Người Việt đầu tiên được bầu làm chủ tịch điều hành nghiệp đoàn độc lập ở Úc
Thứ Năm 4 tháng 12 vừa qua, một người Úc gốc Việt là ông Nguyễn Đình Hùng chính thức trở thành chủ tịch Nghiệp Đoàn May Mặc, Tơ Sợi Và Giày Dép của tiểu bang New South Wales, trở thành người Việt đầu tiên được bầu vào chức vụ điều hành nghiệp đoàn độc lập của một tiểu bang.
Qua bài trao đổi với Thanh Trúc, ông Nguyễn Đình Hùng cho biết ngoài quá trình hơn 20 năm làm việc trong nghiệp đoàn Úc, ông còn là phó chủ tịch tổ chức Lao Động Việt chuyên bênh vực quyền lợi công nhân trong cũng như ngoài nước:
Chức chủ tịch của Nghiệp Đoàn May Mặc, Tơ Sợi, Giày Dép của tiểu bang New South Wales được bầu bởi những thanh viên trong nghiệp đoàn cho một nhiệm kỳ 4 năm .
Tôi cũng làm việc trong nghiệp đoàn này được hơn 20 năm, cũng quen việc và được tín nhiệm để điều hành một nghiệp đoàn theo những chính sách được chính phủ qui định, bảo đảm tài chánh của nghiệp đoàn được sử dụng theo đúng quyền lợi của thành viên. Theo tôi được biết thì cũng có một số người Việt Nam làm việc trong nghiệp đoàn nhưng có lẽ tôi là người đầu tiên được bầu làm chủ tịch Ban Điều Hành của một Nghiệp Đoàn tại Úc.
Thanh Trúc: Xin ông cho biết thể thức bầu cử người chủ tịch Ban Điều Hành của một Nghiệp Đoàn ở tiểu bang như thế nào?
Ông Nguyễn Đình Hùng: Theo hệ thống của nghiệp đoàn ở đây là phải có một liên danh và liên danh đó ra ứng cử theo đúng luật của nước Úc vì ứng cử và bầu cử phải có sự giám sát của chính phủ. Tôn chỉ của liên danh chúng tôi là bảo đảm sự điều hành của nghiệp đoàn là sự quản trị đúng đắn theo đúng điều luật chính phủ Úc cũng như những điều lệ của nghiệp đoàn, bảo đảm tài chánh phải được thực hiện đúng luật, đem lại những dịch vụ giúp đỡ và tranh đấu cho những quyền lợi của công nhân trong ngành May Mặc, Giày Dép Và Tơ Sợi.
Thanh Trúc: Thưa ông phải chăng nghề may mặc đã từng và đang là một nghề quen thuộc đối với người Việt đến định cư tại Australia nói chung cũng như New South Wales nói riêng
Ông Nguyễn Đình Hùng: Ngành may mặc ở nước Úc này rất quan trọng đặc biệt đối với người Việt chúng ta. Hầu hết đồng hương đến Úc, đa số là phụ nữ, chưa rành tiếng Anh và hoàn cảnh con nhỏ hay vì phương tiện đi lại không được nhiều. Ngành may mặc lại rất dễ làm, dễ vào, dễ thực hiện bằng cách lấy hàng về nhà may, nó đáp ứng đúng nhu cầu là thời gian du di nếu làm được nhiều. Vì vậy rất đông phụ nữ Việt Nam làm trong ngành may này.
Và ngành may này nói chung không phải chỉ cộng đồng Việt Nam mà các cộng đồng di dân khác có công an việc làm khi mới đến.
Tôn chỉ của liên danh chúng tôi là bảo đảm sự điều hành của nghiệp đoàn là sự quản trị đúng đắn theo đúng điều luật chính phủ Úc cũng như những điều lệ của nghiệp đoàn, bảo đảm tài chánh phải được thực hiện đúng luật, đem lại những dịch vụ giúp đỡ và tranh đấu cho những quyền lợi của công nhân trong ngành May Mặc, Giày Dép Và Tơ SợiÔng Nguyễn Đình Hùng
Thanh Trúc: Thế thì với quá trình hơn 20 năm phục vụ trong Nghiệp Đoàn May Mặc, Tơ Sợi Và Giày Dép ở Bang New South Wales cho tới khi được bàu làm chủ tịch nghiệp đoàn này, ông đã làm được những gì để giúp đồng hương Việt Nam?
