Biển Đông đang trên thùng thuốc?
Tác giả: ĐÌNH NGÂN THEO CRISISGROUP.ORG
Bài đã được xuất bản.: 8 giờ trước
TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)
Căng thẳng trên Biển Đông đang gia tăng và thái độ của Bắc Kinh cũng trở nên hung hăng hơn. Trung Quốc đang ráo riết khai thác điểm yếu của các “đối thủ” Đông Nam Á – những nước nhỏ hơn cũng tuyên bố chủ quyền Biển Đông – và dồn họ vào thế bất lợi.
Cho tới gần đây, Trung Quốc vẫn theo đường lối "quyết liệt đáp trả" - tức phản ứng mạnh mẽ trước những hành động được cho là khiêu khích trong vùng biểnnày. Còn hiện nay, dường như đang có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc muốn bỏ đi từ hai chữ "đáp trả" trong cách tiếp cận này.
Bắc Kinh đã đáp trả quyết liệt như một cách để thử đối phương trong cuộc đối đầu diễn ra từ tháng 4 với Philippine tại bãi cạn Scarborough. Trong khi đổ lỗi cho Philippine đã biến một mâu thuẫn về khai thác cá thông thường thành một cuộc khủng hoảng khi phái tàu chiến đến vị trí tranh chấp, Trung Quốc cũng nhân cơ hội này củng cố cho các yêu sách của mình đối với bãi cạn tranh chấp bằng việc triển khai tàu thực thi pháp luật phi quân sự và cho phép các tàu này nán lại tại khu vực. Bắc Kinh cũng không ngại vận dụng ảnh hưởng đối với nền kinh tế đang trong khó khăn những năm qua của Manila khi thắt chặt các quy định về nhập khẩu trái cây nhiệt đới, dẫn tới thiệt hại ước tính khoảng 34 triệu USD cho Philippine.
Bắc Kinh đã quyết liệt đáp trả đối với luật biển vừa được Việt Nam ban hành với các quy định được áp dụng đối với cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Dấu mực của đạo luật còn chưa kịp khô, Trung Quốc đã tuyên bố thành lập "thành phố Tam Sa", một cơ quan hành chính quản lý bao gồm toàn bộ khu vực lãnh thổ tranh chấp với Việt Nam và Philippine. Cuối tháng 7, Bắc Kinh còn ủy quyền cho Chỉ huy quân sự Quảng Châu của Quân đội giải phóng nhân dân thành lập một đơn vị đồn trú tại cái gọi là "thành phố" mới thành lập này.
Ảnh minh họa |
Cũng như một phần trong cách tiếp cận có phần mạnh mẽ hơn là quyết định cho phép công ty dầu khí nhà nước CNOOC mời thầu với các công ty năng lượng nước ngoài trong dự án thăm dò chung tại Biển Đông với các lô nằm ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Những động thái này báo hiệu Bắc Kinh sẽ không xuống nước trong các tranh chấp.
Khi Trung Quốc ngày càng lấn át Philippine và Việt Nam trong cuộc ăn miếng trả miếng đầy nguy hiểm này, người ta kỳ vọng các quốc gia ASEAN khác sẽ cùng ủng hộ các hội viên của mình. Nhưng ngược lại, tại hội nghị bộ trưởng ngoại giao ở Phnom Penh, Trung Quốc đã "nhúng tay" góp phần gây suy yếu tổ chức. Trung Quốc gây sức ép lên Campuchia, nước giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN, để chặn một cuộc thảo luận sâu về tranh chấp Biển Đông, và kết quả là ngay cả một bản thông cáo chung kết thúc hội nghị cũng không thể đạt được, lần đầu tiên trong 45 năm qua.
Lúc mà hội nghị Phnom Penh đổ vỡ, xuất hiện nhiều tin tức cho rằng tàu khu trục nhỏ hải quân Trung Quốc đã tới gần bãi Trăng Khuyết, khu vực chỉ cách tỉnh Palawan của Philippine 110km. Bất chấp động thái khiến không ít người bối rối trên từ quân đội Trung Quốc, Bộ Quốc phòng nước này vẫn khẳng định tàu chỉ đơn giản đang tiến hành tuần tra hải quân định kỳ, dù ở ngay tại vùng đặc quyền kinh tế của Philippine.
Tàu khu trục này có thể là một thành viên trong đội tàu tuần tra mà phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc miêu tả là đội tàu tuần tra "ứng chiến", được Bắc Kinh thành lập vào cuối tháng 6 tại Biển Đông.
Cử tàu quân sự đi tuần tra tại khu vực biển tranh chấp có thể chính là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ không chỉ sử dụng tàu thực thi pháp luật để đối phó với những sự việc gần đây như vụ bãi cạn Scarborough. Điều này đặc biệt gây rắc rối thêm khi tranh chấp liên quan tới tàu quân sự vũ trang sẽ chắc chắn khiến Trung Quốc quay bước hơn.
Cách tiếp cận cứng rắn hơn của Trung Quốc có thể được giải thích phần nào bởi thực tế nước này không hài lòng với những gì giành được từ sự thay đổi chiến thuật năm 2011 sang sử dụng ngoại giao nhiều hơn. Chính trị trong nước cũng đóng góp vào quan điểm cứng rắn của Trung Quốc tại Biển Đông. Trước đó, công chúng Trung Quốc còn chưa hết bàng hoàng bởi vụ bê bối Bạc Hy Lai, nên vụ việc tại bãi cạn Scarborough tạo cơ hội đánh lạc hướng dư luận không thể tốt hơn cho Bắc Kinh. Trung Quốc một lần nữa lại phô trương sức mạnh tại Biển Đông, một phần để chuyển những bất trắc có thể xảy ra từ sự thay đổi lãnh đạo sắp đến gần.
Tuy nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc cũng nên thận trọng với ý đồ của mình. Cách tiếp cận cứng rắn thường dễ gây phản tác dụng. Nó có thể khiến củng cố thêm chiến lược chuyển hướng trọng tâm của Washington sang châu Á khi đẩy các nước trong khu vực ngả sang vòng tay của Mỹ. Hơn nữa, tranh chấp lãnh thổ diễn ra đúng lúc tinh thần chủ nghĩa dân tộc lên cao, một khi công chúng nổi giận có thể gây áp lực lên chính phủ trong các động thái ngoại giao. Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ bị mắc kẹt ở vị trí buộc phải hành động quyết liệt, ngay cả khi chỉ để phô trương. Bị dồn vào đường cùng, không còn cách nào khác ngoài đối đầu quân sự, chắc hẳn cũng là điều cuối cùng mà Bắc Kinh mong muốn.
No comments:
Post a Comment