Monday, July 27, 2015

Mỹ phục hoạt “Hệ thống giám sát tàu ngầm dưới đáy biển”

Mỹ phục hoạt “Hệ thống giám sát tàu ngầm dưới đáy biển”

(Bình luận quân sự) - Ngoài các phương tiện săn ngầm thông dụng như máy bay, tàu chiến, ngay từ thời “Chiến tranh lạnh”, Mỹ đã lập “Hệ thống giám sát tàu ngầm dưới đáy biển”.

My phuc hoat “He thong giam sat tau ngam duoi day bien”
Khái lược về hệ thống giám sát dưới đáy biển của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Tác chiến chống ngầm luôn là vấn đề đau đầu đối với mọi cường quốc trên thế giới. Ngoài việc sử dụng phương thức tàu ngầm đối tàu ngầm, máy bay tuần tiễu chống ngầm cánh cố định, tàu hộ vệ chống ngầm (có trực thăng săn ngầm) ra, Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới phát minh ra phương thức chống ngầm thứ 5.
Các tàu ngầm càng hiện đại càng có khả năng lặn sâu hơn, độ ồn, độ rung chấn của chân vịt, động cơ càng thấp hơn, gây nhiều khó khăn cho các phương tiện trinh sát chống ngầm trên mặt nước. Bởi vậy, Mỹ đã nghiên cứu phát triển hệ thống giám sát dưới đáy biển để “bắt chết” cả những tàu ngầm dù là lặn sâu nhất hay là chạy êm nhất.
Ngay từ thời chiến tranh lạnh, cường quốc hải quân số 1 của thế giới đã phát triển một mạng lưới thu nhận âm thanh nhằm giám sát tàu ngầm từ dưới đáy biển, để ngăn chặn hạm đội tàu ngầm hạt nhân rất mạnh của Liên Xô. Mạng lưới này đã được triển khai ở cả Thái Bình Dương và Đại Tây Dương trong thời kỳ “Chiến tranh lạnh”.
Mục đích của kế hoạch này là tìm tòi một phương thức phát hiện sớm, từ rất xa những tàu ngầm thông thường và hạt nhân của đối phương, sau đó hướng dẫn cho các phương tiện chống ngầm trên, hoặc là bắt nó nổi lên mặt nước hoặc tấn công tiêu diệt chúng.
Do đó, Mỹ đã xây dựng một hệ thống giám sát dưới đáy biển bằng sonar xung quanh các quốc gia “thù địch”. Hệ thống này bao gồm rất nhiều thiết bị cảm biến quang học được rải đều dưới đáy biển sâu, thềm lục địa, các luồng lạch xung yếu được kết nối chặt chẽ với nhau.
My phuc hoat “He thong giam sat tau ngam duoi day bien”
Hệ thống giám sát tàu ngầm dưới đáy biển bổ sung sức mạnh cho các phương tiện săn ngầm thông dụng
Kế thừa những kinh nghiệm đã thu nhận được từ 2 cuộc chiến tranh thế giới, Mỹ đã xây dựng 3 hệ thống thiết bị, tương tự như kiểu xây dựng các chuỗi đảo hiện nay, nhằm giám sát toàn bộ lực lượng tàu ngầm ra, vào hoạt động ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Thứ nhất là Hệ thống “Dragon”. Các thiết bị thuộc hệ thống này được rải bắt đầu từ khu vực quần đảo Kuril, qua quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, Philippines đến Papua New Guinea (bao gồm cả Okinawa và trọn vẹn cả hai đầu của quần đảo Kuril). Hệ thống này cơ bản là nằm gọn trong thuộc “Chuỗi đảo thứ nhất”.
Hệ thống thứ 2 mang tên “Sea Spider” được xây dựng như sau: Phía tây, từ quần đảo Aleutian thuộc bang Alaska, sang phía đông đảo Sakhalin; phía nam, chạy xuống đến khu vực phía nam quần đảo Hawaii, bao phủ một khu vực rộng lớn gồm biển Bering và bờ biển phía tây Hoa Kỳ, có chiều dài khoảng 3000 hải lý (gần 5500km).
Thứ 3 là Hệ thống “Giant”, bắt đầu từ tọa độ 38 vĩ bắc, giữa Thái Bình Dương, phía tây chạy đến Nhật Bản; phía đông chạy đến 150 độ kinh tây, liên kết với hệ thống “Sea Spider”, bao phủ toàn bộ khu vực trung tâm Thái Bình Dương.
Được biết, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hải quân Mỹ đã từng triển khai rộng khắp một mạng lưới các thiết bị cảm biến dưới nước thuộc “hệ thống giám sát âm thanh” chuyên theo dõi các tàu ngầm Liên Xô. “Chiến tranh lạnh” kết thúc, Mỹ đã đóng một bộ phận nhưng vẫn để lại các hệ thống giám sát Trung Quốc.
My phuc hoat “He thong giam sat tau ngam duoi day bien”
Sơ đồ bố trí 3 hệ thống giám sát tàu ngầm dưới đáy biển của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương
Hải quân Liên Xô cũng từng có những thiết bị dạng này, được rải xuống đáy các khu vực biển gần lãnh hải của mình để ngăn chặn khả năng bị tàu ngầm Mỹ xâm nhập. Tuy nhiên, sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, chương trình này không rõ có còn được duy trì hay không.
Năm 1991, Mỹ đã giải mật những bí ẩn của “Thiết bị nghe trộm dưới nước” thuộc “Hệ thống giám sát âm thanh” và tuyên bố chuyển đổi mục đích hoạt động của hệ thống này sang hoạt động dân sự như là theo dõi các hoạt động đánh bắt hải sản phi pháp hoặc truy tìm dấu vết của cá voi…
Hiện nay, tuy số lượng các thiết bị cảm biến thuộc các hệ thống của Mỹ đã giảm xuống nhưng hệ thống tại Thái Bình Dương vẫn còn tương đối hoàn chỉnh. Hơn nữa, Bộ Quốc phòng Mỹ đang tái xây dựng và nỗ lực phát triển công nghệ theo dõi, giám sát mới, chuyên dụng để đối phó với tàu ngầm Trung Quốc.
Mỹ hợp tác với đồng minh “săn” tàu ngầm Trung Quốc
Trong kế hoạch phát triển các hệ thống săn ngầm của Cục quản lý các dự án nghiên cứu cao cấp (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ có một dự án phát triển mạng vệ tinh giám sát hải dương phiên bản mới, kết hợp với các thiết bị nghe trộm âm thanh dưới nước thế hệ mới.