Ông Nguyễn Đình Hùng: Trong thời gian năm 1980 lúc đó luật lệ cho những người may mặc tại nhà chưa được rõ ràng lắm, họ không được hưởng quyền lợi theo đúng luật của công nhân may trong hãng. Rất nhiều người may tại nhà đã bị quỵt tiền bởi vì chủ nhân không liên lạc không cho biết hãng của họ là ở đâu, và những người khi bị giựt tiền như vậy thì không biết đi đâu để để đòi lại.
Nhiều người may tại nhà thì cũng rất sợ lên tiếng vì sợ mất công ăn việc làm. Lúc đó, bắt đầu thời gian 1994, tôi được vào Nghiệp Đoàn để bắt đầu chiến dịch tranh đấu cho những người may tại nhà, tranh đấu cho chính phủ Úc thay đổi những đạo luật để giúp đỡ, để bảo đàm cho những người may tại nhà được hưởng những quyền lợi giống như công nhân may tại hãng, đồng thời khuyến khích, đặc biệt là đồng hương Việt Nam may tại nhà, có tiếng nói cũng như mạnh dạn đứng lên đòi hỏi quyền lợi của mình.
Cho đến giờ thì những người may tại nhà đã có những quyền lợi rõ ràng và được qui định như người trong hãng. Thí dụ may bao nhiêu phải được lãnh lương bằng ngang với người trong hãng, được qui chế nghĩ phép thường niên, thâm niên . Khi bị thương tật thì cũng được chủ hãng mua bảo hiểm cho họ. Người may tại nhà không những phụ nữ Việt Nam không mà cộng đồng sắc tộc khác cũng rất mạnh dạn, thường xuyên lên tiếng đòi hỏi chính phủ phải ra những đạo luật để quyền lợi của họ càng ngày càng được cải thiện hơn.
Bắt đầu thời gian 1994, tôi được vào Nghiệp Đoàn để bắt đầu chiến dịch tranh đấu cho những người may tại nhà, tranh đấu cho chính phủ Úc thay đổi những đạo luật để giúp đỡ, để bảo đàm cho những người may tại nhà được hưởng những quyền lợi giống như công nhân may tại hãngÔng Nguyễn Đình Hùng
Thanh Trúc: Xin phép được hỏi thêm cho rõ là khi đề cập đến những người Việt chuyên lãnh hàng may mặc về gia công tại nhà thì họ có phải là công nhân trực tiếp của một hãng xưởng hay không, họ lãnh tiền mặt hay ngân phiếu và nhất là họ có đóng thuế hay không để gọi là được bảo vệ quyền lợi lao động như ông vừa trình bày?
Ông Nguyễn Đình Hùng: Theo luật trong ngành may hiện thời, chủ hãng muốn đưa hàng cho công nhân may tại nhà thì phải đăng ký một danh sách những người may tại nhà như là công nhân trong hãng, phải gởi danh sách đó lên cho nghiệp đoàn, đồng thời phải gởi lên Ủy Ban Lao Động. Đạo luật thứ hai là phải ghi tên những người công nhân may tại nhà đó vào sổ lương và phải đăng ký lấy số thuê cho người công nhân đó.
Nếu chủ nhân không làm những việc đó là họ vi phạm luật lao động của nước Úc. Người công nhân may tại nhà đồng thời cũng có bổn phận phải khai thuế lợi tức hàng năm của mình. Đó là trách nhiệm của người công nhân may tại nhà. Nếu không làm như vậy mà tiếp tục lãnh hàng về, lấy tiền mặt và không khai thuế thì chủ nhân phải có trách nhiệm.
