Friday, October 23, 2015

Bản tin đặc biệt: Bắt giữ Giang Trạch Dân là lối thoát duy nhất cho sự ổn định của Trung Quốc (Phần 2)

Bản tin đặc biệt: Bắt giữ Giang Trạch Dân là lối thoát duy nhất cho sự ổn định của Trung Quốc (Phần 2)

Bài viết này là phần 2 trong loạt bài gồm 2 phần, tựa "Bắt giữ Giang Trạch Dân là lối thoát duy nhất cho sự ổn định của Trung Quốc"
Cầm tặc tiên cầm vương, bắt giữ Giang Trạch Dân. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
Bên ngoài từng lưu truyền một cách nói như thế này, vào ngày 10 tháng 4 năm 2012, sau khi Bạc Hy Lai bị mất chức Ủy viên Bộ Chính trị và bị tiến hành “song quy” trong nhà ngục tại trấn Yến Giao, huyện Tam Hà, thành phố Lang Phường tỉnh Hà Bắc, người ta lại không nói đó là phòng giam, mà chỉ công bố là “nơi chiêu đãi cao cấp”. Nhà tù Yến Thành được tu bổ lại trong mấy năm gần đây, đẳng cấp hoàn toàn khác biệt so với nhà tù Tần Thành, được nội bộ ĐCSTQ xưng là “Tần Thành kỳ thứ 2”. Theo nguồn tin được biết, các cơ sở y tế ở đây vượt xa cả Tần Thành.
Có một quan chức cấp cao ĐCSTQ đã về hưu nói đùa rằng: “cơ sở cao cấp như thế chắc là được tổng chuẩn bị để đón tiếp Giang, có vào đó hay không cũng không cách nào nói chắc được, nhưng ít nhất cũng có cái chuẩn bị vậy.”
Tuy rằng đây chỉ là câu nói đùa, nhưng kể từ lúc giữa Giang và nội bộ ĐCSTQ có sự lợi dụng qua lại để phát động một cuộc bức hại vô tiền khoáng hậu trong suốt 16 năm thì cái ngày rớt đài của Giang và đồng đảng đã được quyết định.
Nhờ sự kiện Vương Lập Quân chạy trốn vào Lãnh sự quán Mỹ mà nội tình của cuộc bức hại bấy lâu nay của ĐCSTQ đã bị bại lộ ra bên ngoài, sự thực này xoay quanh vấn đề hạt nhân là Pháp Luân Công. Cũng giống như những cuộc bức hại tín ngưỡng khác trong lịch sử, Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đã cấu kết với nhau để bức hại đoàn thể Pháp Luân Công, kéo quốc gia lao vào những tai ương trầm trọng, đồng thời để lại món nợ lớn cho người cầm quyền kế nhiệm. Các nhà phân tích nhận định rằng, chỉ có bắt giữ Giang Trạch Dân, giải thể ĐCSTQ, khôi phục danh dự cho Pháp Luân Công, như thế mới có thể gỡ bỏ được gông cùm của các học viên Pháp Luân Công Trung Quốc đại lục trong mười mấy năm qua. Chí ít, trước nhất phải bắt Giang Trạch Dân mới có thể phá bỏ được thế cục nhiễu nhương loạn lạc.
Quảng cáo

Vì để chuyển đổi mâu thuẫn, hai họ Giang – Tăng đã xem Pháp Luân Công là “kẻ địch giả tưởng trong nước”

