Baha Mar Resort under construction in Nassau, Bahamas, on July 24, 2014. (Thomas Hawk/CC BY-NC 2.0)
Baha Mar Resort đang được xây dựng ở Nassau, Bahamas vào ngày 24 tháng 7 năm 2014. (Thomas Hawk/CC BY-NC 2.0)
Baha Mar Resort & Casino được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những khu nghỉ mát hoành tráng nhất hòn đảo Bahamas.
Nhưng sau hơn bốn năm khởi công, dự án 3,5 tỷ đô la USD do Trung Quốc tài trợ và xây dựng đang đối mặt với nhiều rắc rối, và nhà phát triển bất động sản địa phương đã phải đệ đơn xin phá sản tại Hoa Kỳ.
Chính quyền Trung Quốc đã từng hy vọng sự thành công của dự án này sẽ giúp họ giành nhiều hợp đồng hơn từ thị trường xây dựng của Mỹ. Tuy nhiên, thay vào đó, nó lại trở thành một trở ngại to lớn đối với Trung Quốc.
Baha Mar là khu tổ hợp nghỉ dưỡng – sòng bạc do doanh nhân đồng thời cũng là nhà phát triển bất động sản người Bahamas, Sarkis Izmirlian, đứng đầu thực hiện cùng với các đối tác là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc và Tổng Công ty xây dựng Trung Quốc. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc hỗ trợ về mặt tài chính và nhà thầu China State Construction đảm trách thi công. Sau khi hoàn thành, khu resort dọc bờ biển này sẽ có khoảng 2.000 phòng khách sạn, 300 căn hộ và những sòng bạc kiểu Las Vegas.
Quảng cáo
Khu resort được bắt đầu xây dựng vào năm 2011 và dự kiến khai trương vào tháng 12 năm 2014. Sau đó, kế hoạch khai trương đã bị trì hoãn đến tháng 5 năm 2015. Nhưng ngày khai trương lại tiếp tục bị dời, và cuối cùng, khu resort ở Bahamas này hiện đã ngừng thi công.
Khu resort trải dài đã hoàn thành phần lớn và Baha Mar sốt sắng chào mời cho thuê hồi đầu năm nay với dự kiến khai trương đầu tháng 3 năm 2015. Nhưng việc lỡ tiến độ liên tục đã khiến họ bị khủng hoảng tài chính, và nhà phát triển dự án buộc phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào ngày 29 tháng 6.
Ông Izmirlian đổ lỗi cho công ty xây dựng China Construction America (chi nhánh địa phương của Tổng Công ty xây dựng Trung Quốc được giao thi công khu resort) vì liên tục trì hoãn gây thiệt hại cho dự án resort.

Công việc của Trung Quốc

Ông Izmirlian xuất thân từ một trong những gia đình giàu có nhất ở Bahamas. Ông đã làm việc chặt chẽ với chính phủ Bahamas trong hơn một thập kỷ để đưa ý tưởng Baha Mar thành hiện thực. Cuộc khủng hoảng tài chính đã trì hoãn dự án và sau đó Trung Quốc tham gia vào dự án với cam kết sẽ tiếp tục rót vốn, theo tờ Wall Street Journal.
Chỉ còn lại ít cơ hội, chính phủ Bahamas trao hợp đồng cho Trung Quốc. Khi hoàn tất, khu mega-resort sẽ cung cấp việc làm cho 5.000 người dân địa phương và dự kiến sẽ cung cấp 12% GDP cho hòn đảo.
Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc cung cấp khoản vay 2,5 tỷ đô la Mỹ cho nhà phát triển dự án. Izmirlian bỏ vào 850 triệu đô la và công ty xây dựng Trung Quốc đầu tư 150 triệu đô la vốn cổ phần vào dự án.
Sau đó, China Construction America (CCA) tuyển dụng hàng ngàn công nhân xây dựng ở Trung Quốc đại lục đưa đến sống và làm việc tại hòn đảo – có một thỏa ước trong hỗ trợ tài chính là công trình xây dựng được thực hiện bởi công ty Trung Quốc, khiến lợi ích của các nhà thầu địa phương Bahamas rất ít ỏi. Tuy nhiên, đầu năm nay, một vụ tranh chấp tiền lương với nhà thầu khiến công nhân xây dựng bỏ việc, dự án bị ngưng lại và trì hoãn tiến độ.

