Thursday, July 30, 2015

5 dự án kỹ thuật của Trung Quốc khiến người khác phải nhíu mày hoài nghi


5 dự án kỹ thuật của Trung Quốc khiến người khác phải nhíu mày hoài nghi

Solar panels on the International Space Station. China wants to build space solar collectors many times larger that would send energy back to the ground by laser or microwave (NASA).
Các tấm pin mặt trời trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Trung Quốc muốn xây dựng các tấm collector thu năng lượng mặt trời ngoài không gian với kích cỡ lớn hơn rất nhiều lần và sẽ gửi năng lượng trở lại mặt đất bằng tia laser hoặc vi sóng (NASA).
Chính quyền Trung Quốc dường như đánh giá cao và sẵn sàng tài trợ cho các dự án kỹ thuật đầy tham vọng và tạo được tiếng vang rộng rãi trong nhân dân. Mục tiêu: vinh danh đất nước Trung Quốc bằng các thành tựu phá mọi kỷ lục. Tuy nhiên phần lớn các dự án này chỉ đơn giản là ngông cuồng phi lý. Nhiều người Trung Quốc cho rằng tốt hơn là nhà nước nên tập trung vào các vấn đề hiện tại như khoảng cách giàu nghèo, hay vẫn nạn ô nhiễm lan tràn tại các thành phố của Trung Quốc.
Dưới đây là một số dự án kỳ lạ mà Trung Quốc đã khởi động trong những năm gần đây. Chúng ta hãy chờ xem kết quả thực hiện như thế nào, hay những dự án này chỉ là một phần trong công tác tuyên truyền giống với Đông Âu trong thời gian chạy đua vũ trang thời Chiến tranh Lạnh.

Tàu ngầm siêu âm

(Snaprender/iStock)
Vào tháng 4 năm 2014, các nguồn tin trong quân đội Trung Quốc thông báo rằng họ đang phát triển một tàu ngầm có khả năng di chuyển 9.817 km/h  (6.1000 mph, tốc độ mph có vẻ không chính xác, nhưng một nguồn khác cho biết tốc độ trung bình là 5.800km/h), có nghĩa là nó có khả năng di chuyển giữa Thượng Hải tới San Francisco chỉ trong 100 phút. Công nghệ mà cho phép các thiết bị đạt được tốc độ như vậy là công nghệ siêu khí xâm thực  (supercavitation), có nghĩa là dùng đến sự bốc hơi của nước ở xung quanh tàu khi chuyển động, với mục đích để tạo ra các bong bóng hơi nước làm giảm lực ma sát giữa tàu và không gian xung quanh.

Quảng cáo

Nhưng nhiều người không lạc quan lắm về điều này. Nhà vật lý học và chuyên gia về vũ khí hải quân Norman Friedman thuộc Viện Hải quân Mỹ (NICU) nghi ngờ việc chế tạo một con tàu như vậy. Để so sánh,  ngư lôi siêu âm nổi tiếng Chkval, chỉ đạt đến một tốc độ khoảng 370km/h (230 mph) và chỉ đáp ứng được một khoảng cách ngắn do hạn chế về cấu trúc. Ngoài ra, điều hướng tàu ngầm siêu âm supercavitation sẽ là bất khả thi, vì bánh lái sẽ cần phải đâm xuyên qua các bong bóng hơi này.
Tóm lại, trong một tương lai gần không thể có cuộc du hành Mỹ – Trung Quốc trong vòng chưa đầy hai tiếng đồng hồ.

Một con nhện máy quân sự khổng lồ

(cjdby.net qua Hongjian tại Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)
Năm ngoái, các nhà sản xuất vũ khí Trung Quốc đã thảo luận với quân đội Trung Quốc về một con nhện robot khổng lồ, được gọi là “cua walker”. Con nhện xe tăng này dài 5,49m (18 chân) và được trang bị một khẩu pháo 30mm. Nó sẽ di chuyển trên 11 cái chân, trong đó 8 chân chính ở hai bên, hai chân phụ ở phía sau cho phép nó ổn định khi ở vị trí bắn, và một chiếc chân phụ ở mặt trước của thiết bị. Không giống như những chiếc xe tăng bình thường, nó  có thể di chuyển trên địa hình đồi núi. Chính quyền Trung Quốc đang nghiêm túc xem xét để hoàn thành dự án này, và các kỹ sư Đại học Công nghệ Nam Kinh đã vừa công bố một số báo cáo khả thi của mô hình này.

