Nhật Bản có thể vượt qua Trung Quốc để trở thành nền kinh tế số 2 thế giới, theo Gordon Chang
NEW YORK – Gordon Chang dường như đã đi trước thời đại khi ông viết cuốn sách “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc” vào năm 2001.
Tác giả đã tiên đoán sự sụp đổ của nền kinh tế Trung Quốc và sự suy thoái của ĐCSTQ trong vòng 10 năm tiếp đó. Tính đến năm 2015, tiên đoán của tác giả bị chậm 4 năm.
Tuy nhiên rất nhiều lý lẽ của tác giả vẫn còn chính xác cho đến hôm nay. Trong bối cảnh khi mà nền kinh tế chính trị của Trung Quốc đang biến động từng ngày, Đại Kỷ Nguyên đã có cuộc phỏng vấn với Ông Chang về quá khứ và tương lai đầy bất ổn của quốc gia này.
ĐẠI KỶ NGUYÊN: Ông viết cuốn sách “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc” trong năm 2001. Hiện nay chúng ta đang ở đâu?
Quảng cáo
Gordon Chang: Trong năm 2001, tôi đã nói sẽ mất 10 năm để ĐCSTQ thất bại. Vậy, tôi đã tiên đoán sai khoảng 4 năm. Nhưng, những gì mà chúng ta thực sự đang nhìn thấy bây giờ là giai đoạn đầu của sự sụp đổ, không chỉ là nền kinh tế mà còn cả hệ thống chính trị.
Ngay hiện nay, kinh tế Trung Quốc không phải đang tăng trưởng ở mức 7%, có lẽ chỉ ở mức 1 hoặc 2%. Ở Bắc Kinh, họ thậm chí nói với nhau là 2,2%.
Điều quan trọng nhất là: tiền đang ra khỏi đất nước này với tốc độ chưa từng thấy. Bloomberg đã theo dõi hiện tượng này và cho biết tháng 8 vừa qua đã có khoảng 144 tỷ Đô La Mỹ được rút ra khỏi Trung Quốc. Goldman Sachs thì nói: Không, con số đó phải là 178 tỷ Đô La Mỹ. Đó chính là bức tranh thực tế về những gì đang diễn ra tại Trung Quốc.
Vấn đề đối với giới lãnh đạo Trung cộng hiện nay là họ không thể chặn lại sự xuống dốc của nền kinh tế Trung Quốc. Có lẽ họ có thể làm chậm tốc độ sụt giảm, nhưng họ không thể thay đổi khuynh hướng này bởi vì tất cả những biện pháp mà họ đang sử dụng cho đến nay – kích thích tiền tệ, kích thích tài chính, phát triển mạnh thị trường chứng khoán, phá giá tiền tệ – tất cả các chiến thuật này đều đã thất bại.
Không có gì khó hiểu nếu Trung Quốc mất vị trí số 2 vào tay Nhật Bản. Nhật Bản không cần phải phát triển, tất cả những gì Nhật Bản cần làm là duy trì nền kinh tế như hiện nay. Tôi cho rằng Trung Quốc đang thụt lùi – Gordon Chang
ĐẠI KỶ NGUYÊN: Điều gì là gốc rễ của các vấn đề kinh tế?
Ông Chang: Mọi người đều nói “Ồ, Trung Quốc có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, thế thì làm sao nó có thể có vấn đề?” Vâng, tất nhiên, Trung Quốc sẽ không đối mặt với vấn đề nợ nước ngoài. Nó sẽ không giống như trường hợp của Argentina.
Nhưng, khi anh quay lại và nhìn vào lịch sử các cuộc khủng hoảng tài chính, những khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất không phải là những cuộc khủng hoảng do nợ bên ngoài gây ra, mà đó những khủng hoảng từ nội bộ bên trong, và đó chính là điều mà Trung Quốc đang phải đối mặt.
Trung Quốc đang nợ rất nhiều, có lẽ tương đương 350% GDP – nếu con số GDP là chính xác và tổng nợ vay đã được tính đến.
Vào cuối tháng 6 năm 2014, McKinsey nói rằng tỷ lệ giữa nợ vay và GDP là 282%. Tất nhiên kể từ đó đến nay, tỷ lệ này đã xấu đi. Tôi cho rằng họ đã không tính hết các khoản nợ. Hiện nay, tình hình là đặc biệt trầm trọng, nhất là đối với một đất nước đang phát triển như Trung Quốc.