Khu nghỉ dưỡng và sòng bạc do Trung Quốc cấp vốn đã được ngợi ca sẽ trở thành một trong những khu nghỉ mát hoành tráng nhất ở Bahamas – giờ đây nó chỉ là một mớ hỗn độn.

Nhà phát triển dự án đổ lỗi sự chậm trễ cho CCA. “Việc liên tục chậm trễ gây thiệt hại tài chính nặng nề và buộc khu resort phải hoãn khai trương. Không thể mở cửa hoạt động, khu du lịch hiện tại không còn đủ khả năng tài chính để tiếp tục kinh doanh”, ông Izmirlian phát biểu hôm 29 tháng 6. Vụ kiện đã được đệ trình chống lại CCA và các công ty chi nhánh ở Delaware và London để đòi bồi thường.
Theo hồ sơ xin phá sản, Baha Mar cáo buộc CCA cắt điện công trường xây dựng, kê khống chi phí và ăn cắp tài liệu xây dựng. Nếu không có tài liệu xây dựng, Baha Mar không thể thuê một tổng thầu thay thế để hoàn thành dự án.
Đổi lại, CCA cáo buộc nhà phát triển đã không quản lý tốt dự án, trong đó có việc “thay thế kiến ​​trúc sư chính sau khi bắt đầu xây dựng, bàn giao chậm và không đầy đủ các gói thiết kế, và hơn 1.300 Chỉ thị Thay đổi Xây dựng”, theo một phát biểu hôm 7 tháng 7.
Trước khi nộp đơn xin phá sản, khu resort này đã thuê khoảng 2.400 công nhân với chi phí tiền lương hàng tháng vượt hơn 7,5 triệu USD.
Trong hồ sơ phá sản, Baha Mar cho biết các ngân hàng Trung Quốc đã từ chối tạm ứng 112 triệu đô la còn lại của khoản vay 2,5 tỷ đô la.

Cả hai bên đều thua (Lose-Lose)

Vào ngày ngày 16 tháng 7, Thủ tướng Bahamas Perry Christie cho biết rằng chính phủ Bahamas đang cố gắng quản lý dự án và bắt đầu làm thủ tục xin phá sản tại Bahamas. Kế hoạch của Izmirlian là tái cơ cấu công ty theo luật pháp Hoa Kỳ. Tòa án tối cao của đảo quốc theo yêu cầu của Izmirlian để được phá sản theo thẩm quyền Hoa Kỳ.Tính đến thời hạn này, vẫn chưa có kết quả.
Kế hoạch phá sản khiến mọi người đặt nghi vấn về tương lai của  Baha Mar resort, mặc dù cả ông Izmirlian và chính phủ Bahamas dường như có ý định hoàn thành khu nghỉ mát vì tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế và chính trị địa phương.
Về phần mình, có vẻ như CCA đã đầu tư rất nhiều vào dự án. Trong một phát biểu đầu tháng 7, CCA cho biết công ty này đã bỏ 220 triệu USD vào dự án.
Tuy nhiên, dự án Baha Mar đã trở thành một điều đáng xấu hổ đối với Trung Quốc. Trung Quốc từng có ý định sử dụng khu du lịch như một bệ phóng để đạt được nhiều hợp đồng hơn ở châu Mỹ. Nguồn doanh thu từ đầu tư nước ngoài sẽ giúp thúc đẩy GDP nước nhà và chuyển một số công nhân xây dựng Trung Quốc di cư sang nước ngoài để bảo đảm công ăn việc làm.
Đối với người Bahamas và các chính trị gia, sự chậm trễ của ông Baha Mar nhận được không ít chỉ trích từ giới phê bình – những người từng cảnh báo việc “bán lại dự án” cho Trung Quốc. Trung Quốc ngày càng tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribê, và các quốc gia chấp nhận các khoản vay hoặc đầu tư từ Trung Quốc sau đó phải chịu ơn Trung Quốc và lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài.
“Rõ ràng bây giờ chúng ta đã biết một điều chắc chắn rằng không có thứ gì là miễn phí”,  Adrian Gibson – người phụ trách chuyên mục của tờ Bahamas Tribune.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè