Chiến tranh Thế giới lần 2 (1939-45)
VietnamDefence - Chiến tranh lớn nhất trong lịch sử nhân loại từ trước tới nay, do phát xít Đức, Ý (Italia) và quân phiệt Nhật phát động nhằm xâm lược, phân chia lại thế giới; diễn ra hầu hết ccác châu lục, đại dương, liên quân đến 72 nước với 1,7 tỉ người, 110 triệu quân tham chiến.
Năm 1936, trục phát xít hình thành với liên minh Đức-Ý, sau có thêm Nhật (xem hiệp ước Berlin, 1940); trước chiến tranh đã tiến hành một số cuộc xâm lược: Đức thôn tính Áo (3.1938), chiếm Tiệp Khắc với sự thoả hiệp của Anh, Pháp (xem hiệp nghị Munich, 1938); Ý xâm lược Ethiopia (1936), Albania (4.1939); Nhật xâm chiếm Trung Quốc [TQ] (xem vụ Lư Câu Kiều, 7.7.1937).
Ngày 1.9.1939, mở đầu chiến tranh Thế giới lần 2, Đức tiến công xâm lược Ba Lan (xem chiến tranh Đức-Ba Lan,1939), tiếp đó chiếm Đan Mạch, Na Uy (xem chiến dịch Na Uy, 9.4-10.6.1940), Hà Lan, Bỉ (5.1940), tiến vào Pháp, buộc chính phủ Pháp phải đầu hàng (xem chiến cục Pháp, 10.5-24.6.1940); biến Hungari, Rumani, Bungari thành các nước phụ thuộc, tiếp tay cho Đức; dùng không quân, hải quân đánh phá nước Anh (xem chiến dịch oanh tạc nước Anh, 8.1940-5.1941).
Trong khi đó, Ý tiến công Hy Lạp (10.1940), nhưng bị đẩy lùi; sau được Đức hỗ trợ đã đánh chiếm Nam Tư, Hy Lạp (xem chiến cục Bancăng, 6-29.4.1941). Ở Bắc Phi, liên quân Đức-Ý đuổi quân Anh khỏi Lybia, nhưng phải dừng lại ở cửa ngõ Ai Cập.
Chiếm xong 16 nước châu Âu, tháng 6.1941, Đức tập trung lực lượng lớn tiến công Liên Xô (LX) bằng kế hoạch Barbarossa, mở đầu chiến tranh Xô-Đức (1941-45), chiếm Litva, Estonia, phần lớn Belorussia, Ucraina, bao vây Leningrad…, nhưng bị chặn lại và đẩy lùi ở Tây Moskva (xem chiến dịch Moskva, 30.9.1941-20.4.1942).
Đến đây chiến lược "chiến tranh chớp nhoáng" của Đức về cơ bản đã thất bại.
Ngày 1.9.1939, mở đầu chiến tranh Thế giới lần 2, Đức tiến công xâm lược Ba Lan (xem chiến tranh Đức-Ba Lan,1939), tiếp đó chiếm Đan Mạch, Na Uy (xem chiến dịch Na Uy, 9.4-10.6.1940), Hà Lan, Bỉ (5.1940), tiến vào Pháp, buộc chính phủ Pháp phải đầu hàng (xem chiến cục Pháp, 10.5-24.6.1940); biến Hungari, Rumani, Bungari thành các nước phụ thuộc, tiếp tay cho Đức; dùng không quân, hải quân đánh phá nước Anh (xem chiến dịch oanh tạc nước Anh, 8.1940-5.1941).
Trong khi đó, Ý tiến công Hy Lạp (10.1940), nhưng bị đẩy lùi; sau được Đức hỗ trợ đã đánh chiếm Nam Tư, Hy Lạp (xem chiến cục Bancăng, 6-29.4.1941). Ở Bắc Phi, liên quân Đức-Ý đuổi quân Anh khỏi Lybia, nhưng phải dừng lại ở cửa ngõ Ai Cập.
Chiếm xong 16 nước châu Âu, tháng 6.1941, Đức tập trung lực lượng lớn tiến công Liên Xô (LX) bằng kế hoạch Barbarossa, mở đầu chiến tranh Xô-Đức (1941-45), chiếm Litva, Estonia, phần lớn Belorussia, Ucraina, bao vây Leningrad…, nhưng bị chặn lại và đẩy lùi ở Tây Moskva (xem chiến dịch Moskva, 30.9.1941-20.4.1942).
Đến đây chiến lược "chiến tranh chớp nhoáng" của Đức về cơ bản đã thất bại.
Tháng 1.1942, Đồng minh chống phát xít (nòng cốt là LX, Mỹ, Anh) chính thức thành lập; phong trào kháng chiến ở các nước bị chiếm đóng phát triển mạnh.
Từ giữa 1942 ở châu Âu và Bắc Phi, QĐ phát xít mất dần quyền chủ động tiến công, phải lui về phòng ngự chiến lược.
LX chuyển sang phản công-tiến công (xem chiến dịch Stalingrad, 17.7.1942-2.2.1943; chiến dịch Kursk, 4.7-23.8.1943).
Quân Anh-Mỹ đánh đuổi quân Đức-Ý khỏi Bắc Phi (xem chiến dịch Bắc Phi, 23.10-4.11.1942; chiến dịch El Alamein, 10-11.1942; chiến dịch Tunisia, 3-5.1943); chiếm đảo Cicilia, làm bàn đạp tiến công vào đất Ý (xem chiến dịch Cicilia, 10.7-17.8.1943; chiến dịch Nam Ý, 3.9-6.10.1943); chế độ phát xít Ý sụp đổ va đầu hàng (9.1943).
Từ giữa 1944, bằng một loạt chiến dịch tiến công quy mô lớn, LX giải phóng toàn bộ lãnh thổ (xem chiến dịch Iasơ-Kisinhev, 20-29.8.1944; chiến dịch Belorussia, 23.6-29.8.1944). Thực hiện quyết định của hội nghị Têhêran (28.11-1.12.1943), Đồng minh mở mặt trận thứ hai ở châu Âu, quân Anh, Mỹ, Canada, Pháp đổ bộ vào Tây Bắc và Nam Pháp (chiến dịch Normandy, 6.6-24-7.1944; chiến dịch Nam Pháp, 5.8-3.9.1944), cùng lực lượng kháng chiến các nước sở tại giải phóng Bỉ (9.1944), Pháp, Hà Lan, Hy Lạp (11.1944), chiếm miền Tây nước Đức.
|
Thống chế Wilhelm Keitel ký văn kiện
đầu hàng Đồng minh không điều kiện của nước Đức phát xít - ngày 8.5.1945 |
Ở châu Á, Mỹ đánh chiếm một số đảo ở Thái Bình Dương, Nam Philippines (xem chiến dịch Aleut, 12.5-16.8.1943; chiến dịch Philippines, 20.10.1944-5.7.1945; chiến dịch Okinawa, 25.3-21.6.1945); ngày 6 và 9.8.1945 ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật làm hơn 200.000 người bị chết và bị thương.
Anh chiếm lại Myanmar, Indonesia (10.1944). Phối hợp quân Đồng minh, các lực lượng cách mạng, yêu nước ở TQ, VN và nhiều nước Đông Nam Á đẩy mạnh kháng chiến chống Nhật.
Từ 9.8.1945 QĐ LX cùng QĐND CM Mông Cổ và LLVT cách mạng TQ, Triều Tiên tiến công đập tan đạo quân Quan Đông tinh nhuệ nhất của Nhật, giải phóng vùng Đông Bắc TQ, Bắc Triều Tiên, Nam Sakhalin, quần đảo Kuril, góp phần quyết định buộc Nhật đầu hàng không điều kiện.
Ngoại trưởng Nhật Shigemitsu ký văn kiện đầu hàng Đồng minh của Nhật Bản -
ngày 2.9.1945 trên chiến hạm USS Missouri |
- Nguồn: TĐBKQS / Trung tâm TĐBKQS - BQP.-H.: QĐND, 2004.
No comments:
Post a Comment