ĐẠI KỶ NGUYÊN: Liệu nhà cầm quyền Trung Quốc có thể sử dụng công cụ chính sách để giải quyết vấn đề?
Ông Chang: Kể từ tháng 11, họ đã có năm lần cắt giảm lãi suất tham chiếu, bốn lần cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nhưng không thấy rõ được hiệu quả.
Kích thích tài chính – nếu như họ xây dựng thêm một thành phố ma khác hoặc một đường tàu điện ngầm khác ở Bắc Kinh, vâng, có thể tốt, họ sẽ tăng GDP lên một chút, nhưng họ cũng sẽ có thêm các khoản nợ. Do đầu tư chệnh hướng và hiệu quả thấp, đây không phải là một giải pháp cho họ.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã có sự phát triển mạnh mẽ , họ ca ngợi nó một cách thiếu thận trọng. Đó là cách mà họ tự cứu vãn, nhưng điều này hiện nay cũng đang bị phá vỡ.
Trung Quốc thực sự không thể tạo ra sự phát triển bền vững – Gordon Chang
Và việc phá giá đồng tiền trong tháng 8 vừa qua đang gây bối rối và hoang mang. Ai có thể biết được họ đang cố gắng làm gì? Hiển nhiên, việc phá giá đã gây ra các vấn đề thực sự bởi vì nó đã làm lung lay niềm tin, không chỉ ở bên trong Trung Quốc mà còn trên thế giới.
Khi nhìn những điều mà họ đang cố gắng làm và trong quá khứ, bạn sẽ thấy rằng họ đã tạo ra sự phát triển với các kỹ thuật này. Nhưng bây giờ, họ không thể làm điều đó nữa, và nó thực sự có nghĩa là họ đang ở trong tình thế nguy hiểm. Sẽ có rất nhiều, thêm nhiều sự phản đối.
ĐẠI KỶ NGUYÊN: Họ chỉ có thể cải thiện tình hình nếu như họ cho người dân có nhiều tự do hơn.
Ông Chang: Đã bao nhiêu lần các bạn từng nghe rằng “ĐCSTQ đã giúp 400 triệu, 500 triệu dân thoát khỏi nghèo đói?”.
Không, họ đã không làm như vậy. Đặng Tiểu Bình đã nới lỏng tự do một chút, và cuộc sống của người dân Trung Quốc đã được cải thiện. Đặng Tiểu Bình nhận ra rằng họ phải thay đổi ngành nông nghiệp, cho nên họ đã áp dụng Hệ thống Trách nhiệm Gia đình, trong đó các hộ gia đình có thể quản lý các thửa ruộng.
Nhưng theo quy định của chính quyền trung ương, các thửa ruộng này không thể được quản lý bởi chỉ một gia đình. Các gia đình không thích ý tưởng đó, họ mong muốn có ruộng riêng, thế là các quan chức địa phương đã lờ đi vấn đề này, nông nghiệp nhờ thế mà phát triển. Đó không phải là do Đặng Tiểu Bình, mà là bởi vì người dân đã phớt lờ các quy định của Đặng.
Khi mà công cụ cuối cùng của nhà cầm quyền thất bại, họ sẽ rơi tự do. Và tôi nghĩ rằng nó sẽ kéo theo cả hệ thống chính trị. – Gordon Chang
Các nhà doanh nghiệp can trường, một vài cựu quan chức chính phủ, một số người nghèo, quyết định rằng họ sẽ làm kinh doanh và trở thành các doanh nhân. Họ đã tạo ra sự giàu có này. Nhưng chính là ĐCSTQ đã kìm hãm họ. Nhà cầm quyền thực sự không thể tạo ra sự phát triển bền vững.
Mọi người muốn có một mô hình bền vững, nhưng với mong muốn kiểm soát quá nhiều của ĐCSTQ, rốt cuộc họ đối mặt với một nền kinh tế thiếu bền vững.
