,49%; Không: 46,51%)
    Scottish Borders: Bỏ phiếu Không (Có: 33,44%; Không: 66,56%)
    West Lothian: Bỏ phiếu Không (Có: 44,82%; Không: 55,18%)
    Perth & Kinross: Bỏ phiếu Không (Có: 39,81%; Không: 60,19%)
    East Ayrshire: Bỏ phiếu Không (Có: 47,22%; Không: 52,78%)
    North Ayrshire: Bỏ phiếu Không (Có: 48,99%; Không: 51,01%)
    South Ayrshire: Bỏ phiếu Không (Có: 42,13%; Không: 57,87%)
    Aberdeenshire: Bỏ phiếu Không (Có: 39,64%; Không: 60,36%)
    Argyll & Bute: Bỏ phiếu Không (Có: 41,48%; Không: 58,52%)
    Edinburgh: Bỏ phiếu Không (Có: 38,90%; Không: 61,10%)
    MorayBỏ phiếu Không (Có: 42,44%; Không: 57,56%)
    Fife: Bỏ phiếu Không (Có: 44,95%; Không: 55,05%)
    Highland: Bỏ phiếu Không (Có: 47,08%; Không: 52,92%)

  24. Peter Kellner từ tổ chức khảo sát bỏ phiếu YouGov nói với BBC Scotland: "Chúng tôi nói rằng số người bỏ phiếu Không là 54% và Có là 46%.
    "Chúng tôi có thể khẳng định rằng khoảng 2% đã chuyển sang bỏ Không chỉ trong ngày hôm nay, hoặc có thể do những người bỏ phiếu Không quyết tâm đi bỏ phiếu hơn.
    "Tin tức từ Glasgow là tỉ số bỏ phiếu ở đây rất sát sao. Những ngươi bỏ phiếu Có cần phải thắng ở Glasgow với tỉ lệ cao nếu họ muốn thắng trên tổng thể. Nếu kết quả ở Glasgow là sát sao thì phe Không sẽ thắng tại Scotland."
  25. Một vài con số ban đầu số người đi bỏ phiếu: Orkney là 83.7%, với 14.907 phiếu. Con số đi bỏ hiếu tại Clackmannanshire đạt 88.6%, với 35.411 phiếu.
  26. Thế giới quan tâm
    Hàng ngàn người trên khắp thế giới đã dùng Twitter nhắn tin ủng hộ và khuyến khích việc bỏ hiếu trưng cầu dân ý tại Scotland trong khi chờ đợi kết quả kiểm phiếu.
  27. 'Độc lập kiểu lạ' là bình luận của Matthew Holehouse trên trang Daily Telegraph về nghị trình lãnh đạo một nước Scotland độc lập khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh (UK).
    Nhà báo này nêu ra rằng không chỉ muốn giữ đồng bảng Anh - pound sterling - chính phủ Scotland của ông Alex Salmond còn muốn giữ hoặc dùng chung với cả phần còn lại của UK cả 100 cơ quan công, từ hệ thống y tế (NHS) tới các cơ quan như sau:
    -Cơ quan Không lưu UK
    -Các viện nghiên cứu
    -Ngân hàng Đầu tư Công nghệ Xanh
    -Mạng lưới điện toàn Anh
    Cũng vì thế, theo nhà báo của tờ Daily Telegraph, không có gì lạ khi ông Alex Salmond dự kiến chỉ cần 200 triệu bảng Anh để chi tiêu cho tân chính quyền Scotland một khi độc lập.
    Chỉ riêng các dự án đầu tư ào công nghệ xanh của Anh do Bộ Doanh nghiệp, Sáng tạo Anh nắm giữ đã có khoản chi 3 tỷ bảng một năm.
    Các hội đồng chi tiền vào nghiên cứu ở các đại học Scotland có ngân khoản 300 triệu bảng một năm.
  28. Kiểm phiếu
    Việc kiểm phiếu được tiến hành qua đêm và kết quả cuối cùng được cho là sẽ có vào khoảng 6:30-7:30 sáng.