Mỹ phục hoạt “Hệ thống giám sát tàu ngầm dưới đáy biển”

(Bình luận quân sự) - Ngoài các phương tiện săn ngầm thông dụng như máy bay, tàu chiến, ngay từ thời “Chiến tranh lạnh”, Mỹ đã lập “Hệ thống giám sát tàu ngầm dưới đáy biển”.

Các thiết bị chặn thu âm thanh dạng tự động phát-đáp này sẽ được triển khai tại tất cả các vùng nước nông và nước sâu trên đại dương, có khả năng phát hiện và theo dõi toàn bộ các loại tàu ngầm động cơ thông thường và động cơ hạt nhân của các nước trên thế giới.
Từ năm 2008-2012, Mỹ lại lần lượt xây dựng một bộ phận hệ thống giám sát dưới đáy biển tại các khu vực eo biển Miyako, đảo Đài Loan, xuyên qua eo Basi xuống khu vực biển Philippines, nhằm tăng cường khả năng cảnh báo tàu ngầm cho các khu vực biển, luồng đường, eo biển quan trọng thuộc “Chuỗi đảo thứ nhất”.
Hệ thống giám sát dưới nước kiểu cố định này được kết nối tự động, theo thời gian thực với các máy bay tuần tiễu chống ngầm, tàu ngầm hạt nhân tấn công, giám sát chặt chẽ tàu ngầm Trung Quốc ra, vào chuỗi đảo này, tạo nên sức ép cực lớn đối với lực lượng tác chiến ngầm của hải quân PLA.
Vấn đề khó khăn đối với các thiết bị nghe trộm hữu tuyến này là chúng cần phải bảo dưỡng định kỳ và phải xây dựng các trạm ven bờ ở nước đồng minh hoặc thiết kế riêng các các tàu tình báo, tàu đo đạc âm hưởng, tàu quan trắc biển cho mục đích làm trung tâm chỉ huy và trung chuyển thông tin.
 