ĐẠI KỶ NGUYÊN: Ông viết trong cuốn sách của mình rằng, mọi người cho rằng Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2010. Điều này không xảy ra. Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất vào năm 2020. Có một vấn đề là Trung Quốc không phải là quốc gia sáng tạo. Họ không có khả năng để đổi mới và cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Ông Chang: Để tránh cái bẫy thu nhập trung bình, để vượt khỏi việc chế tạo các sản phẩm rẻ tiền như là cơ sở của một nền kinh tế, họ cần phải đổi mới. Điều này không có nghĩa là người Trung Quốc là những kẻ ngu đần, tất nhiên họ không phải là những kẻ như vậy. Họ có thể sáng tạo giống như bất cứ ai khác trên thế giới, nhưng họ không thể làm vậy trong một hệ thống, một chế độ mà họ đang hoạt động và sinh sống.
Bởi vì sự kiểm soát giáo dục, kiểm soát tất cả mọi thứ (của nhà cầm quyền), điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng đổi mới và sáng tạo của các doanh nghiệp.
Khi có các vấn đề kinh tế thực sự trầm trọng, tôi nghĩ mọi người sẽ nói “Tôi có đủ rồi” – Gordon Chang
Có một số giới hạn thực tế quan trọng. Ví dụ như, kể từ đầu tháng 7, để hỗ trợ cho thị trường chứng khoán, Bắc Kinh đã không cho phép phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO). Tôi biết, thủ tướng Lý Khắc Cường đã nói về nền kinh tế thời Internet của mình, nhưng họ không thể có nền kinh tế này nếu như các công ty không có được tiền mặt.
Với việc đóng cửa IPO, họ đã bóp nghẹt khả năng sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ muốn trở thành các doanh nghiệp lớn hơn. Đó là lịch sử phát triển của thung lũng Silicon ở California, ở đó có rất nhiều các doanh nghiệp khởi nghiệp từ một quy mô nhỏ nhưng hiện nay đã trở thành biểu tượng của ngành công nghiệp này. Nổi tiếng nhất là Apple, và cả Hewlett-Packard.
Đây là những doanh nghiệp nhỏ và họ đã trở thành các công ty đa quốc gia bởi vì họ đã có thể hoạt động trong một môi trường tự do của California, là nơi mà họ có thể có được tiền, có thể có được chuyên môn, có được bất kỳ cái gì mà họ muốn, và họ đã phát triển. Nhưng mọi người không thể thực hiện điều này ngay bây giờ ở Trung Quốc là do những hạn chế vì lý do chính trị được quy định bởi nhà cầm quyền.
Trung Quốc sẽ không có được một nền kinh tế phát triển, đổi mới mà chúng ta kỳ vọng cho đến khi họ thay đổi hệ thống này.
ĐẠI KỶ NGUYÊN: Ông hãy cho biết về các rủi ro, ông đã sống ở Trung Quốc trong một thời gian dài.
Ông Chang: Họ có luật phá sản nhưng các doanh nghiệp không thể phá sản khi họ là các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu. Anh không thể có vốn hoặc rất khó để có vốn nếu như anh là doanh nghiệp tư nhân, nhỏ hơn.
Trung Quốc có rất nhiều doanh nghiệp rất tốt. Các liên doanh tư bản cũng được thành lập. Vấn đề của họ là họ không thể phát triển. Họ không có môi trường giống như ở thung lũng Silicon, là nơi mà mọi người có thể thử thành lập doanh nghiệp, trải nghiệm kinh doanh, thất bại và lại thử làm lại.
Ví dụ điển hình nhất là trường hợp công ty Disney. Walt Disney đã thất bại rất nhiều lần. Tất cả những người được cho là biểu tượng trong ngành, phần lớn họ đã từng thất bại. Đáng tiếc, đấy không phải là hệ thống ở Trung Quốc.
Tiền đã rút ra khỏi đất nước với một tốc độ chưa từng có – Gordon Chang
Trung Quốc có môi trường kinh doanh quá khắc nghiệt, do nhà nước chi phối quá nhiều. Đáng tiếc, các doanh nghiệp nhà nước đang ngày càng có quyền lực chính trị nhiều hơn, ngày nay họ thực sự có khả năng cản trở mọi thay đổi cần thiết ở Trung Quốc, nhưng văn hóa như vậy không có ở thung lũng Silicon.