  29. Số người đi bỏ phiếu
    Con số người đi bỏ phiếu được khẳng định như chờ đợi cho cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý này là đặc biệt cao.
    Cho tới sáng nay, 95% phiếu bầu qua bưu điện tại vùng East Lothian đã được gửi về và ở South Ayrshire là 93%.
  30. Kết quả trên toàn Scotland được cho là sẽ có sau 06:30 BST (05:30 GMT) sáng thứ Sáu.
    Một khảo sát trong ngày của YouGov công bố ngay sau khi phòng phiếu đóng cửa gợi ý số người bỏ "Không" là 54% và "Có" là 46%.
    Khảo sát hỏi 1.828 người sau khi họ bỏ phiếu và 800 người bỏ qua bưu điện.
    Khảo sát của YouGov cho biết câu trả lời mà họ nhận được cho thấy có một số nhỏ chuyển từ "Có" sang "Không" vào ngày bỏ phiếu, và những người ủng hộ bỏ phiếu "Không" có lẽ đi bỏ phiếu nhiều hơn một chút.
  31. Các nhân vật nổi tiếng của Scotland:
    David Hume (1711- 1776) là đại diện hàng đầu của trường phái Khai sáng Scotland, tác giả của nhiều công trình triết học, sử học và kinh tế học. Ông xác định rằng tri thức chỉ có thể có được qua thực nghiệm và vì thế ông phủ nhận rằng người ra có thể lập ra các thuyết về hiện thực.
    James Watt (1736- 1819), nhà sáng chế, người tạo ra động cơ hơi nước có ứng dụng hiệu quả (cải thiện từ máy hơi nước Newcmen) mở đường cho thời kỳ công nghiệp hóa ở Anh Quốc. Tên họ ông được đặt cho đơn vị đo lường watt.
    Sir Alex Ferguson (sinh năm 1941), ông bầu bóng đá. Cả họ tên là Alexander Chapman Ferguson, người Scotland, từng là cầu thủ nhưng nổi tiếng hơn cả ở cương vị lãnh đạo đội Manchester United từ 1986 tới 2013.
  32. Kiểm phiếu
    Một nhân viên đang kiểm phiếu tại Trung tâm kiểm phiếu ở Ingliston, Edinburgh.
  33. Nhìn từ Trung Quốc, người dân ít quan tâm đến cuộc bỏ phiếu ở Scotland nhưng Hoàn cầu Thời báo không quên cảnh báo về 'làn sóng ly khai' có thể xảy ra ở châu Âu sau Scotland nếu xứ này độc lập khỏi Anh Quốc.
    Báo này viết nếu quyền dân tộc tự quyết trở thành 'nguyên tắc hàng đầu' thì châu Âu sẽ bị vỡ thành các mảnh ngày càng nhỏ hơn.
    Trung Quốc cũng lo ngại có sự so sánh giữa cuộc trưng cầu dân ý ở Scotland với tình hình Tân Cương và Tây Tạng, theo trang The Guardian ở Anh.
  34. Hôm 15/9 BBC tổ chức hội luận trực tuyến trên Google Hangouts với các khách mời là người nhập cư và các công dân quốc tế sống tại Scotland về quan điểm, và về lý do khiến họ quyết định ủng hộ hay phản đối việc Scotland đứng độc lập.
    Cuộc thảo luận trực tuyến (bằng tiếng Anh) do BBC Châu Phi, BBC Đông Á và BBC Nam Á phối hợp tổ chức được phát đi trực tiếp trên kênh Youtube của BBC News tính đến cuối ngày 18/9 đã liên tục giữ vị trí thứ ba trong danh sách toàn bộ các video về chủ đề Scotland trưng cầu dân ý của kênh Youtube của BBC News.
    Điều thú vị là lượng khán giả đông nhất lại là từ Hoa Kỳ chứ không phải ở Anh.Tuy nhiên, đáng nói là khán giả quan tâm và theo dõi kỹ nhất lại là từ Armenia và Bosnia và Herzegovina, xem toàn bộ 45 phút chương trình.
