Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera đã đưa ra các nhận định nói trên sau khi thanh sát cuộc tập trận của Lữ đoàn Nhảy dù, một đơn vị tinh nhuệ thuộc Lực lượng Tự vệ - tức quân đội - Nhật Bản. Nội dung bài tập huấn rất có ý nghĩa trong bối cảnh căng thẳng Nhật-Trung hiện nay : Binh sĩ Nhật Bản tập nhảy dù xuống trận địa nhằm bảo vệ và tái chiếm một hòn đảo xa ngoài khơi.
Phát biểu với báo giới, ông Onodera tuyên bố : "Đơn phương bày ra một điều như vậy, cứ như thể là vùng biển đó là lãnh hải của riêng mình, và áp đặt một số hạn chế trên tàu thuyền đánh cá, đó không phải là điều được quốc tế chấp nhận ».
Đối với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản : « Tôi sợ rằng không chỉ Nhật Bản, mà toàn thể cộng đồng quốc tế, đều quan ngại rằng Trung Quốc đang đơn phương đe dọa trật tự quốc tế hiện tại », với những hạn chế mới tại Biển Đông và với việc thành lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông.
Các quy định mới về đánh cá - do tỉnh Hải Nam (miền nam Trung Quốc) ban hành và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/01/2014 – đòi hỏi tàu cá nước ngoài phải được Bắc Kinh cho phép mới được vào hoạt động tại vùng Biển Đông đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với Đài Loan và 4 nước Đông Nam Á : Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Chính quyền Trung Quốc đã công khai hóa tấm bản đồ hình lưỡi bò, xác định hầu hết Biển Đông là thuộc chủ quyền lịch sử của họ, và giao cho thành phố Tam Sa, thuộc tỉnh Hải Nam quyền quản lý vùng biển đảo rộng lớn đó.
Ngay sau khi có thông tin về quy định của tỉnh Hải Nam « cấm » tàu đánh cá ngoại quốc vào Biển Đông, Đài Loan, Philippines và Việt Nam đều đã lên tiếng bác bỏ, và yêu cầu Trung Quốc rút lại các quy định « sai trái » đó – như nhận định của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị hôm 10/01.
Dù không phải là bên tranh chấp, hôm 09/01, Mỹ cũng đã lên án một hành vi « khiêu khích và nguy hiểm », buộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc phải lên tiếng giải thích.
Phát biểu với báo giới, ông Onodera tuyên bố : "Đơn phương bày ra một điều như vậy, cứ như thể là vùng biển đó là lãnh hải của riêng mình, và áp đặt một số hạn chế trên tàu thuyền đánh cá, đó không phải là điều được quốc tế chấp nhận ».
Đối với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản : « Tôi sợ rằng không chỉ Nhật Bản, mà toàn thể cộng đồng quốc tế, đều quan ngại rằng Trung Quốc đang đơn phương đe dọa trật tự quốc tế hiện tại », với những hạn chế mới tại Biển Đông và với việc thành lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông.
Các quy định mới về đánh cá - do tỉnh Hải Nam (miền nam Trung Quốc) ban hành và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/01/2014 – đòi hỏi tàu cá nước ngoài phải được Bắc Kinh cho phép mới được vào hoạt động tại vùng Biển Đông đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với Đài Loan và 4 nước Đông Nam Á : Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Chính quyền Trung Quốc đã công khai hóa tấm bản đồ hình lưỡi bò, xác định hầu hết Biển Đông là thuộc chủ quyền lịch sử của họ, và giao cho thành phố Tam Sa, thuộc tỉnh Hải Nam quyền quản lý vùng biển đảo rộng lớn đó.
Ngay sau khi có thông tin về quy định của tỉnh Hải Nam « cấm » tàu đánh cá ngoại quốc vào Biển Đông, Đài Loan, Philippines và Việt Nam đều đã lên tiếng bác bỏ, và yêu cầu Trung Quốc rút lại các quy định « sai trái » đó – như nhận định của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị hôm 10/01.
Dù không phải là bên tranh chấp, hôm 09/01, Mỹ cũng đã lên án một hành vi « khiêu khích và nguy hiểm », buộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc phải lên tiếng giải thích.
No comments:
Post a Comment