Theo Tân Hoa Xã, nhân vật một thời đầy quyền lực trong chế độ cộng sản Bắc Kinh này bị cáo buộc « vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng », cụm từ vẫn quen dùng của chính quyền Trung Quốc mỗi khi xử lý các cán bộ lãnh đạo trong đảng hoặc vì tham nhũng hoặc vì bị thanh lọc nội bộ.
Cuộc điều tra sẽ do Ban thanh tra và kỷ luật Trung ương tiến hành và quyết định này là phủ hợp với điều lệ đảng và quy định về chống tham nhũng. Ngoài ra Tân Hoa Xã không cho biết thêm chí tiết nào khác về vụ việc liên quan.
Ông Chu Vĩnh Khang năm nay 72 tuổi, là nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất của chế độ cộng sản Trung Quốc kể từ khi thành lập năm 1949 bị đưa vào vòng điều tra vì tham nhũng. Đây là thông tin chính thức đầu tiên liên quan đến việc ông Chu Vĩnh khang bị đặt trong vòng điều tra. Hồi cuối năm 2013, đã có tin đồn ông Chu Vĩnh Khang bị quản thúc tại gia.
Gần đây chính quyền Bắc Kinh đã cho điều tra, bắt giữ và đưa ra toà hàng chục quan chức cấp cao trong bộ máy công an, chính quyền hoặc trong giới doanh nghiệp vì những tội danh tham nhũng. Đáng chú ý hầu hết những nhân vật bị xử lý đó đều được cho là tay chân thân cận của Chu Vĩnh Khang.
Năm 2012, khi Trung Quốc thay đổi bộ máy lãnh đạo đưa ông Tập Cận Bình lên nắm quyền thì ông Chu Vĩnh Khang rút về hưu. Trước đó ông là uỷ viên Bộ chính trị, nắm toàn bộ an ninh nội chính của chế độ. Chu Vĩnh Khang kiểm soát toàn bộ ngành công an, tình báo cũng như hệ thống tư pháp gồm cả Viện kiểm sát và toà án. Ông Chu ở cương vị lãnh đạo này trong khoảng 5 năm.
Rút khỏi chính trường đồng thời uy thế quyền lực của Chu Vĩnh Khang cũng mất dần trong thế hệ lãnh đạo mới. Dấu hiệu đầu tiên là vụ án Bạc Hy Lai gây chấn động dư luận. Cựu bí thư thành uỷ Trùng Khánh người được cho là đàn em mà Chu Vĩnh Khang muốn đưa vào Bộ chính trị đã bị bắt hồi đầu năm 2012 và cuối cùng phải lĩnh án tù chung thân vì tội tham nhũng, lạm quyền.
Với việc ra lệnh điều tra Chu Vĩnh Khang, ông Tập Cận Bình đã phá vỡ một quy định bất thành văn trong đảng, theo đó các nhân vật từng vào đến trong bộ chính trị là bất khả xâm phạm cho dù đã về hưu.
Cuộc điều tra sẽ do Ban thanh tra và kỷ luật Trung ương tiến hành và quyết định này là phủ hợp với điều lệ đảng và quy định về chống tham nhũng. Ngoài ra Tân Hoa Xã không cho biết thêm chí tiết nào khác về vụ việc liên quan.
Ông Chu Vĩnh Khang năm nay 72 tuổi, là nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất của chế độ cộng sản Trung Quốc kể từ khi thành lập năm 1949 bị đưa vào vòng điều tra vì tham nhũng. Đây là thông tin chính thức đầu tiên liên quan đến việc ông Chu Vĩnh khang bị đặt trong vòng điều tra. Hồi cuối năm 2013, đã có tin đồn ông Chu Vĩnh Khang bị quản thúc tại gia.
Gần đây chính quyền Bắc Kinh đã cho điều tra, bắt giữ và đưa ra toà hàng chục quan chức cấp cao trong bộ máy công an, chính quyền hoặc trong giới doanh nghiệp vì những tội danh tham nhũng. Đáng chú ý hầu hết những nhân vật bị xử lý đó đều được cho là tay chân thân cận của Chu Vĩnh Khang.
Năm 2012, khi Trung Quốc thay đổi bộ máy lãnh đạo đưa ông Tập Cận Bình lên nắm quyền thì ông Chu Vĩnh Khang rút về hưu. Trước đó ông là uỷ viên Bộ chính trị, nắm toàn bộ an ninh nội chính của chế độ. Chu Vĩnh Khang kiểm soát toàn bộ ngành công an, tình báo cũng như hệ thống tư pháp gồm cả Viện kiểm sát và toà án. Ông Chu ở cương vị lãnh đạo này trong khoảng 5 năm.
Rút khỏi chính trường đồng thời uy thế quyền lực của Chu Vĩnh Khang cũng mất dần trong thế hệ lãnh đạo mới. Dấu hiệu đầu tiên là vụ án Bạc Hy Lai gây chấn động dư luận. Cựu bí thư thành uỷ Trùng Khánh người được cho là đàn em mà Chu Vĩnh Khang muốn đưa vào Bộ chính trị đã bị bắt hồi đầu năm 2012 và cuối cùng phải lĩnh án tù chung thân vì tội tham nhũng, lạm quyền.
Với việc ra lệnh điều tra Chu Vĩnh Khang, ông Tập Cận Bình đã phá vỡ một quy định bất thành văn trong đảng, theo đó các nhân vật từng vào đến trong bộ chính trị là bất khả xâm phạm cho dù đã về hưu.
No comments:
Post a Comment