Theo viên chức xin giấu tên kể trên, Washington đã nhiều lần lưu ý Mátxcơva về các vụ vi phạm kể trên, và yêu cầu Nga tuân thủ Hiệp ước năm 1987, và loại trừ mọi loại vũ khí bị nghiêm cấm một cách minh bạch, sao cho có thể kiểm tra được.
Trả lời AFP, viên chức Mỹ xác định : « Hoa Kỳ đã cam kết bảo đảm tính khả thi của Hiệp ước về Lực lượng Hạt nhân Tầm trung INF (Intermediary-range Nuclear Forces). Chúng tôi khuyến khích Nga tuân thủ trở lại các cam kết của họ trong khuôn khổ Hiệp ước đó và loại bỏ mọi vũ khí bị cấm một cách có thể kiểm chứng được ».
Hiệp ước INF đã được Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev ký kết vào năm 1987 và có hiệu lực từ ngày 01/06/1988. Theo văn kiện này, hai nước cam kết hủy bỏ mọi loại tên lửa đạn đạo và hành trình tầm trung (từ 500 km đến 5.500 km) trong thời hạn tối đa là ba năm từ ngày hiệp ước có hiệu lực. Việc sở hữu, sản xuất và thủ nghiệm các loại tên lửa này cũng bị nghiêm cấm.
Tuy nhiên, trong một báo cáo năm 2014, Mỹ kết luận rằng Nga đã vi phạm Hiệp ước về Lực lượng Hạt nhân Tầm trung. Nhật báo Mỹ New York Times còn tiết lộ rằng Nga đã bắt đầu tái lập việc thử nghiệm loại tên lửa bị cấm ngay từ năm 2008. Riêng vụ thử gần đây nhất đã được thực hiện cách nay vài tháng.
Như để nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của tình hình, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gửi một bức thư cho đồng nhiệm Vladimir Putin về vấn đề này.
Quan hệ Mỹ-Nga quả là tiếp tục xấu đi, vào lúc mà Washington và Mátxcơva đang đặc biệt căng thẳng về cuộc khủng hoảng ở Ukraina.
Trả lời AFP, viên chức Mỹ xác định : « Hoa Kỳ đã cam kết bảo đảm tính khả thi của Hiệp ước về Lực lượng Hạt nhân Tầm trung INF (Intermediary-range Nuclear Forces). Chúng tôi khuyến khích Nga tuân thủ trở lại các cam kết của họ trong khuôn khổ Hiệp ước đó và loại bỏ mọi vũ khí bị cấm một cách có thể kiểm chứng được ».
Hiệp ước INF đã được Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev ký kết vào năm 1987 và có hiệu lực từ ngày 01/06/1988. Theo văn kiện này, hai nước cam kết hủy bỏ mọi loại tên lửa đạn đạo và hành trình tầm trung (từ 500 km đến 5.500 km) trong thời hạn tối đa là ba năm từ ngày hiệp ước có hiệu lực. Việc sở hữu, sản xuất và thủ nghiệm các loại tên lửa này cũng bị nghiêm cấm.
Tuy nhiên, trong một báo cáo năm 2014, Mỹ kết luận rằng Nga đã vi phạm Hiệp ước về Lực lượng Hạt nhân Tầm trung. Nhật báo Mỹ New York Times còn tiết lộ rằng Nga đã bắt đầu tái lập việc thử nghiệm loại tên lửa bị cấm ngay từ năm 2008. Riêng vụ thử gần đây nhất đã được thực hiện cách nay vài tháng.
Như để nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của tình hình, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gửi một bức thư cho đồng nhiệm Vladimir Putin về vấn đề này.
Quan hệ Mỹ-Nga quả là tiếp tục xấu đi, vào lúc mà Washington và Mátxcơva đang đặc biệt căng thẳng về cuộc khủng hoảng ở Ukraina.
No comments:
Post a Comment