Ảnh: Internet
Khi tôi đưa cho bạn bè tôi “9 bài bình luận về Đảng Cộng sản” (Cửu Bình), họ đều nói: các bạn đang làm chính trị. Dường như chính trị trở thành chất độc nguy hại. Cho nên kết hợp lại những tiêu điểm xảy ra trong giới truyền thông tại Trung Quốc, tôi muốn đàm luận một chút về thế nào là chính trị, chính trị tồn tại vì cái gì?

1. Sự kiện “Lợn chết trôi sông” và chính trị

Trước đây, từng có khoảng hơn 10.000 con lợn chết trôi xuôi theo dòng sông Hoàng Phố, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn nước uống của người dân Thượng Hải. Lúc này các “chuyên gia” đã phát biểu: hơn 10.000 con lợn trên sông Hoàng Phố giống như vài con nhặng xuất hiện trong bể bơi, nhìn thì thấy ghê rợn nhưng không hề nguy hiểm.
Lúc này nếu bạn tin vào chính phủ, không chú ý mà tiếp tục mở vòi nước, uống nước sông, vậy là bạn không làm chính trị. Nếu bạn không tin những gì chính phủ và các chuyên gia nói, tự mình đi mua nước sạch, lúc này trong tư tưởng của bạn đã tồn tại mầm mống nghi ngờ chính phủ, thuộc về phần tử có tư tưởng nguy hiểm, chỉ là chưa thể hiện bằng hành động mà thôi. Nếu bạn tỏ ra vô cùng phẫn nộ với chính phủ, chỉ trích chính phủ không làm tròn chức trách, bạn đã bắt đầu làm chính trị rồi; thêm nữa, nếu bạn tin theo kiến nghị của một chuyên gia mà đi dạo trên sông Hoàng Phố và tỏ ra bất mãn, vậy thì không những bạn đã tham gia chính trị mà còn bị tình nghi là có liên quan đến “hội họp phi pháp” và có thể bị bắt giữ bất cứ lúc nào.
Chắc chắn bạn sẽ nói, tôi không muốn tham dự chính trị, tôi chỉ muốn uống nước sạch, được sinh hoạt an toàn, yêu cầu chính phủ nên quản lý như thế nào. Nhưng đấy là chính trị, chỉ cần bạn có ý kiến về các sự việc công chúng trong xã hội, thế tức là đang làm chính trị. Ngay như Ngài Tôn Trung Sơn cũng đã nói: “Cái gọi là chính trị, đều là chuyện của công chúng.”
Quảng cáo

2. Chính trị và sinh mệnh

Sau vụ lợn chết trôi sông, dịch cúm gia cầm ập đến, tỷ lệ tử vong rất cao, vượt xa dịch SARS cùng năm đó. Chính quyền thành phố Thượng Hải đều đều báo cáo mỗi ngày tăng thêm hai ba trường hợp, tỉnh Hồ Bắc có một người cao tuổi chết vì viêm phổi, người nhà yêu cầu xét nghiệm cúm gia cầm liền bị từ chối.
Vậy thì, dịch cúm gia cầm và lợn chết trôi sông có quan hệ gì không, thịt lợn có thể ăn được không, dịch cúm gia cầm tới như thế nào, chính phủ có che đậy trận dịch này giống như dịch SARS không – nếu thật quan tâm đến những vấn đề này, vậy là bạn lại đề cập đến chính trị rồi. Vì những vấn đề này liên quan trực tiếp đến chức trách của chính phủ và các ban ngành chức năng.
Khi dịch SARS năm đó ập tới, Bộ trưởng An toàn Vệ sinh lúc đó là ông Trương Văn Khang đảm bảo nghiêm túc rằng công tác, sinh hoạt và du lịch tại Trung Quốc đều rất an toàn. Lúc đó nếu bạn của bạn tại các cơ quan ban ngành y tế ngấm ngầm báo cho bạn biết mức độ nghiêm trọng của dịch SARS vượt xa so với con số mà chính phủ công khai, thì anh ấy chính là đang “tuyên truyền thông tin nguy hại đến an toàn của công chúng”. Nhưng thực sự là anh ấy làm vậy chỉ là vì an toàn tính mệnh của bạn.
Rốt cuộc chính trị chịu trách nhiệm về sinh mệnh của chúng ta, hay chúng ta phải dùng sinh mệnh để chịu trách nhiệm cho chính trị?