    Tại Ukraine, đất nước đang trong vòng khủng hoảng với việc miền đông đòi tách ra tự trị, các khán giả theo dõi 11% thời lượng.
    Thời gian trung bình mà khán giả từ Việt Nam dành cho chương trình này là 15%, tức khoảng gần bảy phút.
  35. Có khả năng số phiếu thuận và chống bằng nhau hay không?
    Theo một phân tích của Chris Mason trên trang BBC News, có cả thẩy 4 triệu 285 nghìn 323 cử tri ở Scotland đăng ký bỏ phiếu.
    Nếu 80% thực sự đi bầu, thì 3,43 triệu lá phiếu sẽ được tính.
    Nếu một bên có 51% phiếu trong khi bên kia có 49%, số phiếu quyết định sẽ là 68 nghìn 566.
    Nhưng giả sử hai bên bỏ phiếu bằng nhau thì mỗi bên sẽ có đúng 1 triệu 714 nghìn 129 phiếu.
    Như thế, có một cách giải quyết là bốc thăm hay tung đồng xu như đã xảy ra sau cuộc bỏ phiếu vào hội đồng địa phương khu Lindsey, Lincolnshire năm 2007.
    Chris Mason tin rằng nếu không ngã ngũ về kết quả thì người ta sẽ phải căn cứ vào thỏa thuận tháng 10/2012 giữa chính phủ London và chính quyền Scotland.
    Thỏa thuận này nói trưng cầu dân ý cần phải 'thể hiện dứt khoát quan điểm của người dân Scotland'.
  36. Việc kiểm phiếu đang được tiến hành tại trung tâm kiểm phiếu Ingliston ở Edinburgh.
    Trước hết là phiếu gửi qua đường bưu điện và những thùng phiếu đầu tiên được cho là sẽ được đưa tới vào khoảng 22:45.
  37. Nếu Scotland chọn độc lập, lá cờ Úc không bị ảnh hưởng, theo báo Úc, tờ The Australian, trích lời nhóm AusFlag vận động cho một lá cờ mới.
    Hiện nay cờ Úc vẫn có hình nguyên lá cờ của Liên hiệp Vương quốc Anh (union jack) ở một góc.
    Có ý kiến nói cờ Úc cần thay đổi nếu cờ Liên hiệp Vương quốc Anh (UK) cũng đổi, bỏ đi màu xanh dương đại diện cho Scotland.
    Nhóm AusFlag nói Úc không phải là thuộc địa của Anh để cứ phải theo những gì thay đổi bên Anh Quốc.
  38. Điểm lại các cột mốc quan trọng:
    NĂM 2012
    Khởi đầu từ tháng 10/2012. Đây là thời điểm Thủ tướng Anh David Cameron và Thủ tướng Thứ nhất của Scotland Alex Salmond ký Thỏa thuận Edinburgh, văn kiện mở đường cho việc tiến hành trưng cầu dân ý
    NĂM 2013
    18/09/2013: Tròn một năm trước ngày trưng cầu dân ý
    26/11/2013: Chính quyền Scotland ra Sách Trắng nêu chi tiết về viễn cảnh một nước Scotland độc lập
    NĂM 2014
    13/02/2014: Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne bác bỏ khả năng dùng đồng tiền chung với Scotland nếu nước này tách ra độc lập
    02/03/2014: Cả chiến dịch vận động "Có" và "Không" đánh dấu dịp còn 200 ngày trước kỳ bỏ phiếu
    10/03/2014: Cựu thủ tướng Anh Gordon Brown nói Holyrood cần được trao thêm quyền quyết định trong lĩnh vực thuế
    08/04/2014: Cựu tổng thư ký Nato, đồng thời là dân biểu thuộc đảng Lao động, Lord Robertson nói việc tách ra độc lập sẽ là "thảm họa"
    12/05/2014: Kế hoạch áp dụng rộng rãi trên toàn nước Anh theo đó nâng tuổi nghỉ hưu là không công bằng cho người Scotland, Bộ trưởng Quyền Hưu trí trong chính phủ Scotland Shona Robison nói