Giang Trạch Dân – con người có được quyền lực tối cao nhờ đạp lên vết máu đổ từ phong trào “Lục Tứ” ngay từ lúc mới lên ngôi đã “ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”. Hai năm cuối trong thập niên 90 của thế kỷ trước, đất nước Trung Quốc bước vào “mùa thu nhiều sự kiện”. Năm 1998, thị trường tài chính Châu Á có nhiều diễn biến phức tạp. Tâm phúc của Giang là Cổ Khánh Lâm bị tố cáo, Thủ tướng đương thời là ông Chu Dung Cơ thề thốt là phải tra rõ ngọn ngành. Năm 1999, phong trào “Lục Tứ” vừa tròn 10 năm, quan hệ Mỹ – Trung ngày càng xấu đi; làn sóng chủ nghĩa dân tộc trong nước dâng cao…, tất cả những điều này đã đẩy Giang vào một hoàn cảnh tứ bề bất an. Nhà cầm quyền đương thời khi đó – Giang Trạch Dân – luôn luôn lo lắng đến một ngày nguy cơ sẽ bùng phát, e rằng cái ghế của mình cũng khó mà giữ cho được.
Vì để chuyển hóa mâu thuẫn, hóa giải nguy cơ, “quân sư” của Giang Trạch Dân là Tăng Khánh Hồng đã hiến kế “xây dựng kẻ địch giả tưởng trong nước”, mục tiêu khóa chặt vào đoàn thể Pháp Luân Công – một đoàn thể tu luyện lương thiện và hòa bình hiện đang thu hút ngày càng nhiều quần chúng tham gia. Tiếp đó, hai họ Giang – Tăng đã lợi dụng sự kiện “Ngũ Bát”, tức sự kiện ngày 8 tháng 5 khi Đại sứ quán ĐCSTQ tại Nam Tư bị oanh tạc, để khống chế toàn bộ Bộ Chính trị, chuẩn bị cho cuộc trấn áp toàn diện lên Pháp Luân Công vào tháng 7 cùng năm.
Pháp Luân Công được ngài Lý Hồng Chí truyền ra vào tháng 5 năm 1992, ngay sau đó đã được đông đảo quần chúng Trung Quốc đại lục hoan nghênh và đón nhận. Trước năm 1999, thành phần lãnh đạo cấp cao, bao gồm cả thành viên của Bộ Chính trị ĐCSTQ cũng đều có tìm hiểu qua.
Sau khi Pháp Luân Công được truyền đi, số người tu luyện đã tăng nhanh, lúc đó tại Tử Trúc Viện ở Bắc Kinh đã có một điểm luyện công rất lớn. Xung quanh Tử Trúc Viện có rất nhiều cán bộ lão thành ĐCSTQ đã về hưu, có người là tướng lĩnh quân đội phục viên, cũng có người là cán bộ hưu trí cấp cao của Quốc vụ viện và các cơ quan Trung ương. Mức độ thâm niên của những người này trong nội bộ ĐCSTQ đều hơn cả những người như Giang Trạch Dân, Chu Dung Cơ, La Cán, Lý Phong Thanh, rất nhiều Ủy viên thường trực của “Thập ngũ đại” là cấp dưới của họ.
Vì tác dụng cải thiện to lớn đối với sức khỏe cũng như đạo đức con người của Pháp Luân Công, người truyền người, tâm truyền tâm, mức độ ảnh hưởng của bộ môn tu luyện này vượt xa những gì mà người ta tưởng tượng. Bởi vì số người tu học càng ngày càng nhiều, tâm tư đố kỵ của Giang Trạch Dân cứ phập phồng như lửa đốt.
Năm 1999, Hà Tộ Hưu – một người bị ngoại giới gọi là “nhà khoa học du côn” đã liên thủ với Phó Bí thư Chính Pháp Ủy đương thời là La Cán, hai người họ đã bày vẽ cho sự kiện “25 tháng 4”, châm ngòi cho cuộc bức hại Pháp Luân Công.
Trong loạt bài viết “Con người Giang Trạch Dân” đã vạch trần ra một vài tình tiết phát sinh trong ngày 25 tháng 4. Ngày hôm ấy, họ Giang đã trốn trong chiếc xe hơi có trang bị kính chống đạn, tiến hành “thị sát” qua cửa kính tối màu. Trước mặt các học viên Pháp Luân Công là hàng rào cảnh sát vũ trang bảo vệ cho cuộc “thị sát” của Giang.