3. Chúng ta có quyền chính trị hay không?

Cửu Bình, cuốn sách miêu tả chân thực và sâu sắc bản chất của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tổ chức quyền lực đang là cội nguồn của mọi sự tha hóa và biến chất trên vùng đất từng tồn tại nền văn hóa huy hoàng 5000 năm (Ảnh: Internet)
Những người đã từng xem qua bản phán quyết hình sự của Tòa án Trung Quốc, có thể sẽ lưu ý đến câu nói rằng: phán quyết dựa trên cơ sở hình phạt nào đó tước đoạt quyền chính trị của ai đó vài năm, như vậy tức là ngay từ khi sinh ra chúng ta đã có quyền chính trị, không được phép tước bỏ khi chưa có phán quyết của tòa.
Chương hai Hiến Pháp Trung Quốc có quy định quyền lợi chính trị của nhân dân Trung Quốc gồm: quyền tuyển cử, quyền được đề cử, quyền sáng tác, quyền hội họp, du lịch, mít tinh, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, quyền không bị bắt giữ trái phép v.v. Hiển nhiên, chính trị tại Trung Quốc căn bản không phải là tội danh, nếu không sao lại có đại biểu hội đồng nhân dân chuyên làm chính trị? (Mặc dù đây thực chất là một phiên bản khác đại biểu cho Đảng).
Trong “Bản công ước quốc tế về quyền công dân và quyền lợi chính trị” của Liên Hợp Quốc ban hành năm 1966 quy định: mỗi nước tham gia ký kết bản công ước này đều phải thực hiện, tôn trọng và đảm bảo tất cả mọi quyền lợi cá nhân được bản công ước này thừa nhận, trong địa phận lãnh thổ và phạm vi chịu sự cai quản của nước đó; không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị hoặc các kiến giải khác, quốc tịch và xuất thân xã hội, tài sản, nơi sinh hoặc thân phận khác. Mặc dù chính quyền Trung Cộng chưa phê chuẩn bản công ước này, nguyên nhân không chỉ là nhằm giữ nguyên luật tử hình, mà là ĐCSTQ không dám công khai ngang nhiên phủ nhận quyền công dân và quyền chính trị vốn có ngay khi con người cất tiếng khóc chào đời.
Con người thiết lập chính phủ và cơ cấu quản lý là nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi cá nhân, bộ máy chính trị vận hành tốt là để nhà cầm quyền phục vụ con người, chính trị không thể quay ngược trở lại khống chế con người, càng không thể trở thành công cụ để Trung Cộng tàn hại nhân loại.

4. Chính trị của Trung Cộng là gì?

Vào tháng 6 năm 2002, một “tàng tự thạch” (tảng đá mang chữ) có niên đại 200 triệu năm tuổi đã được phát hiện tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Một vết nứt vỡ được hình thành từ 500 năm trước đây trên tảng cự thạch đã để lộ ra 6 chữ Trung Quốc, khắc nổi trên mặt đá như thể được viết bằng bút lông, “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong ” (nghĩa là “Đảng Cộng sản Trung Quốc diệt vong ”). Riêng chữ “ vong” trông đặc biệt lớn. Các phương tiện truyền thông chính thức tại Trung Quốc đại lục đều tường thuật tin này, nhưng họ giấu nhẹm chữ “vong ” đi và chỉ đề cập rằng trên đó viết “Trung Quốc Cộng sản Đảng”. Tuy nhiên chữ “ vong ” có thể thấy rõ ràng trên ảnh của tờ Nhân dân Nhật báo và mạng Tân Hoa Xã (Ảnh: Minh Huệ)
Trong 60 năm Trung Cộng khống chế Trung Quốc, chính trị trở thành quái vật khiến con người khi nhắc đến nó thì mặt phải biến sắc, không quan tâm chính trị là tư tưởng lạc hậu, tham dự chính trị là có mục đích không thể nói cho người khác biết. Vậy, cái gì mới là chính trị của Trung Cộng? Chính là Trung Cộng đối với từng người dân Trung Quốc, từ Tổng bí thư đến những người công nhân thất nghiệp, khống chế tuyệt đối từ hành vi đến tư tưởng của mỗi người, khống chế ở chỗ sử dụng thuyết vô thần để phỉ báng Thần Phật, thuyết đấu tranh để đấu với trời, đấu với đất, thuyết duy vật bóp chết tư tưởng tự do (kỳ thực ngay từ Cách mạng Đại nhảy vọt đến công trình Hiến Lễ, ĐCSTQ đều duy tâm cực đoan); chính là lợi ích cực đoan mà tập đoàn nòng cốt của Trung Cộng dùng để bưng bít nhân dân, là công cụ để Trung Cộng tàn hại nhân tính, đầu độc dân chúng.
Đảng muốn giết người, ai không tham dự chính là làm chính trị, đảng muốn rửa oan cho người, ai phản đối là làm chính trị. Vì chính trị mà che đậy dịch SARS, vì chính trị mà để con trẻ uống sữa bột nhiễm độc suốt một tháng, vì chính trị có thể mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn sống bán với giá cao, vì chính trị có thể khiến trại lao động cưỡng bức trở thành địa ngục trần gian.
Đến nay vài vị thường ủy trong Bộ chính trị Trung Cộng đức cao vọng trọng, chẳng phải cũng hứng chịu đủ những bức hại của chính trị đó sao? Những thanh niên tri thức mà phải lên vùng núi xuống nông thôn, chẳng phải là bị đi đày, là chính trị biến dị hay sao? Thậm chí Bạc Hy Lai, Vương Lập Quân cũng chẳng phải chỉ là vật hy sinh cho chính trị hay sao? Chính trị của Trung Cộng hủy diệt nhân tính của họ, khiến họ gặp phải kiếp nạn ngục tù như ngày hôm nay.
Chính trị của Trung Cộng đã tàn hại tám mươi triệu sinh mệnh, chỉ trong chớp mắt mà hủy đi 5.000 năm văn minh lịch sử huy hoàng. Đến nay, dưới sự thống trị của Trung Cộng, văn hóa lễ nghĩa của Trung Quốc đều bị băng hoại, không tội ác nào không xuất hiện, môi trường thiên nhiên bị tận diệt, nhân tâm tiêu tán! Với thứ chính trị như thế này đương nhiên phải phản đối, hơn nữa còn phải diệt trừ khỏi văn minh nhân loại.