Một khách sạn hình cây vợt bóng bàn

(Chụp màn hình qua ifeng.com)
Trong sự bùng nổ của sáng tạo, Thành phố Hoài Nam đã đầu tư 290 triệu đô la (1,8 tỷ nhân dân tệ, hay 265 triệu euro) để xây dựng một tổ hợp thể thao Olympic thật sự với các tòa nhà hình cây vợt bóng bàn, hình quả bóng Mỹ, bóng đá, bóng chuyền và bóng rổ. Cây vợt bóng bàn sẽ là một khách sạn, quả bóng Mỹ là một sân vận động, quả bóng đá sẽ là một phòng tập thể dục công cộng, bóng chuyền là một hồ bơi và một trung tâm lặn biển, và cuối cùng quả bóng rổ là một trung tâm thể thao.
(Chụp màn hình qua ifeng.com)
Theo “China Daily“, tờ báo do nhà nước kiểm soát, khách sạn “Bóng bàn” gồm các phòng hình tròn để mô phỏng cấu tạo của một cây vợt bóng bàn, và tay cầm của vợt sẽ là một đài quan sát.
(Chụp màn hình qua ifeng.com)
(Chụp màn hình qua ifeng.com)
(Chụp màn hình qua ifeng.com)
(Chụp màn hình qua ifeng.com)

Đường sắt từ Trung Quốc tới Mỹ

Trong hình là một tàu cao tốc hiện chạy trên tuyến đường sắt tốc độ cao nhất thế giới giữa Bắc Kinh và Quảng Châu. (STR / AFP / Getty Images)
Trong tháng 5 năm 2009, phương tiện truyền thông nhà nước đã nói về một dự án tàu cao tốc nối Trung Quốc tới Mỹ, băng qua Nga, Alaska và cuối cùng tới Canada. Với quãng đường dài 12.800 km (8.000 dặm) chỉ đi trong chưa đầy hai ngày.
Những người hoài nghi chỉ ra những trở ngại kỹ thuật trong việc xây dựng một đường hầm dưới biển giữa Nga và Alaska, cũng như chi phí tài chính đáng kể. Đặc biệt tàu này sẽ khó có thể cạnh tranh với máy bay, khi bay quãng đường đó chỉ trong vài giờ.

Một laser trong quỹ đạo để chống ô nhiễm

Tấm pin mặt trời trên Trạm vũ trụ quốc tế. Trung Quốc muốn xây dựng không gian thu năng lượng mặt trời lớn hơn rất nhiều lần và sẽ gửi năng lượng trở lại mặt đất bằng tia laser hoặc vi sóng (NASA).
Ý tưởng mới của các kỹ sư Trung Quốc: lắp đặt các tấm năng lượng mặt trời trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Việc xây dựng các mô hình như vậy nhằm chuyển năng lượng tích lũy được tới trái đất bằng laser hoặc vi sóng (NASA).
Cuối tháng ba, phương tiện truyền thông nhà nước Tân Hoa Xã cho biết các nhà khoa học Trung Quốc đang bận rộn với việc thiết kế một nhà máy điện năng lượng mặt trời với chi phí ước tính là 915 tỷ euro. Mặc dù các nhà chức trách Trung Quốc nói đây như là một nhà máy điện, nhưng một số nhà phân tích bày tỏ lo ngại khi nó có thể được sử dụng như một vũ khí.Tân Hoa Xã đã mô tả nhà máy năng lượng mặt trời này được “trang bị các tấm năng lượng mặt trời khổng lồ” có thể “làm tan các đám mây ô nhiễm, loại bỏ các khí nhà kính, và giúp giải quyết khủng hoảng năng lượng”.
Thiết kế các tấm năng lượng như vậy dựa trên lập luận rằng chúng sẽ nhận được ánh sáng mặt trời liên tục, không giống như các tấm pin mặt trời trên mặt đất. Nhưng các kỹ sư sẽ phải xem xét việc tạo ra các tấm năng lượng mặt trời mỏng hơn so với những cái hiện có, và hiện nay, Trung Quốc vẫn chưa có công nghệ cho phép tải năng lượng về trái đất có hiệu quả, dưới dạng vi sóng hoặc laser.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

No comments:

Post a Comment