Bản thân Giang Trạch Dân vốn ôm tâm đố kỵ với ngài Lý Hồng Chí – một người nhận được sự yêu mến của quần chúng, Thủ tướng Chu Dung Cơ cũng được nhiều người tán dương vì ông có thái độ ôn hòa, lý trí khi xử lý vụ việc này. Điều đó lại khiến cho Giang Trạch Dân – kẻ tự xưng là “lão đại” của ĐCSTQ trong suốt 10 năm càng thêm đay nghiến.
Tác giả Kuhn trong cuốn sách “Chuyện về Giang Trạch Dân” đã tiết lộ, trong đêm ngày 25 tháng 4 năm 1999, Giang đã viết một bức thư với ngôn từ đầy “nghiêm khắc” gửi cho tầng lớp lãnh đạo cấp cao trong nội bộ ĐCSTQ. Trong thư, ông ta nói “Pháp Luân Công” là “Tà giáo” (nguyên văn là “X giáo”). “Tôi không tin chủ nghĩa Marxist không chiến thắng nổi ‘Pháp Luân Công’ “, ông ta viết.
Chương 22 của cuốn “Truyện về Giang Trạch Dân” còn viết “sao lại như thế này?” Giang Trạch Dân lớn tiếng hỏi người bạn Thẩm Vĩnh Ngôn: “ ‘Pháp Luân Công’ làm thế nào mà trong một đêm lại dám đứng ra như thế? Chẳng lẽ chúng từ dưới đất chui lên? Cơ quan Công an của chúng ta ở đâu? Cơ quan An ninh của chúng ta ở đâu?”
Ngày thứ hai trong buổi họp của Thường ủy, Giang Trạch Dân bạo phát lôi đình. Trước đó có nguồn tin nói rằng, lúc đó Giang Trạch Dân lập tức “đứng dậy”, chỉ vào mũi ông Chu Dung Cơ mà hét “Hồ đồ! Hồ đồ! Hồ đồ! Mất đảng mất nước! Tôi rất là đau lòng!”, đồng thời còn chỉ trích ông Chu Dung Cơ “độ nhạy cảm chính trị sao mà thấp thế. Vấn đề Pháp Luân Công không giải quyết chặt chẽ thì sẽ phạm phải sai lầm lịch sử!”
Trong mắt Giang Trạch Dân, Pháp Luân Công có nhân số đông là vì muốn tranh đoạt quần chúng với Đảng, phương thức hòa bình là do có tổ chức tinh vi, đến được Trung Nam Hải là muốn công khai tính sổ với ông ta. Điều làm cho ông ta tức điên hơn cả là sự xuất hiện của mấy mươi người vai mang quân hàm, đám người này còn đi theo Pháp Luân Công chứ không phải là đi theo Chủ tịch Quân ủy.
Sau đó, Quân đội ĐCSTQ cũng bắt đầu âm mưu bí mật bức hại Pháp Luân Công, người đóng vai trò chủ đạo đương thời là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trương Vạn Niên.
Căn cứ theo cuốn sách “Chuyện về Trương Vạn Niên” do Nhà xuất bản Giải phóng Quân ĐCSTQ ấn hành, vào ngày 25 tháng 5 năm 1999 sau sự kiện các học viên Pháp Luân Công kiến nghị hòa bình, Trương Vạn Niên đã nhiều lần bắt tay với Giang Trạch Dân, tiến hành bức hại Pháp Luân Công từ trong quân đội. Ông Trương nhiều lần nói trực tiếp hoặc gọi điện cho Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Vu Vĩnh Ba rằng, yêu cầu các cơ quan sử dụng “biện pháp dứt khoát, triệt để thanh trừ thành phần ‘Pháp Luân Công’ trong quân đội”, “hạn chế ‘Pháp Luân Công’”.
Năm 1999, thời điểm kỷ niệm tròn 10 năm phong trào “Lục Tứ” vừa qua được mấy ngày, cuộc trấn áp của Giang Trạch Dân nhắm vào Pháp Luân Công đã được triển khai toàn diện. Ngày 10 tháng 6, dưới uy thế của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một “tiểu tổ Văn Cách Trung ương” một tổ chức tương tự với Gestapo của Đức Quốc xã nhằm chuyên trách việc bức hại Pháp Luân Công mang tên “Tổ 610”, bộ phận trực thuộc của cơ cấu này là “Văn phòng 610“.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, cuộc bức hại được triển khai toàn diện