    26/05/2014: Chính quyền Scotland chất vấn nhận định của Bộ Ngân khố Anh, theo đó nói sẽ tốn 1 tỷ bảng để thành lập các cơ quan công nếu kết quả trưng cầu là "Có"
    09/06/2014: 100 ngày trước ngày bỏ phiếu, cả hai phe ráo riết tăng cường chiến dịch vận động
    12/06/2014: Đảng Lao động, Bảo thủ và Dân chủ Tự do cam kết sẽ trao thêm quyền lực cho Holyrood nếu kết quả trưng cầu là "Không"
    16/06/2014: Phó Bộ trưởng Thứ nhất Nicola Sturgeon công bố các kế hoạch soạn hiến pháp cho một Scotland độc lập
    08/07/2014: Ủy ban Bầu cử cho biết gần 4 triệu bảng đã được trao cho hai chiến dịch vận động trong nửa đầu năm nay
    05/08/2014: Cả hai phe đều tuyên bố giành thắng lợi sau khi Bộ trưởng Thứ nhất Alex Salmond của Scotland tranh cãi nảy lửa với Alastair Darling trong cuộc tranh luận đầu tiên được phát trực tiếp trên truyền hình
    25/08/2014: Alex Salmond và Alastair Darling có cuộc tranh luận trên truyền hình thứ hai, là sự kiện do BBC tổ chức
  39. Một khi các phòng phiếu đóng cửa, các lá phiếu sẽ được kiểm tại từng khu vực thuộc 32 hạt của Scotland.
    Việc kiểm phiếu bao gồm cả 789.024 lá phiếu bầu bằng đường bưu điện, là lượng phiếu bầu qua đường thư tín lớn nhất từ trước tới nay trong lịch sử Scotland.
    Sau khi kiểm xong, nhân viên kiểm phiếu tại mỗi khu vực sẽ gửi kết quả tới người phụ trách công tác kiểm phiếu đóng ở Edinburgh, Mary Pitcaithly.
    Với sự chuẩn thuận của bà, các kết quả đó sẽ được công bố.
    Một khi có được kết quả từ toàn bộ 32 hạt, bà Pitcaithly sẽ công bố kết quả của kỳ trưng cầu dân ý tại trung tâm Royal Highland Centre ở bên ngoài Edinburgh.
    Bà Pitcaithly nói bà sẽ thông báo kết quả vào "giờ ăn sáng" hôm thứ Sáu.
    Kết quả cuối cùng nhiều khả năng sẽ có từ 06:30 đến 07:30, theo Cơ quan bầu cử Scotland.
    Trước đây, kết quả bầu cử quốc hội Liên hiệp Vương quốc Anh tại Scotland hồi 2010 và quốc hội Scotland hồi 2011 được công bố vào những thời khắc đó.
    Tuy nhiên, việc bắt đầu cộng kết quả từng phần, mà bắt đầu có thể thực hiện từ khi có tin từ hạt đầu tiên, cũng có thể cho thấy kết quả sớm vào đầu giờ sáng.
  40. Cử tri Scotland trong hôm thứ Năm 18/9 đi bỏ phiếu lựa chọn việc tiếp tục ở lại trong Liên hiệp Vương Quốc Anh hay tách thành một quốc gia độc lập sau 307 năm gắn bó.
    Những người đi bỏ phiếu sẽ trả lời "Có" hoặc "Không" trước câu hỏi: "Scotland có nên trở thành một nước độc lập không?"
    Với 4.285.323 người đăng ký đi bỏ phiếu, chiếm 97% tổng số cử tri nơi này, ngày 18/9 được trông đợi sẽ là ngày bận rộn nhất trong lịch sử bầu cử Scotland.
    Việc bỏ phiếu diễn ra tại 5.579 phòng phiếu, từ 7:00 đến 22:00 hôm thứ Năm. Kết quả được trông đợi sẽ có vào sáng thứ Sáu.
    Theo các quy định chặt chẽ, BBC và các hãng truyền thông khác trong thời gian bỏ phiếu không được phép tường thuật chi tiết cho tới khi các phòng phiếu đóng cửa.

No comments:

Post a Comment