Tuyên bố tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Itsunori Onodera khẳng định rằng nước ông « sẽ không bao giờ tha thứ cho những hành vi thâm nhập lặp đi lặp lại » của tàu Trung Quốc vào vùng biển của mình.
Lãnh đạo ngành quốc phòng Nhật Bản nói tiếp : « Một mặt, chúng ta (tức Nhật Bản) phải có những nỗ lực ngoại giao. Nhưng một mặt khác, chúng ta cũng muốn kiên quyết bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của đất nước bằng các Lực lượng Tự vệ (tên gọi của quân đội Nhật) và Tuần duyên ».
Phản ứng cứng rắn trên đây của ông Onodera được đưa ra ít lâu sau khi Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản báo cáo về một vụ xâm nhập mới của tàu Trung Quốc vào vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang bị Trung Quốc quyết liệt tranh giành.
Theo nguồn tin trên, ba chiếc tàu của lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc đã tiến vào khu vực này vào khoảng 08g30 sáng nay, giờ địa phương, đi lại trong vùng hải phận của Nhật Bản trong vòng 2 tiếng đồng hồ trước khi trở ra.
Đây là cuộc thâm nhập đầu tiên trong năm 2014. Lần cuối cùng mà Tuần duyên Trung Quốc tiến vào khiêu khích Nhật Bản tại vùng Senkaku/Điếu Ngư là vào ngày 29/12/2013 vừa qua.
Từ hơn một năm nay, quan hệ Trung-Nhật xuống đến mức thấp nhất do tranh chấp chủ quyền vùng quần đảo này trên Biển Hoa Đông, đang nằm dưới quyền quản lý của Tokyo, nhưng bị Bắc Kinh viện dẫn các lý do lịch sử để đòi chủ quyền ngoài.
Tình hình đặc biệt căng thẳng từ tháng 9 năm 2012, sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa ba trong số năm hòn đảo chính của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư : Chính quyền Bắc Kinh đã nhắm mắt làm ngơ cho một làn sóng biểu tình chống Nhật, đôi khi biến thành bạo động, tại một số thành phố lớn ở Trung Quốc.
Từ đó đến nay, Bắc Kinh thường xuyên cho tàu tuần tra biển, thậm chí các máy bay trinh sát, đến hoạt động ngay trong khu vực lãnh hải Nhật Bản chung quanh các hòn đảo, nằm cách Đài Loan 200 km về phía đông bắc, và cách Okinawa (miền nam Nhật Bản) 400 km về phía tây.
Hoạt động của tàu Trung Quốc trong vùng này đã làm dấy lên lo ngại về khả năng nổ ra xung đột, vì tàu Nhật Bản cũng thường xuyên tuần tra tại khu vực này.
Lãnh đạo ngành quốc phòng Nhật Bản nói tiếp : « Một mặt, chúng ta (tức Nhật Bản) phải có những nỗ lực ngoại giao. Nhưng một mặt khác, chúng ta cũng muốn kiên quyết bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của đất nước bằng các Lực lượng Tự vệ (tên gọi của quân đội Nhật) và Tuần duyên ».
Phản ứng cứng rắn trên đây của ông Onodera được đưa ra ít lâu sau khi Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản báo cáo về một vụ xâm nhập mới của tàu Trung Quốc vào vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang bị Trung Quốc quyết liệt tranh giành.
Theo nguồn tin trên, ba chiếc tàu của lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc đã tiến vào khu vực này vào khoảng 08g30 sáng nay, giờ địa phương, đi lại trong vùng hải phận của Nhật Bản trong vòng 2 tiếng đồng hồ trước khi trở ra.
Đây là cuộc thâm nhập đầu tiên trong năm 2014. Lần cuối cùng mà Tuần duyên Trung Quốc tiến vào khiêu khích Nhật Bản tại vùng Senkaku/Điếu Ngư là vào ngày 29/12/2013 vừa qua.
Từ hơn một năm nay, quan hệ Trung-Nhật xuống đến mức thấp nhất do tranh chấp chủ quyền vùng quần đảo này trên Biển Hoa Đông, đang nằm dưới quyền quản lý của Tokyo, nhưng bị Bắc Kinh viện dẫn các lý do lịch sử để đòi chủ quyền ngoài.
Tình hình đặc biệt căng thẳng từ tháng 9 năm 2012, sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa ba trong số năm hòn đảo chính của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư : Chính quyền Bắc Kinh đã nhắm mắt làm ngơ cho một làn sóng biểu tình chống Nhật, đôi khi biến thành bạo động, tại một số thành phố lớn ở Trung Quốc.
Từ đó đến nay, Bắc Kinh thường xuyên cho tàu tuần tra biển, thậm chí các máy bay trinh sát, đến hoạt động ngay trong khu vực lãnh hải Nhật Bản chung quanh các hòn đảo, nằm cách Đài Loan 200 km về phía đông bắc, và cách Okinawa (miền nam Nhật Bản) 400 km về phía tây.
Hoạt động của tàu Trung Quốc trong vùng này đã làm dấy lên lo ngại về khả năng nổ ra xung đột, vì tàu Nhật Bản cũng thường xuyên tuần tra tại khu vực này.
No comments:
Post a Comment