Trong thời gian đầu, chính sách bức hại của Giang Trạch Dân đã bị đa số Ủy viên Thường vụ phản đối.
Trong lúc ĐCSTQ chuẩn bị quyết định trấn áp Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân đã bị cô lập, 7 Ủy viên Thường trực đương thời của Bộ Chính trị, bao gồm cả gia quyến của họ, mỗi nhà đều có người tu luyện Pháp Luân Công. Theo báo cáo điều tra của Thường Ủy Hội đồng Nhân dân, tác dụng của Pháp Luân Công đối với bất cứ đoàn thể, bất cứ cá nhân nào cũng là “trăm phần lợi mà không có một phần hại”.
Sau sự kiện 25 tháng 4, Giang Trạch Dân đã triệu tập hội nghị Thường ủy nhằm đả kích Pháp Luân Công, nhưng Thường ủy Bộ Chính trị đương thời là các ông Chu Dung Cơ, Hồ Cẩm Đào, Lý Thụy Hoàn, Úy Kiến Hành, Lý Phong Thanh đều bỏ phiếu phản đối, chỉ có ông Lý Bằng là bỏ phiếu trắng, kế hoạch của Giang Trạch Dân đã bị Bộ Chính trị làm cho phá sản.
Ông Hồ Cẩm Đào ban đầu không muốn bức hại Pháp Luân Công, lập tức bị Giang Trạch Dân đe nẹt. Một người dưới quyền ông Lưu Kinh (Nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, chủ nhiệm Văn phòng 610 chuyên trách việc bức hại Pháp Luân Công) tiết lộ, vào năm 2002, chính miệng ông Lưu Kinh nói rằng, thái độ của ông Hồ Cẩm Đào đối với việc bức hại Pháp Luân Công không giống với Giang Trạch Dân.
Vị quan chức của Phòng 610 này tiết lộ, ông Lưu Kinh từng nhiều lần tiến hành “đốc chiến” tại mảnh đất khởi nguyên của Pháp Luân Công là thành phố Trường Xuân. Trong một lần yến ẩm “khao quân”, ông Lưu Kinh cao hứng nói với những người bạn nhậu ở Cục Công an tỉnh Cát Lâm và thành phố Trường Xuân rằng, việc khuếch trương quy mô và biên chế của 610 đã khiến cho nội bộ ĐCSTQ phát sinh chia rẽ.
Lúc đó ông Lưu Kinh còn nói, vào năm 2001, trong một buổi họp bố trí lực lượng trấn áp Pháp Luân Công, nguyên các Văn phòng 610 tại địa phương đều do chính quyền các cấp sở tại thành lập, nhưng trong quá trình chấp hành nhiệm vụ, vì lợi ích và đặc điểm nghiệp vụ của các cơ quan như Sở Công an, cơ quan An ninh Quốc gia, cục Công An, Cục Tư pháp vốn bất đồng, họ vẫn luôn không phục tùng sự chỉ huy của 610, toàn là kiếm cớ thoái thác, đùn đẩy, đối phó không phục tùng mệnh lệnh. Tất cả những động thái đối đãi tiêu cực đã ảnh hưởng đến hiệu quả trấn áp Pháp Luân Công, “Các sự kiện liên quan đến Pháp Luân Công ở các nơi vẫn không giảm xu thế, mà ngược lại càng diễn biến quyết liệt”.
Do đó trong bàn hội nghị, họ Giang bày tỏ rằng nên tăng cường thành lập các hệ thống 610 tương ứng tại các cơ quan như sở An ninh, sở Công an, cục Công an ở các địa phương, lúc này Hồ Cẩm Đào mới nói lên câu này: “Tăng cường cơ cấu 610 phải tăng biên chế nhân viên, kinh phí không nhỏ”. Giang lập tức đại nộ, xông đến trước mặt ông Hồ Cẩm Đào mà gào lên: “Đều là muốn cướp quyền của ông đấy, cái gì mà biên với chả chế, kinh với chả phí!” Hồ Cẩm Đào nghe xong không dám hé một lời, gương mặt không chút biểu lộ rồi viết vời gì đó lên cuốn sổ.