Mỹ đã lần lượt xây dựng một bộ phận hệ thống giám sát dưới đáy biển tại các khu vực eo biển Miyako, đảo Đài Loan, xuyên qua eo Basi xuống khu vực biển Philippines
Ngoài ra, trên thực tế là các thiết bị giám sát đáy biển cố định chỉ có tác dụng báo động, cho biết có thể có tàu ngầm đang đi qua. Hơn nữa, một nhược điểm lớn là nó chỉ phát huy hiệu quả nhất ở các vùng nước tương đối sâu và ít tàu qua lại, hay nói cách khác là ít tiếng động “ngoại lai”.
Để khắc phục điểm yếu này, gần đây Mỹ đã đặt trọng điểm là phát triển mạng giám sát âm thanh di động dưới đáy biển ở các vùng nước nông và các vùng biển đông tàu thuyền, tương tự như vùng biển phụ cận Trung Quốc, được gọi là “Hệ thống giám sát liên tục đáy biển các vùng duyên hải” (PLUS).
Được biết, PLUS (Persistent Littoral Undersea Surveillance) là một thành tố trong Hệ thống Seaweb do Viện nghiên cứu hải quân Mỹ sử dụng kinh phí nội bộ nghiên cứu, phát triển. Mạng lưới này sử dụng thiết bị cảm biến và thiết bị lặn không người lái dưới đáy biển, truyền phát số liệu qua vệ tinh.
Hệ thống Seaweb là dự án nhằm tạo ra mạng lưới toàn cầu mới, tích hợp các hệ thống cảm biến tàu ngầm của Mỹ, Khối đồng minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) và các nước đồng minh khác, cho phép quan sát và kiểm soát toàn bộ các hoạt động dưới đáy biển.
Chuẩn đô đốc Philip Sawyer, Tư lệnh lực lượng tàu ngầm Mỹ tại Thái Bình Dương, cho hay, ý tưởng đằng sau Seaweb là thông qua thành lập một mạng lưới liên kết các tiếp điểm của nhiều hệ thống khác nhau dưới đáy biển, cho phép truy xuất dữ liệu và truyền về căn cứ chính, dù đó là ở Singapore hay San Diego-Mỹ.
 
Hệ thống này cho phép giám sát tàu ngầm dưới đáy biển trên khắp các đại dương thế giới
Trở ngại lớn nhất của nó chính là phần lớn các thiết bị không người lái dưới nước đều chạy bằng pin nên chỉ có thể duy trì hoạt động liên tục được vài tiếng, mà tốc độ truyền dữ liệu ở dưới nước là vô cùng chậm và liên lạc giữa chúng cũng rất khó khăn.
Tuy nhiên, gần đây, Mỹ và Singapore đã phối hợp nghiên cứu và đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực truyền sóng âm thanh dưới nước, đặt nền móng phát triển Hệ thống giám sát gần bờ với tên gọi UNET.
Hệ thống này là mạng lưới kết hợp giữa thiết bị cảm biến, thiết bị không người lái dưới nước và các nút thông tin liên lạc trên mặt nước, truyền dữ liệu qua mạng điện thoại di động. UNET đã được tích hợp vào Hệ thống Seaweb của Mỹ hồi tháng 11-2014.
Như vậy, hiện nay Mỹ và các đồng minh cơ bản đã khôi phục hoàn toàn hệ thống giám sát tàu ngầm dưới đáy biển ở các vùng nước sâu và cả dải nước nông ven bờ, hình thành một hệ thống giám sát tàu ngầm ở tất cả vùng biển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thậm chí là trên toàn cầu.
Thiên Nam

No comments:

Post a Comment