Thanh Trúc: Ông cũng là một nhà hoạt động trong tổ chức Lao Động Việt chuyên bảo vệ quyền lợi cho công nhân ở trong nước và lao động Việt đi sang nước ngoài. Ông nghĩ Việt Nam cần thiết phải có những nghiệp đoàn hay công đoàn độc lập như Nghiệp Đoàn May Mặc, Tơ Sợi Và Giày Dép mà ông đang điều hành ở New South Wales này không?
Ông Nguyễn Đình Hùng: Nghiệp đoàn của Úc và nghiệp đoàn của Việt Nam hoàn toàn khác nhau. Nghiệp đoàn bên Úc là nghiệp đoàn độc lập do công nhân bầu ra và điều hành, đem lại những dịch vụ bảo vệ cho công nhân trong ngành. Nghiệp đoàn ở Việt Nam thì không độc lập mà do sự chỉ định của nhà nước, không đứng về phía công nhân.
Trong thời gian qua có một thuận lợi tôi cũng là phó chủ tịch của Lao Động Việt cho nên trong thời gian qua chúng tôi tranh đấu cho Việt Nam có một nghiệp đoàn độc lập. Hiện Lao Động Việt đang tranh đấu sự ủng hộ của Nghiệp Đoàn Quốc Tế để đòi hỏi Việt Nam, nếu muốn vào TPP, thì phải công nhận quyền thành lập nghiệp đoàn độc lập. Nếu không có nghiệp đoàn độc lập tại Việt Nam thì công nhân hoàn toàn không có sự bảo vệ, không có tiếng nói cho những quyền lợi của mình.
Nghiệp đoàn của Úc và nghiệp đoàn của Việt Nam hoàn toàn khác nhau. Nghiệp đoàn bên Úc là nghiệp đoàn độc lập do công nhân bầu ra và điều hành, đem lại những dịch vụ bảo vệ cho công nhân trong ngành. Nghiệp đoàn ở Việt Nam thì không độc lập mà do sự chỉ định của nhà nước, không đứng về phía công nhânÔng Nguyễn Đình Hùng
Thanh Trúc: Việt Nam cũng đã xuất khẩu lao động sang các nước, Lao Động Việt ở Australia đã làm gì để giúp đỡ cũng như bảo vệ quyền lợi cho họ khi họ chẳng may gặp trường hợp bị chủ sử dụng bản xứ ngược đãi hoặc bóc lột chẳng hạn?
Ông Nguyễn Đình Hùng: Một thí dụ cụ thể là năm 2008 có sự cầu cứu của công nhân may quần áo thể thao hiệu Nike bên Malaysia. Khi Lao Động Việt qua bên đó cùng với phóng viên đài truyền hình số 7 của Úc đã quay và phòng vấn những công nhân ở đó thì mới biết cả 400 công nhân ăn ở trong một nơi gọi là kho hàng, phải nằm trên đất vì không có giường. Bốn trăm người đều chung như vậy hết.
Chúng tôi đưa vấn đề lên công ty Nike bên Mỹ, sau đó đài truyền hình số 7 cũng đưa lên, thì họ phải buộc chủ nhân bên Malaysia thay đổi bằng cách đưa hết 400 người đó vào những căn hộ với điều kiện ăn ở căn bản, đồng thời trả lại cho họ 2.000 đô la đã lấy của họ từ Việt Nam trước khi đi qua lao động tại Malaysia. Thứ ba nữa là trả lương theo mức lương qui định cũng như có những bảo hiểm sức khỏe đàng hoàng cho hơn hai ngàn công nhân làm việc cho hãng Nike tại Malaysia.
Đồng thời, nhiều ngàn công nhân đình công tại Việt Nam thì Lao Động Việt đã có người đến giúp đỡ cho họ, cũng như can thiệp với những công ty chính ở nước ngoài hợp đồng sản xuất tại Việt Nam. Những trường hợp như vậy thì Lao Động Việt cũng giúp rất nhiều.
Xin cảm ơn ông Nguyễn Đình Hùng, một lần nữa xin chúc mừng ông trong chức vụ tân chủ tịch Nghiệp Đoàn May Mặc, Tơ Sợi Và Giày Dép của tiểu bang New South Wales, Australia.
No comments:
Post a Comment