Giang Trạch Dân cấu kết qua lại với ĐCSTQ, bản chất tà ác lộ rõ qua cuộc nói chuyện với Bạc Hy Lai

Trước cuộc đàn áp năm 1999 diễn ra, tai Trung Quốc có khoảng 100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công. Đối với việc trấn áp một đoàn thể tu luyện có nhân số lớn đến mức ấy, ngay từ ban đầu Giang đã gặp phải khó khăn. Chính vì Giang bắt đầu cấu kết với ĐCSTQ, bên hô bên ứng, lợi dụng qua lại, cùng bày mưu vạch kế mới có thể từng bước thực hiện được cuộc bức hại vô cùng tàn ác này.
Loại bài xã luận mang tên “Cửu bình Cộng sản Đảng” của thời báo Đại Kỷ Nguyên có chỉ rõ: “Tâm lý Giang Trạch Dân vốn đầy âm mưu đen tối, độc tài tham quyền, nhân cách tàn bạo, sự sợ hãi của Giang đối với ‘Chân–Thiện–Nhẫn’ đã trở thành nguyên nhân để Giang dấy lên cuộc bức hại vô duyên vô cớ đối với đoàn thể tu luyện Pháp Luân Công. Điều này có sự nhất trí với ĐCSTQ.”
Vì để có thể xúc tiến chính sách bức hại, Giang Trạch Dân đã tuyển trúng Bạc Hy Lai, một con người hừng hực dã tâm, luôn muốn một mạch leo cao lên chấp chính. Bạc Hy Lai lúc đó vốn là một người không được lòng mấy ai, lại giữ quyền lâu như thế ở Đại Liên, cuối cùng họ Bạc cũng đã tìm được cơ hội để leo cao.
Ngày 16 tháng 8 năm 1999, Giang Trạch Dân đã dắt cả nhà già có trẻ có đi đến Đại Liên để gặp Thị trưởng Bạc Hy Lai.
Ngày 17 tháng 8 là sinh nhật của Giang Trạch Dân, trước đó đã có bản tin nói rằng, Giang Trạch Dân mừng sinh nhật ở Đại Liên, cả nhà ba người của Bạc Hy Lai đã cùng Giang “tay bắt mặt mừng, cùng nhau hát karaoke”, Giang còn có một bản “song ca nồng thắm” cùng với Cốc Khai Lai. Theo nguồn tin được biết, bài hát ấy là một bài dân ca của Ý được Giang yêu thích mang tên “Mặt trời của tôi”. Trên mạng vẫn còn lưu truyền một bức ảnh ghi lại khoảnh khắc “lịch sử” này. Trong ảnh, Giang Trạch Dân một tay cầm micro, một tay vỗ bụng, bên cạnh còn có Cốc Khai Lai cầm micro đứng bên hầu nhạc.
Lúc trước nhà báo Khương Duy Bình của tờ “Văn Hối báo” đã tiết lộ, năm 1999, lúc Giang Trạch Dân hạ lệnh công kích Pháp Luân Công, thị trưởng thành phố Đại Liên là người cần mẫn nhất. Ông ta không những tự mình đi đến cửa phía Bắc của cơ quan chính quyền địa phương, đứng tại hiện trường chỉ huy cảnh sát truy đuổi hơn 1000 học viên Pháp Luân Công tập trung tại đây, Bạc Hy Lai còn chỉ thị cho những nhân viên của Cục Công an và Cục An ninh rằng: “Đối với Pháp Luân Công cứ mạnh tay ‘chỉnh’ đến chết cho tôi!”
Vương Mỗ Mỗ, tài xế mà Bạc Hy Lai tín nhiệm nhất cho biết, Giang Trạch Dân biểu thị rất rõ với Bạc Hy Lai rằng: “đối với Pháp Luân Công anh phải có biểu hiện cứng rắn, như thế mới có thể có cơ sở để lên cao”.
Bạc Hy Lai trong vấn đề Pháp Luân Công luôn tận trung với Giang Trạch Dân, Giang mát lòng đẹp dạ vô cùng. Tháng 10 năm 1999, Bạc Hy Lai được thăng chức Bí thư Thành ủy Đại Liên. Năm 2000 đến 2001, Bạc Hy Lai trở thành Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Liêu Ninh, tỉnh trưởng đại diện, đến năm 2002 thì trở thành tỉnh trưởng chính thức.
Sau khi Bạc Hy Lai lên chức tỉnh trưởng đại diện tỉnh Liêu Ninh, đã cho mở rộng và xây dựng thêm trại lao giáo Mã Tam Gia, viện giáo dưỡng Long Sơn…  rất nhiều trại lao giáo mới xây là nơi giam giữ các học viên Pháp Luân Công. Lúc đó khắp nơi trên đất Trung Quốc, những học viên Pháp Luân Công không tra được thân thế đều bị Bạc Hy Lai tiếp nhận, giam giữ bí mật trong các nhà tù dưới tay ông ta. Sau đó, vợ chồng nhà họ Bạc còn bắt đầu hành vi mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công để bán kiếm lời mà ai ai cũng đều biết.
Theo từng bước trong chính sách “Bôi nhọ danh dự, phá hoại kinh tế, tiêu hủy thân thể” của Giang Trạch Dân, họ Bạc trong cuộc bức hại đã ra sức gia tăng những nhục hình đối với các học viên Pháp Luân Công, tàn nhẫn đến cực độ, khó mà kể hết. Như: châm diện, châm bằng bàn ủi, trói treo, ngồi ghế cọp, đổ nước ớt, đâm que trúc vào móng tay, cưỡng hiếp, tiêm thuốc độc, thậm chí là mổ lấy nội tạng sống, vân vân. Các loại nhục hình lên đến mấy chục loại, là một bộ đại toàn những thứ tà ác nhất từ xưa đến nay.

Nguyên do âm mưu chính biến và “trưởng lão chấp chính”

Giang Trạch Dân luôn sợ rằng, sau khi mất đi hạt nhân quyền lực thì không thể nào tiếp tục duy trì bức hại Pháp Luân Công và phải trả giá cho hành động đó. Do vậy, trước khi “thập lục đại” của ĐCSTQ về hưu, Giang đã lục đục sắp xếp nhân sự về sau, vọng tưởng rằng mình có thể tránh được sự trả giá cho tội ác này. Đây cũng là nguyên nhân của hiện tượng “trưởng lão chấp chính” tồn tại bấy lâu nay trong nội bộ ĐCSTQ

Sự chia rẽ giữa Giang và Hồ bắt đầu vào năm 2006

Đầu năm 2006, tội ác mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân đã bị phơi bày tại cộng đồng quốc tế. Tháng 5 cùng năm, Hồ Cẩm Đào đến Hoàng Hải để thị sát hạm đội Bắc Hải. Trong lúc ông Hồ đang ngồi trên chiếc tàu khu trục tiên tiến nhất để đi tuần thị, hai chiếc quân hạm khác đột nhiên khai hỏa, cố ý bắn chết 5 sĩ quan hải quân trên chiếc tàu khu trục. Chiếc tàu chở ông Hồ Cẩm Đào kinh hồn bạt vía, lập túc xoay mũi phóng điên cuồng ra khỏi hải vực diễn tập hải quân, thẳng đến khu vực an toàn. Vì để tránh bị ám sát một lần nữa, ông Hồ đã lên máy bay trực thăng bay thẳng về căn cứ Thanh Đảo, không dừng lại, cũng không về Bắc Kinh, mà là bay thẳng đến Vân Nam, đến một tuần sau, ông ta mới trở về Bắc Kinh mà lộ diện.
Sau khi sự việc phát sinh, theo lời các sĩ quan bị bắt giữ trên chiến hạm, mệnh lệnh là do Giang Trạch Dân  truyền xuống, Tư lệnh viên Hải quân Trương Định Phát – một tâm phúc của Giang Trạch Dân trong quân đội đã chỉ huy binh mã thực hiện việc này. Mấy tháng sau, Trương Định Phát đã chết tại Bắc Kinh.
Kể từ đó, cuộc đấu đá trong nội bộ ĐCSTQ gia tăng kịch liệt.
Trong cuốn sách “Sự thật về Giang Trạch Dân” có nhắc đến chi tiết, Giang vẫn luôn không yên tâm đối với Hồ Cẩm Đào. Một trong những nguyên nhân đó là bản thân ông Hồ không muốn “vác đáy nồi” thay cho Giang Trạch Dân, khiến cho Giang lúc nào cũng phải kiếm người thay thế ông Hồ.
Thái tử đảng Bạc Hy Lai vì tích cực trong việc bức hại Pháp Luân Công ở địa phương mà được nhắm trúng, nhưng năm 2007 Giang lại phải vội vàng cản trở Lý Khắc Cường – người lọt vào mắt xanh của ông Hồ Cẩm Đào – lên đài. Bởi vì trong hệ thống bang phái của Giang vẫn chưa có ứng viên nào có thể khởi được tác dụng cản trở, nhằm mục đích hoãn binh, cả hai phía Giang – Hồ đã tiếp nhận ông Tập Cận Bình. Tập Cận Bình đối với Giang mà nói, vấn đề lớn nhất là trong tay ông Tập không hề dính máu từ cuộc đàn áp Pháp Luân Công nên không có cách nào giành được sự tín nhiệm của Giang.
Cuốn sách còn nói, việc ông Tập Cận Bình lên đài cũng chỉ là cái kế quyền biến của hai họ Giang–Tăng. Mưu toan của hai họ Giang–Tăng là trong năm 2007 phải cản trở người kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào lên đài, trong năm 2007 đến 2012 đào luyện thành thục cho Bạc Hy Lai – người kế nhiệm chính thức của hệ thống bang phái Giang–Tăng, giành giật uy vọng và quyền thế, ít nhất vào thời kỳ của “thập bát đại” trong năm 2012 cũng phải giành được ghế Bí thư Chính Pháp Ủy và ghế Ủy viên Thường trực.
Giang–Tăng dự đoán rằng trong vòng khoảng 2 năm sau thời kỳ của “thập bát đại” sẽ lợi dụng vị trí Bí thư Thành ủy Trùng Khánh đương nhiệm của Bạc Hy Lai thông qua vận động “xướng hồng, đả hắc” (hát nhạc đỏ, đánh quân đen – tức hát nhạc, đọc kinh điển, kể chuyện về ĐCSTQ; đánh dẹp các thành phần bất lương) để thao khống và kiềm kẹp cả nước, đem “mô hình Trùng Khánh” mở rộng ra cả nước. Đồng thời còn lợi dụng các cơ cấu Chính Pháp Ủy, bộ đội võ cảnh, cùng với vô vàn nguồn nhân lực quân đội khác do một tay Bạc Hy Lai nắm giữ, lúc đó cõi Trung Quốc sẽ là thiên hạ của hai họ Giang–Tăng.
Có bản tin nói rằng, kế hoạch đảo chính này được thực thi chủ yếu dựa vào Bí thư Chính Pháp Ủy Chu Vĩnh Khang và Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai.
Âm mưu chính biến của hai họ Bạc–Chu sớm đã bị ngoại giới biết rõ. Điểm này đã được Tuần báo Phượng Hoàng – một tờ báo có sự chống lưng của chính phủ chứng thực.
Ngày 13 tháng 1 năm nay, tờ Tuần báo Phượng Hoàng của Hồng Kông đưa tin “Phân tích sáu tội trạng lớn của Chu Vĩnh Khang”, đã mổ xẻ về “sáu tội trạng lớn” của họ Chu.
Bài viết nói, Chu Vĩnh Khang cùng với Bạc Hy Lai cấu kết và có mưu đồ riêng. Theo nguồn tin được biết, Chu Vĩnh Khang từng có cuộc hội kiến bí mật với Nguyên Ủy viên Chính trị Trung ương Bộ phận Thi hành án nhà tù Tần Thành, Bí thư Thành ủy Thành phố Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Lập trường chính trị cũng như quan niệm giá trị của hai người “đến hẹn lại lên”, biểu thị sẽ cùng nhau “làm lớn một trận”.
Chu Vĩnh Khang sau khi về kinh đã nói với những “binh đồng tướng thép” của mình rằng: “Chúng ta nếu muốn thành ‘đại sự’ thì nên lợi dụng những người như Bạc Hy Lai, hắn ta có thể giúp chúng ta xông pha một trận”.
Trong thời kỳ ông Hồ Cẩm Đào còn nắm quyền, Giang Trạch Dân đã ra sức khống chế ông Hồ, tiếp tục dựa vào những thủ hạ như Chu Vĩnh Khang để duy trì, đẩy mạnh cuộc bức hại Pháp Luân Công.
Ngày 3 tháng 9 năm nay, mạng Phượng Hoàng đưa tin, Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Quân sự và Xây dựng Quân đội Dương Xuân Trường đã công khai tiết lộ việc Từ Tài Hậu “bọn họ khống chế người lãnh đạo quân ủy”. Tin tức này được cho là Trung Nam Hải đang bán công khai tình tiết thời kỳ Hồ Cẩm Đào còn nắm quyền và việc Giang Trạch Dân dùng quân đội can thiệp chính trị.

