Phát hiện mới dự báo sức mạnh những trận động đất tương lai
Các em học sinh chui xuống gầm bàn tại một trường học trong một cuộc diễn tập động đất ở Santiago, Chile, 13/11/2014.
19.11.2014
ST. LOUIS, MISSOURI—
Các nhà khoa học biết nơi nào có thể xảy ra các vụ động đất, nhưng không biết được khi nào. Tuy nhiên, giờ đây một nhà địa chất học Mỹ và toán công tác của ông đã tìm ra rằng có thể dự báo một trận động đất có thể mạnh cỡ nào.
Vỏ trái đất được cấu tạo bởi một tấm khảm các phiến thạch di chuyển một cách chậm chạp, đôi khi trượt lên nhau. Nơi xảy ra hiện tượng ấy, được gọi là vùng hút chìm – có thể xảy ra động đất.
Ông Timothy H. Dixon, tiến sĩ, một nhà địa chất tại trường Đại học Nam Florida, nói: “Đó là loại động đất đã gây ra vụ động đất ở Nhật Bản năm 2011 và vụ động đất và sóng thần ở Sumatra năm 2004. Vì thế chúng có thể là những vụ gây chết người thực sự.”
Ông và các đồng sự đang sử dụng các số đo định vị có độ chính xác cao để phát hiện “những hiện tượng trượt chậm,” giống như những vụ động đất chuyển động chậm không cảm nhận được hoặc thậm chí phát hiện được bằng các thiết bị tiêu chuẩn.
Ông giải thích trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: “Vậy những gì chúng ta nghĩ về các hiện tượng trượt chậm này cho chúng ta biết là, chúng đang để toát ra hơi nước, ở các khu vực đường phay. Và nếu chúng toát ra đủ hơi, thì đường phay đó sẽ không nứt ra.”
Đó là điều mấu chốt, bởi vì càng nhiều phần của đường phay bị nứt, thì trận động đất lại càng mạnh hơn.
Các nhà khoa học thành lập một mạng lưới các máy thu định vị cách đây 15 năm ở Costa Rica để đo lường những hiện tượng thỉnh thoảng trượt chậm, diễn ra cách nhau cứ một hay hai năm. Hiện tượng lần cuối xảy ra ba tháng trước trận động đất năm 2012.
Mọi người luôn muốn biết khi nào thì một trận động đất sẽ xảy ra, và kỹ thuật này không thể dự báo được chuyện ấy. Nhưng ông Dixon nói biết được trận động đất mạnh thế nào có phần chắc sẽ giúp các giới chức có thời giờ nâng cấp các nguyên tắc xây dựng, gia cố cơ sở hạ tầng, và thực hiện các chuẩn bị khác.
“Ta biết động đất là chuyện gần như không thể tránh được. Ngay cả nếu như ta không biết đích xác khi nào nó xảy ra, bởi vì ta biết nó sẽ xảy ra, và biết được nó sẽ lớn cỡ nào, thì ta có thể chuẩn bị thích đáng.”
Ông Timothy Dixon nói các vùng va chạm giữa các phiến thạch có xu hướng xảy ra động đất có thể được hưởng lợi ích từ kỹ thuật này. Nhưng ngay lúc này thì nó chỉ có thể được sử dụng ở nơi mà khu vực không ở quá xa ngoài khơi bởi vì các máy thu định vị cần phải “nhìn” thấy các vệ tinh bên trên, và chúng không thể làm được như vậy ở dưới nước.
Một báo cáo khoa học trình bày các phát hiện của ông Dixon được đăng trên Tạp chí của Hàn lâm viện Khoa học.
No comments:
Post a Comment