Họ có thể thích việc tạo một bản sao, họ tất nhiên cũng có thể xây dựng những tòa nhà, nhưng họ không thể tái tạo văn hóa, bởi vì văn hóa thực sự chỉ thịnh vượng trong một xã hội cởi mở và tự do. Và đó không phải là Trung Quốc, xét trên bất kỳ khía cạnh nào.
ĐẠI KỶ NGUYÊN: Rất nhiều người, những người đã kiếm được nhiều tiền, không muốn hệ thống thay đổi.
Ông Chang: Trong khủng hoảng kinh tế năm 2008, Trung Quốc đã quyết định từ chối toàn bộ khái niệm suy thoái, vì thế điều mà họ đã làm, là thực hiện chương trình kích thích kinh tế lớn nhất thế giới. 5 năm sau kể từ năm 2009, Trung Quốc đã đưa vào một lượng tín dụng tương đương với toàn bộ hệ thống ngân hàng của Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, tại thời điểm cuối năm 2008, kinh tế Trung Quốc thậm chí không bằng một phần ba của của nền kinh tế Hoa Kỳ.
Đúng, Trung Quốc đã tạo ra sự tăng tưởng, nhưng do họ đã đưa quá nhiều tiền vào nền kinh tế của mình, và thực chất điều mà họ đã làm đã tạo ra các bong bóng tài sản, là điều mà họ không thể kiểm soát được. Điều đó đã làm cho các doanh nghiệp nhà nước có quyền lực rất lớn.
Các doanh nghiệp nhà nước đã có khả năng giành được tất cả các khoản tiền mà ngân hàng nhà nước cho vay. Doanh nghiệp nhà nước có khả năng giành được tất cả gói kích thích kinh tế của Bắc Kinh và vì vậy họ trở nên đặc biệt có quyền lực chính trị và họ đã sử dụng quyền lực này trong một vài năm cuối gần đây để ngăn cản các doanh nghiệp nước ngoài vào như chúng ta đã nhìn thấy và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nội địa của Trung Quốc.
Đây là một vấn đề chính trị bởi vì những lực lượng có thể thay đổi Trung Quốc tốt hơn lại không có quyền lực chính trị để thực hiện. Đó chính là điều xảy ra trong hệ thống chính trị của Trung Quốc hiện nay.
ĐẠI KỶ NGUYÊN: Trung Quốc cần phải ủng hộ doanh nghiệp để có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, nếu xét trên tiềm năng và quy mô của nền kinh tế.
Ông Chang: Tất nhiên rồi, hiện nay, kinh tế Trung Quốc, như mọi người nói là nền kinh tế hơn 10 ngàn tỷ Đô la, chúng ta thực sự không biết kinh tế Trung Quốc lớn như thế nào. Chúng ta biết rằng con số gần đây là phóng đại và cường điệu thành tích kinh tế.
Có lẽ nó không phải là 10 ngàn tỷ Đô La Mỹ như các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói. Có rất nhiều các chỉ số tăng trưởng ở tốc độ chậm hơn nhiều, và vì vậy kinh tế Trung Quốc có thể là 8 ngàn tỷ Đô La Mỹ, có thể là 9 ngàn tỷ Đô La Mỹ, chúng ta thực sự không biết, nhưng chắc chắn rằng không có cách nào để vượt qua Hoa Kỳ.
Không có gì khó hiểu nếu Trung Quốc mất vị trí số 2 vào tay Nhật Bản. Nhật Bản không cần phải phát triển, tất cả những gì Nhật Bản cần làm là duy trì nền kinh tế như hiện nay. Tôi cho rằng Trung Quốc đang thụt lùi.
Gordon Change là tác giả của cuốn sách “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc”. Ông Chang có bằng cử nhân đại học của trường đại học Cornell, và đã hoàn thành bằng cử nhân luật tại trường luật Cornell. Trước khi viết sách, ông Chang đã hành nghề luật ở Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Cuộc phỏng vấn này đã được biên tập cho rõ ràng và khúc chiết.
Chia sẻ bài viết này
TIN LIÊN QUAN
-
25 Tháng Chín ,2015
-
10 Tháng Bảy ,2015
-
23 Tháng Sáu ,2015
-
22 Tháng Sáu ,2015
-
7 Tháng Sáu ,2015