Tuesday, November 18, 2014

Ký ức 25 năm Cách mạng nhung: Liên xô và những gì còn lại

Ký ức 25 năm Cách mạng nhung: Liên xô và những gì còn lại

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-11-18
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Các bức tượng của Lenin được kéo sập ngày 23 tháng 8 năm 1991 tại Vilnius, thủ đô của Lithuania khi chính phủ ra lệnh cấm Đảng Cộng sản. Lithuania đã được sáp nhập vào Liên bang Xô viết vào năm 1940 và tuyên bố độc lập vào năm 1990.
Các bức tượng của Lenin được kéo sập ngày 23 tháng 8 năm 1991 tại Vilnius, thủ đô của Lithuania khi chính phủ ra lệnh cấm Đảng Cộng sản. Lithuania đã được sáp nhập vào Liên bang Xô viết vào năm 1940 và tuyên bố độc lập vào năm 1990.
 AFP
Sau khi các quốc gia nhỏ vùng Trung và Đông Âu thay đổi chế độ thì đến lượt Liên bang Xô viết, nơi thường được các nhà chính trị cộng sản mệnh danh là thành trì của cách mạng vô sản, chấm dứt tồn tại. Sau đây là bài viết về những diễn biến tại Liên Xô trong mắt một số nhân chứng người Việt, và đây cũng là bài cuối trong loạt bài kỷ niệm 25 năm cuộc cách mạng nhung ở Đông Âu.
Cơn Bão
Năm 1989 cũng là năm mà người dân ở Liên bang Xô Viết bắt đầu những cuộc bầu cử, tranh cử theo hướng dân chủ. Những cuộc biểu tình của dân chúng cũng bắt đầu nổ ra trong bối cảnh một nền kinh tế kiệt quệ. Ông Nguyễn Minh Cần, tị nạn chính trị tại Matxcova do bất đồng chính kiến với những người cộng sản Việt nam từ những năm 1960, nhớ lại:
Vào năm 1989 chúng tôi tham gia vào phong trào Nước Nga dân chủ, chúng tôi ở Matxcova tiếp xúc với những người dân chủ Nga và hiểu rõ vấn đề. Dân Nga, dân Liên Xô lúc ấy khác với bây giờ. Liên xô khủng hoảng trầm trọng lắm, trong cửa hàng không có cái gì để cho dân mua. Không phải chỉ có thanh niên mà cả những người già cũng chán nản chế độ cộng sản lúc bấy giờ, cho nên có những cuộc biểu tình không chỉ sinh viên, thanh niên mà cả những người già về hưu đi biểu tình hô khẩu hiệu đả đảo đảng cộng sản Liên Xô, là một cái chuyện mà từ trước chưa hề có.”
Không phải chỉ có thanh niên mà cả những người già cũng chán nản chế độ cộng sản lúc bấy giờ, cho nên có những cuộc biểu tình không chỉ sinh viên, thanh niên mà cả những người già về hưu đi biểu tình hô khẩu hiệu đả đảo đảng cộng sản Liên Xô, là một cái chuyện mà từ trước chưa hề có
Ông Nguyễn Minh Cần
Sau khi hàng loạt các quốc gia Đông Âu thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản một cách chính thức trong năm 1989, những nước cộng hòa Xô viết tạo nên Liên Xô cũng lần lượt giành độc lập.
Tháng hai năm 1990, đảng cộng sản Liên Xô tuyên bố từ bỏ độc quyền chính trị mà họ nắm giữ hơn 70 năm kể từ năm 1917.
Tháng tám năm 1991, những người theo đường lối cứng rắn của đảng cộng sản Liên xô thực hiện một cuộc đảo chính chống lại những cải cách đang diễn ra, và muốn khôi phục lại Liên bang Xô viết. Một cuộc phản đảo chí nh đã nổ ra và kết quả là đảng cộng sản Liên xô, cũng như những cơ cấu đảng của họ bị giải tán. Liên xô chính thức chấm dứt sự tồn tại của mình.
Có mặt tại Liên Xô trong thời điểm lịch sử và chứng kiến các cuộc đảo chánh, phản đảo chánh, nhà văn Thùy Linh hiện sống ở Hà nội nhớ lại:
Kinh hoàng vì mình rơi ngay vào những sự kiện lớn mà mình không hiểu. Những sự kiện lúc đó mình hoàn toàn không hiểu nó là chuyện gì. Bởi vì là cũng không ai hình dung được rằng một ngày nào đó chủ nghĩa xã hội lại sụp đổ trên chính quê hương mà nó sinh ra. Cho nên nó khủng khiếp lắm. Mình không đánh giá được hết sự kiện khi mà đang ở trong tâm bão của nó.”
Lúc cơn bão chính trị ấy diễn ra thì nhà văn Thùy Linh vừa sang nước Nga học trong trường viết văn Pushkin.
Theo ông Nguyễn Minh Cần thì người Việt nam ở Liên xô mặc dù không quan tâm lắm đến chính trị, nhưng tầng lớp sinh viên cũng hưởng ứng những hoạt động dân chủ ở nước Nga lúc đó, với mong mỏi rằng nó cũng sẽ ảnh hưởng đến quê hương họ là Việt nam.