5. Pháp Luân Công không “làm chính trị”

Cái gọi là “làm chính trị” mà mọi người nói kỳ thực ra là tà đảng Trung Cộng mượn thủ đoạn chính trị để thực hiện những thứ độc ác vì lợi ích cá nhân hay của một tập đoàn nhỏ, mà làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Nhưng ai cũng tôn sùng nền chính trị mà Ngài Tôn Trung Sơn lập nên cho nhà nước dân quốc sau khi lật đổ triều Mãn Thanh. Cho nên chính trị, vốn dĩ không sai, quan trọng là ai lợi dụng chính trị nhằm mục đích gì.
Học viên Pháp Luân Công yêu cầu được tự do tu luyện Pháp Luân Công theo quyền tự do tín ngưỡng mà Hiến pháp ban cho con người, truyền bá giá trị quan “Chân – Thiện – Nhẫn” của Pháp Luân Công, truyền bá Biểu diễn Thần Vận hồng truyền văn hóa thần truyền Trung Hoa, và nhờ các luật sư biện hộ cho các học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ phi pháp. Đây là quyền công dân về sinh mệnh, quyền tự do, quyền không bị đói khát, thiếu thốn, quyền miễn cực hình, quyền không phải lo sợ mà thiên thượng, pháp luật và công ước của liên hợp quốc ban tặng, quyền làm một người tốt tuân theo “Chân – Thiện – Nhẫn”, quyền tìm lại văn hóa dân tộc đã bị Trung Cộng hủy hoại, những quyền đó không gì có thể xâm hại được.
Vậy thì cuộc bức hại của ĐCSTQ với các học viên Pháp Luân Công, việc phân phát “Cửu Bình”, khuyên tam thoái có phải làm chính trị hay không? Những người quen biết các học viên Pháp Luân Công đều biết, các học viên Pháp Luân Công trước nay không hề chủ trương thành lập một chính quyền nào đó tại Trung Quốc, trước nay không hề có bất kỳ cương lĩnh chính trị nào, cũng không hề kêu gọi dùng bạo lực lật đổ Trung Cộng; mà chỉ yêu cầu chấm dứt bức hại Pháp Luân Công và các học viên Pháp Luân Công, trừng phạt nghiêm khắc những hung thủ bức hại các học viên. Vấn đề bản chất rất quan trọng là quyền sinh tồn, quyền an toàn tính mệnh, chứ không phải tranh đoạt chính quyền.
Từ hồi thứ 36-40 trong “Tây Du Ký” có ghi chép lại một câu chuyện như sau: Thầy trò Đường Tăng trên đường kinh qua nước Ô Kê biết được quốc vương nước đó bị yêu quái hại chết, Đường Tăng đã đuổi tên quốc vương giả do con yêu quái hóa thành, cứu được sinh mệnh của vị quốc vương thật, bảo toàn tính mệnh cho hoàng thất, giúp nước Ô Kê quay lại trị vì nhân loại. Trên bề mặt, thầy trò Đường Tăng đương nhiên là tham dự vào chính trị nước Ô Kê, hơn nữa còn là việc vô cùng trọng đại: thay đổi quốc vương, thay đổi chính quyền sở thuộc. Nhưng từ khi “Tây Du Ký” được trình chiếu đến nay, chưa hề có một người nào chỉ trích thầy trò Đường Tăng tham dự chính trị.

Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè