Tuesday, November 18, 2014

Mỹ không thể ngồi im khi Biển Đông đang nóng

Mỹ không thể ngồi im khi Biển Đông đang nóng

(Tin tức 24h) - Sau khi Nga đưa siêu hạm đến Biển Đông tập trận, Trung Quốc tăng cường tàu săn ngầm, Mỹ không thể ngồi im và đã có quyết định của mình.

Theo thông báo của Hải quân Mỹ, từ ngày 17/11, Mỹ quyết định triển khai tàu chiến USS Fort Worth đến Singapore và khu vực Thái Bình Dương, khởi động chiến lược hải quân mới.
Đợt triển khai kéo dài 16 tháng của tàu USS Fort Worth là sự khởi động cho một chiến lược mới của Hải quân Mỹ vốn được tuyên bố là sẽ tiết kiệm hơn và giúp duy trì sự hiện diện ở nước ngoài, bất chấp việc ngân sách ngày càng bị siết chặt.
Đại tá Randy Garner, Phó Đề đốc của Đội tàu chiến tuần duyên số 1, cho biết Hải quân Mỹ có kế hoạch thành lập ba nhóm thủy thủ đoàn cho mỗi cặp tàu chiến tuần duyên và luân chuyển bốn tháng một lần. Đây là một sự cắt giảm đáng kể so với quân số hiện nay vốn cho phép thủy thủ đoàn lưu lại tàu của họ.
Chiến hạm USS Fort Worth của Hải quân Mỹ.
Chiến hạm USS Fort Worth của Hải quân Mỹ.
Tháng 3/2013, Hải quân Mỹ cũng đã điều chiến hạm tác chiến ven bờ USS Freedom (LCS-1) đến căn cứ hải quân Changi, Singapore. Thời gian lưu trú của tàu này tại căn cứ Changi là 1 năm. Trong thời gian đó, chiến hạm LCS-1 đã tham gia nhiều đợt diễn tập quân sự chung trên biển với các quốc gia Đông Nam Á.
USS Fort Worth trước đây cũng đã từng sử dụng để thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) cỡ lớn MQ-8B. Tiến hành thử nghiệm UAV được tích hợp khả năng trinh sát và tấn công bố trí trên hạm tác chiến ven bờ là bước chuyển bị cho phép hải quân Mỹ tiến tới bố trí UAV thường xuyên trên các chiến hạm LCS.
Quyết định triển khai chiến hạm đến Biển Đông lần này của Hải quân Mỹ được đưa ra khi Nga đưa tuần dương hạm Moskva đến vùng biển này tập trận, trong khi Trung Quốc tăng cường tàu săn ngầm Chu Châu 594.
Chu Châu 594 là tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 thứ 18 của Hải quân Trung Quốc được đưa vào sử dụng, mà cũng là tàu chiến đầu tiên trong kế hoạch của hải quân nước này được dùng để thực hiện tác chiến chống ngầm, Tạp chí Jane's Defence Weekly cho biết. Việc triển khai tàu Chu Châu 594 đến Biển Đông là nỗ lực rất lớn của Hải quân Trung Quốc nhằm lấp đầy lỗ hổng chống ngầm của Trung Quốc hiện nay.
Tuy nhiên, điều Mỹ thực sự lo ngại không phải là tàu săn ngầm Chu Châu 594 mà chính là việc khi Hải quân Nga đưa siêu hạm Moskva đến Biển Đông và tiến hành tập trận tại đây.
Tờ International Business Times của Mỹ ngày 6/11 dẫn lời chuyên gia quân sự Mỹ Eric Wertheim từ Viện Hải quân Mỹ cho rằng, mặc dù khu vực Biển Đông hoàn toàn không phải là khu vực hoạt động chính của Nga, nhưng lại là một phần "bành trướng" của Nga.
Eric Wertheim cho rằng, tàu tuần dương Moskva được triển khai là sự phô diễn hiếm thấy của Nga thể hiện sự hiện diện sức mạnh ở khu vực Biển Đông. Trước khi đến Biển Đông tiến hành diễn tập, tàu tuần dương Moskva cũng từng cập cảng Singapore, tiến hành tiếp tế và nghỉ ngơi.
Trang mạng Học viện Hải quân Mỹ dẫn lời Đô đốc Jonathan Greenert, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ cho rằng, trong mấy năm qua, hoạt động quân sự của Nga tăng cường tập trung vào hàng không và tàu ngầm hơn là tàu nổi. Do vậy, ông khá ngạc nhiên khi Nga cho tàu nổi tập trận ở Biển Đông.


    No comments:

    Post a Comment