Wednesday, November 19, 2014

Việt Nam ‘vừa hợp tác, vừa đấu tranh’ với Trung Quốc



Việt Nam ‘vừa hợp tác, vừa đấu tranh’ với Trung Quốc

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố như vậy hôm nay trong khi được chất vấn tại Quốc hội về quan điểm của chính phủ liên quan tới nhiều khía cạnh về cuộc tranh chấp biển Đông.
Ông Dũng nhấn mạnh thêm rằng Việt Nam và Trung Quốc “mãi mãi là láng giềng” nên Hà Nội, theo lời ông, “mong muốn hai nước luôn chân thành hợp tác để gìn giữ hòa bình ổn định, hợp tác cùng có lợi, cùng thịnh vượng, thực hiện một cách thực chất phương châm 16 chữ, tinh thần 4 tốt để đem lại lợi ích cho cả 2 nước”.
Về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc từ khi Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam, vấn đề khó, nhưng mà tôi xin trình bày khái quát 6 chữ 'vừa hợp tác, vừa đấu tranh'.
Ngoài ra, cũng giống như những lần phát biểu trước ở trong và ngoài nước, Thủ tướng Dũng nói rằng Việt Nam muốn giải quyết các tranh chấp với Bắc Kinh “theo công ước quốc tế, luật biển, thỏa thuận giữa cấp cao giữa 2 nước”. Ông Dũng nói thêm:
“Về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ khi Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam, vấn đề khó, nhưng mà tôi xin trình bày khái quát 6 chữ "vừa hợp tác, vừa đấu tranh".Chúng ta vừa hợp tác, vừa đấu tranh không chỉ với Trung Quốc mà với tất cả các nước. Chúng ta vừa hợp tác, vừa đấu tranh để có hòa bình, ổn định. Chúng ta vừa hợp tác, vừa đấu tranh để có hữu nghị, tin cậy lẫn nhau, cùng có lợi, cùng phát triển, cùng thịnh vượng và bảo vệ độc lập chủ quyền thiêng liêng của đất nước. Tất cả đều có được bằng đường lối đối ngoại thông minh của chúng ta”.
Ngoài ra, người đứng đầu chính phủ Việt Nam cũng cho rằng đề xuất thành lập Bộ Kinh tế biển, phụ trách về các vấn đề như bảo vệ chủ quyền, khai thác dầu khí, vận tải, du lịch biển, quốc phòng, phát triển kinh tế biển, là điều khó khả thi.

Khi được hỏi về kế sách “không đánh mà thắng” của Trung Quốc, mở rộng các đảo tranh chấp, ngay trong khi chưa rút giàn khoan dầu gây tranh cãi cũng như phương thức đối phó của Việt Nam, ông Dũng nói:
“Đảo Gạc Ma và một số đảo trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc cưỡng chiếm năm 1988, và trong tình thế lúc đó, chúng ta đã cùng các nước ASEAN ký với Trung Quốc về thái độ ứng xử của các bên liên quan trên biển Đông, DOC, theo đó các bên giữ nguyên hiện trạng, không làm phức tạp thêm tình hình, không đe dọa dùng vũ lực để giải quyết...Còn việc Trung Quốc bồi lấp biển ở đảo Chữ Thập thành đảo lớn nhất ở đảo Trường Sa với diện tích khoảng 49ha, lớn hơn đảo lớn nhất là Ba Bình trước đây, Lập trường của Việt Nam là phản đối hành động này vì đã vi phạm điều 5 tuyên bố DOC. Lập trường này được người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhiều lần nêu rõ. Tại các hội nghị cấp cao tôi đã nêu lập trường này như Asean, Asean + 8, Asean + 3 ...Đó là chủ trương, thái độ của chúng ta, lập trường rõ ràng của chúng ta.”
Việc Trung Quốc bồi lấp biển ở đảo Chữ Thập thành đảo lớn nhất ở đảo Trường Sa với diện tích khoảng 49ha, lớn hơn đảo lớn nhất là Ba Bình trước đây, lập trường của Việt Nam là phản đối hành động này vì đã vi phạm điều 5 tuyên bố DOC.
Trong phần chất vấn ông Dũng, một số đại biểu quốc hội đã nêu cụ thể về giàn khoan dầu mà Trung Quốc đưa vào nơi mà Việt Nam tuyên bố là thềm lục địa của mình.
Trong phiên họp hồi tháng Sáu, khi Hà Nội và Bắc Kinh vẫn đối đầu nhau  quanh giàn khoan này, Quốc hội Việt Nam đã ‘không ra nghị quyết về biển Đông’ như kỳ vọng của nhiều đại biểu và của người dân.
Trước đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa từ TPHCM nói rằng ‘nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang’  nếu ‘Quốc hội lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì về Biển Đông’.
Thủ tướng Việt Nam từng tuyên bố có thể kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế. Nhưng từ đó cho tới nay, Hà Nội vẫn chưa có bước đi cụ thể, ngoài các tuyên bố các tranh chấp ở biển Đông cần phải được giải quyết thông qua các biện pháp pháp lý.

No comments:

Post a Comment