Lúc bấy giờ những sinh viên Việt nam tại Nga và Liên xô chịu ảnh hưởng của phong trào dân chủ của nước Nga, cho nên họ rất tích cực hoạt động. Bằng chứng rõ ràng là trong trường Đại học tổng hợp Lomonosov, anh chị em ra một tờ báo tên là Tuổi trẻ, gọi theo bây giờ là một tờ báo ngoài luồng. Họ phát biểu những quan điểm về dân chủ rất là rõ ràng.”
Lúc bấy giờ những sinh viên VN tại Nga và Liên xô chịu ảnh hưởng của phong trào dân chủ của nước Nga, cho nên họ rất tích cực hoạt động. Bằng chứng rõ ràng là trong trường Đại học tổng hợp Lomonosov, anh chị em ra một tờ báo tên là Tuổi trẻ, gọi theo bây giờ là một tờ báo ngoài luồng
ông Nguyễn Minh Cần
Ông Cần nói thêm là một số người chủ trương tở Tuổi trẻ tại Đại học Lomonosov bị bắt đưa về Việt nam, một số người khác chạy sang phương Tây tị nạn chính trị.
Điều gì xảy ra sau một phần tư thế kỷ
Gần một phần tư thế kỷ trôi qua, nước Nga hâu thân của Liên bang xô viết không phải là một quốc gia cộng sản nữa, nhưng lại xuất hiện một con người có rất nhiều quyền lực là ông Vladimir Putin nắm quyền điều hành đất nước rộng lớn nhất thế giới này.
Ông Trần Nhơn, nguyên Thứ trưởng Bộ thủy lợi và đã từng sống ở Liên xô cũ, nhận định về vị Tổng thống đầy quyền lực của nước Nga hiện nay:
Tôi đánh giá ông này là cái di sản của độc tài đảng trị, của chủ nghĩa Lenin. Ông ấy chưa thoát ra khỏi cái bóng độc tài của Stalin đâu. Tôi cho rằng ông Putin là một rủi ro cho nước Nga.”
Một điều trớ trêu là sự rủi ro của nước Nga mà ông Trần Nhơn nói đến lại được phát triển trong sự may mắn của đất nước này khi mà giá dầu thô lên rất cao trong những năm đầu ông Putin nắm quyền, tạo điều kiện cho Nước Nga hồi phục. Sự hồi phục này lại đi kèm với một loại chủ nghĩa dân tộc Đại Nga mà người ta thấy cường quốc quân sự này ứng xử trong những năm gần đây. Theo ông Nguyễn Minh Cần và nhà văn Thùy Linh thì trong những năm vừa qua, dù ông Putin điều hành nước Nga một cách độc đoán, ông vẫn nhận được sự ủng hộ của đại đa số dân chúng Nga.
Nhà văn Thùy Linh cũng tỏ ý tiếc cho nước Nga là đã không tận dụng được cuộc cách mạng dân chủ tiếp nối theo cơn lốc Đông Âu để mà phát triển nước Nga theo đường hướng dân chủ và bền vững. Cuộc phiêu lưu chính trị quân sự của nước Nga tại Ukraine đã dẫn đến cuộc cấm vận của phương Tây. Nền kinh tế dựa vào xuất khẩu dầu thô của nước Nga cũng đang gặp phải khó khăn khi giá dầu sụt đến 25%. Nhưng theo ông Cần thì vấn đề lớn nhất của nước Nga hiện nay là những người Nga có vốn lẫn có tài đều không muốn ở lại sống tại nước Nga.
Tôi đánh giá ông này là cái di sản của độc tài đảng trị, của chủ nghĩa Lenin. Ông ấy chưa thoát ra khỏi cái bóng độc tài của Stalin đâu. Tôi cho rằng ông Putin là một rủi ro cho nước Nga
Ông Trần Nhơn
Người Việt tại Nga
Với một quá khứ quan hệ chặt chẽ giữa hai quốc gia cộng sản Liên xô và Việt nam, một cộng đồng đông đảo người Việt tại Nga đã hình thành từ những sinh viên được nhà nước Việt nam cử sang du học, và những người công nhân làm việc theo những hợp đồng hợp tác lao động. Theo ông Cần thì những người này sợ nói đến chính trị một cách nghiêm chỉnh, họ có thể bàn tán những chuyện chính trị Việt nam với nhau nhưng không có hoạt động gì cả.
Nói về sự hội nhập của người Việt vào đời sống nước Nga hiện nay nhà văn Thùy Linh nhận xét:
Người Việt ở Ngahọ bị rơi vào một cái bi kịch là họ không thể hòa nhập vào một nền văn hóa, cuộc sống, chính trị của bản địa, đồng thời họ lại xa rời đời sống văn hóa của đất nước họ.”
Những điều nhà văn Thùy Linh nói đưa ra một hình ảnh về cộng đồng người Việt tại Nga, khác với hình ảnh những cộng đồng Việt nam ở phương Tây đang ngày càng gia nhập vào dòng chính của nước sở tại, hay ngay chính tại Ba Lan, một nước đồng minh cộng sản cũ của Liên xô, người ta đang chứng kiến những ứng viên gốc Việt nam đầu tiên xuất hiện trong mùa bầu cử năm 2014.

No comments:

Post a Comment