Tuesday, July 29, 2014

Người Việt tẩy chay hàng Trung Quốc sau vụ tranh chấp giàn khoan

Người Việt tẩy chay hàng Trung Quốc sau vụ tranh chấp giàn khoan

'Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam' là một phần của chiến dịch trên toàn quốc nhằm thúc đẩy tinh thần dân tộc.
'Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam' là một phần của chiến dịch trên toàn quốc nhằm thúc đẩy tinh thần dân tộc.
Reasay Poch
 —
Trung Quốc đã rút giàn khoan dầu ra khỏi vùng biển tranh chấp ở biển Đông mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền.  Nhưng vụ việc này vẫn còn tiếp tục tác động tới người tiêu dùng ở Việt Nam. Theo tường thuật của thông tín viên Đài VOA Reasey Poch từ Hà Nội, người Việt dường như đang có nỗ lực tẩy chay hàng hóa Trung Quốc.
Cũng giống như phần lớn các cửa hàng trên khắp cả nước, các kệ tại cửa hàng này la liệt các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc; nhưng hiện giờ, phần lớn các mặt hàng đó không bán được vì nhiều người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn tức giận vì Trung Quốc đã đưa giàn khoan dầu vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Như mọi năm, chị Hương đưa các con tới mua đồ dùng học tập cho năm học mới. Chị cho biết là năm nay, chị chỉ mua đồ dùng sản xuất ở Việt Nam.
“Trung Quốc đã rút giàn khoan dầu nhưng tôi vẫn nghĩ rằng chúng tôi là người Việt thì chúng tôi phải mua hàng Việt”.
'Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam' là một phần của chiến dịch trên toàn quốc nhằm thúc đẩy tinh thần dân tộc.
Tháng Năm vừa qua, Trung Quốc đã đưa giàn khoan dầu vào vùng biển tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa, dẫn tới các cuộc đối đầu giữa tàu Trung Quốc và thuyền đánh bắt cá của Việt Nam.
Mai là một sinh viên tại Hà Nội. Em cho biết vẫn sử dụng hàng sản xuất ở Trung Quốc nhưng sẽ không mua hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc trong tương lai.
“Sau sự việc vừa qua, có nhiều lời kêu gọi trên Internet về việc ‘không sử dụng hàng hóa Trung Quốc’. Nhiều người đã cố gắng vứt bỏ các đồ sản xuất ở Trung Quốc”.
Theo số liệu chính thức của chính phủ Việt Nam, năm 2013, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hai chiều là hơn 50 tỷ đôla.

No comments:

Post a Comment