Trong bản báo cáo thường niên, Ủy ban châu Âu nhấn mạnh rằng số lần phát hiện hàng giả trong năm 2012 vẫn ổn định ở mức 90.000 vụ, và số lượng hàng giả tịch thu được giảm mạnh, còn 39,9 triệu món so với năm 2011 là gần 115 sản phẩm giả hiệu. Tuy nhiên giá trị các món hàng tịch thu vẫn rất cao, lên đến 992 triệu euro.
Từ ba năm qua, số các vụ kiểm tra những gói hàng nhỏ gởi qua bưu điện hay qua đường chuyển phát nhanh đã tăng cao, song song với việc phát triển mua hàng qua internet. Năm 2012, gần 70% các vụ kiểm tra của hải quan là nhắm vào bưu kiện hoặc hàng chuyển phát nhanh, và gần một phần tư các vụ tịch thu bưu kiện là do có chứa dược phẩm.
Trong số các loại thuốc giả, mặt hàng Viagra là phổ biến nhất, và cũng có các loại thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thậm chí thuốc trị ung thư.
Cũng như những năm trước đó, đại đa số các hàng hóa tịch thu được có nguồn gốc từ Trung Quốc (64,5% từ Hoa lục và 7,8% từ Hồng Kông). Tiếp theo là các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Bulgari. Trong số các nước thành viên Liên hiệp châu Âu khác, Hy Lạp dẫn đầu với tỉ lệ 2%.
Về mặt giá trị, Trung Quốc chiếm đến 87% tổng trị giá hàng bị tịch thu, bỏ xa nước đứng thứ nhì là Thổ Nhĩ Kỳ (4%), các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (2,6%), Maroc (1,9%).
Thuốc lá chiếm gần 31% trong số các loại hàng giả bị tịch thu. Còn lại là “hàng linh tinh” (như bóng đèn, pin, bột giặt…) 11%, vật liệu bao bì 10%. Ngoài dược phẩm và thực phẩm, hàng giả còn là đồng hồ, quần áo, giày dép, đồ chơi trẻ em, hàng điện tử. Khoảng 90% số hàng tịch thu đã được đem đi tiêu hủy.
Từ ba năm qua, số các vụ kiểm tra những gói hàng nhỏ gởi qua bưu điện hay qua đường chuyển phát nhanh đã tăng cao, song song với việc phát triển mua hàng qua internet. Năm 2012, gần 70% các vụ kiểm tra của hải quan là nhắm vào bưu kiện hoặc hàng chuyển phát nhanh, và gần một phần tư các vụ tịch thu bưu kiện là do có chứa dược phẩm.
Trong số các loại thuốc giả, mặt hàng Viagra là phổ biến nhất, và cũng có các loại thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thậm chí thuốc trị ung thư.
Cũng như những năm trước đó, đại đa số các hàng hóa tịch thu được có nguồn gốc từ Trung Quốc (64,5% từ Hoa lục và 7,8% từ Hồng Kông). Tiếp theo là các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Bulgari. Trong số các nước thành viên Liên hiệp châu Âu khác, Hy Lạp dẫn đầu với tỉ lệ 2%.
Về mặt giá trị, Trung Quốc chiếm đến 87% tổng trị giá hàng bị tịch thu, bỏ xa nước đứng thứ nhì là Thổ Nhĩ Kỳ (4%), các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (2,6%), Maroc (1,9%).
Thuốc lá chiếm gần 31% trong số các loại hàng giả bị tịch thu. Còn lại là “hàng linh tinh” (như bóng đèn, pin, bột giặt…) 11%, vật liệu bao bì 10%. Ngoài dược phẩm và thực phẩm, hàng giả còn là đồng hồ, quần áo, giày dép, đồ chơi trẻ em, hàng điện tử. Khoảng 90% số hàng tịch thu đã được đem đi tiêu hủy.
No comments:
Post a Comment