Giang phái quấy rối Pháp Luân Công ở Hồng Kông, thúc ép người đương quyền

Bài viết “Rốt cuộc là ai muốn lật đổ Bạc Hy Lai” của nhà bình luận thời sự Trần Phá Không nói: “Giang Trạch Dân trong thời còn đương chức đã ra tay trấn áp Pháp Luân Công, để lại một vết nhơ lớn. Sau đó Giang Trạch Dân phát hiện, không chỉ có đồng lưu của ông ta là Chu Dung Cơ, Kiều Thạch, Lý Thụy Hoàn đều có thái độ tiêu cực với việc trấn áp Pháp Luân Công mà đến cả Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo cũng luôn luôn thấp giọng đối với vấn đề Pháp Luân Công. Giang Trạch Dân biết rõ rằng vấn đề này rất nghiêm trọng…”
Truyền thông Hồng Kông có đưa tin về một tình tiết của Giang Trạch Dân, chứng thực rằng Giang đã hoảng sợ sau khi thi hành bức hại. Chiếu theo quy định nội bộ của ĐCSTQ, Ủy viên thường trực về hưu mỗi ngày có quyền nhận từ Văn phòng Bí thư một bảng tư liệu tuyệt mật “Phản ánh tình hình”. Thông thường thì Giang chẳng để mắt đến, nhưng Giang chỉ chú mục đến hai tin tức: Một là, bảng “Động thái phía địch” do Ủy ban Tổng quản của Chính Pháp ủy phát ra, bản tài liệu này phản ánh tình hình hoạt động của “thế lực thù địch” do Chính Pháp ủy xác định; hai là những “công kích” của các kênh truyền thông Pháp Luân Công dành cho ông ta. Những chi tiết nào cần có hồi ứng, Giang đều tự mình sắp xếp. Truyền thông Hồng Kông còn châm biếm rằng, Giang đã là đạo diễn lại có thể đảm đương luôn chức biên kịch.
Có bản tin nói rằng, sau khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 16 diễn ra vào tháng 10 năm 2005, ông Hồ và ông Ôn cơ bản không nhắc tới vấn đề đả kích Pháp Luân Công, những văn kiện chính thức tuyệt đối không nhắc đến ba chữ “Pháp Luân Công”.
Nhưng, tập đoàn của Giang Trạch Dân vẫn liều mạng kiềm kẹp người nắm quyền đương thời của ĐCSTQ, bất kể là ông Hồ Cẩm Đào, hay đương kim chủ tịch Tập Cận Bình cũng đều phải đối mặt với khốn cảnh này.
Trước ngày 1 tháng 7 năm 2012, lúc ông Hồ Cẩm Đào đến thăm Hồng  Kông, 3 giờ sáng Chủ nhật ngày 10 tháng 6, một “Hiệp hội quan ái Thanh niên Hồng Kông” vừa mới đăng ký thành lập được 2 ngày (gọi tắt là “Quan Thanh hội”) đột nhiên điều phái mấy mươi người đứng ở cửa thông xe ga Hồng Kham giơ ra một đống biểu ngữ và poster, đồng thời sử dụng những thủ đoạn và ngôn từ học được từ ĐCSTQ để bôi nhọ Pháp Luân Công, giơ cao những biểu ngữ bôi bác Pháp Luân Công.
Thời báo Đại Kỷ Nguyên Hồng Kông lúc đó đưa tin, Tăng Khánh Hồng đã truyền chỉ dụ Lương Chấn Anh chống lưng cho tổ chức “Quan Thanh Hội” nhằm tiến hành vây ráp, công kích các học viên Pháp Luân Công ở nhiều khu vực tại Hồng Kông, ý muốn tạo sự kiện khiêu khích nhằm giá họa cho Pháp Luân Công, rồi đi đến mục đích tróc rễ các điểm giảng chân tướng tại Hồng Kông. Đồng thời, tiến hành kiềm kẹp toàn bộ tầng lớp lãnh đạo cấp cao trong nội bộ ĐCSTQ, biến họ trở thành đồng lõa, cùng “vác đáy nồi” chịu trận để tránh sự trả giá.
Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2013, trên khắp các con phố Hồng Kông, người ta đều bắt gặp cảnh ẩu đả của đám giang hồ xã hội đen thân cộng nhắm vào các học viên Pháp Luân Công, ở các sân bay của Hồng Kông, ga tàu, khu thương mại và những khu vực phồn hoa khác, những băng rôn, biểu ngữ dậy trời rợp đất, những lời lẽ thóa mạ, trù ếm không ngớt văng vẳng bên tai.
Những hành vi tà ác của “Quan Thanh Hội” cực kỳ quá đáng, khiến cho dân chúng Hồng Kông phẫn nộ. Một số lượng lớn thị dân, quan chức, các giới ở Hồng Kông đều tố cáo, lên án những hoạt động gây rối xã hội, thổi bùng thù hận theo cách thức bạo lực thời Cách mạng Văn hóa của “Quan Thanh Hội”.
Dưới ý chí mạnh mẽ của dân chúng, vở diễn “thù hận – phong ba thời Văn Cách” đã thất bại, sức ảnh hưởng mà Giang phái ra sức xây dựng bấy lâu nay tại Hồng Kông – Ma Cao đã đi sang tuyệt lộ.

Cho đến nay ĐCSTQ vẫn đang bức hại Pháp Luân Công

Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, đã lấy danh nghĩa chống tham nhũng truy bắt quan tham. Cho đến nay đã có hơn 100 quan chức cấp Quân khu, cấp Bộ bị sa lưới, trong đó đa số đều có lý lịch bức hại Pháp Luân Công.
Điều đặc biệt là trong số quan chức cấp cao nhất bị sa lưới, như Nguyên Chính pháp ủy Chu Vĩnh Khang, Nguyên Phó chủ tịch Quân ủy Từ Tài Hậu, Nguyên Phó chủ tịch Chính hiệp Tô Vinh, Nguyên thứ trưởng Bộ Công an, chủ nhiệm Văn phòng 610 Lý Đông Sinh…, tất cả đều dính máu từ cuộc bức hại Pháp Luân Công.
Các cơ quan dưới quyền ông Tập Cận Bình cũng đang trong quá trình dỡ bỏ các trại lao giáo, nhưng vì đây là vấn đề có liên quan trực tiếp đến Pháp Luân Công, nội bộ ĐCSTQ cũng phải chịu nhiều sự khống chế từ phía tập đoàn Giang Trạch Dân.
Gần đây, thời báo Đại Kỷ Nguyên lại nhận được một văn kiện “cơ mật” chứng tỏ vụ bức hại phi pháp Pháp Luân Công vẫn còn tiếp tục.
Ngày 14 tháng 5, Văn phòng Thành ủy Thành phố Phúc Châu đã phát đi văn kiện số (2015) 23, nội dung văn kiện là: Thông báo của Văn phòng Thành ủy Phúc Châu về việc chuyển phát “Trọng điểm công tác năm 2015 của tổ Phòng chống và Xử lý các Vấn đề Tà giáo của Thành ủy Phúc Châu”. Trên văn kiện có đóng dấu mộc hai chữ “cơ mật”.
Theo nguồn tin được biết, nội dung văn kiện trên nhiều lần nhắc đến vấn đền đàn áp Pháp Luân Công. Như việc xuất hiện các poster biểu ngữ về Pháp Luân Công, chuỗi hoạt động truyền phát chân tướng vào ngày 13 tháng 5, các cơ quan này còn nói phải “đào sâu đánh hiểm”. Căn cứ theo mạng tin Minh Huệ, các cơ quan này còn nói rằng phải “tra rõ và cắt đứt” đường dây “Pháp Luân Công hải ngoại” và “Pháp Luân Công trong nội thành”, ngoài ra còn thiết lập hạng mục hành động 310.
Bình luận viên Thời sự Thạch Cửu Thiên nói, dù các quan chức bức hại Pháp Luân Công đã bị sa lưới một lượng lớn, nhưng bộ máy bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ vẫn không dừng, các cơ cấu ở trung tầng, cơ tầng vẫn hoạt động bình thường, rất nhiều quan chức là đang trông chờ diễn tiến chính trị, cho nên cuộc bức hại vẫn tiếp diễn ở Trung Quốc.

Phân tích: Bắt giữ Giang Trạch Dân sẽ kết thúc đấu đá nội bộ

Ông Thạch Cửu Thiên bày tỏ, chính trường Trung Quốc qua cuộc bức hại Pháp Luân Công đã để lại hậu họa trầm trọng. Tập đoàn Giang Trạch Dân đã thực thi chính sách hủy diệt “Bôi nhọ danh dự, phá hoại kinh tế, tiêu hủy thân thể” thậm chí là còn mổ cướp nội tạng sống, đem đến bao tai ương khổ nạn cho hàng vạn học viên Pháp Luân Công cùng gia đình của họ. Nếu trận doanh của ông Tập Cận Bình muốn trị quốc, thì không thể né tránh vấn đề của hàng triệu học viên Pháp Luân Công, mà tập đoàn Giang Trạch Dân thì sẽ không và không bao giờ nhượng bộ đối với vấn đề này.
Ông Thạch Cửu Thiên còn nói, chỉ có bắt giữ Giang Trạch Dân, giải thể ĐCSTQ, đồng thời khôi phục danh dự cho Pháp Luân Công, mới có thể giải quyết vấn đề căn bản. Trung Quốc mới có thể trở lại trạng thái bình thường của một quốc gia, những cuộc đấu đá nội bộ kịch liệt trên trường chính trị sẽ trở thành quá khứ, “nếu không, con đường thoái lui của các cơ quan này sẽ ngày càng hẹp, cuộc đấu đá với tập đoàn Giang Trạch Dân sẽ càng kịch liệt”.

Series Navigation<< Bản tin đặc biệt: Bắt giữ Giang Trạch Dân là lối thoát duy nhất cho sự ổn định xã hội Trung Quốc (Phần 1)
Chia sẻ bài viết này
Share:
Email
Print
Shortlink:

No comments:

Post a Comment