Như vậy tăng trưởng năm nay bị sụt 0,4% so với mức dự kiến trước đây, nhưng tăng 0,2% trong năm tới. IMF cho rằng tăng trưởng chậm lại tại các quốc gia mới trỗi dậy do nhu cầu nội địa giảm và đầu tư tăng chậm hơn dự kiến. Báo cáo nhận xét, nhiều nước mới nổi và đang phát triển đang thích ứng với các điều kiện tài chính khắt khe hơn và giá tư bản cao hơn. IMF khuyến cáo cần khẩn cấp tiến hành các cải cách về cơ cấu để củng cố tiềm năng tăng trưởng hay giúp tăng trưởng một cách bền vững.
Nhìn chung trên toàn cầu, dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2014 là 3,4% và đến năm 2015 sẽ là 4%. Trong số các nền kinh tế phát triển quan trọng nhất, Hoa Kỳ có mức tăng trưởng 1,7% năm nay và 3% trong năm tới. Khu vực đồng euro tăng 1,1% trong năm 2014 và 1,5% năm 2015, tuy nhiên tỉ lệ này không đồng đều do một số nước gặp khó khăn tài chính và nạn thất nghiệp trầm trọng kéo tăng trưởng đi xuống.
Tại Nhật Bản, tăng trưởng kinh tế giảm nhẹ trong năm 2015, chủ yếu do không còn áp dụng các biện pháp tái thúc đẩy kinh tế hồi đầu năm. Ở Trung Quốc, tăng trưởng đứng ở mức 7,4% năm 2014 do các biện pháp kích cầu nội địa, nhưng sang năm sẽ xuống còn 7,1% trong quá trình chuyển đổi tái cân bằng.
Tại Nga, căng thẳng địa chính trị đè nặng lên nhu cầu trong nước trong quý đầu năm nay, và dự báo tăng trưởng giảm xuống trong hai năm 2014-2015.
Báo cáo nhấn mạnh đến nguy cơ địa chính trị hiện nay ở Ukraina và các rủi ro mới ở Trung Đông. Nhìn chung trên thị trường tài chính, lãi suất dài hạn có nguy cơ tăng lên, nhất là nếu lãi suất của Mỹ tăng nhanh hơn dự kiến.
Nhìn chung trên toàn cầu, dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2014 là 3,4% và đến năm 2015 sẽ là 4%. Trong số các nền kinh tế phát triển quan trọng nhất, Hoa Kỳ có mức tăng trưởng 1,7% năm nay và 3% trong năm tới. Khu vực đồng euro tăng 1,1% trong năm 2014 và 1,5% năm 2015, tuy nhiên tỉ lệ này không đồng đều do một số nước gặp khó khăn tài chính và nạn thất nghiệp trầm trọng kéo tăng trưởng đi xuống.
Tại Nhật Bản, tăng trưởng kinh tế giảm nhẹ trong năm 2015, chủ yếu do không còn áp dụng các biện pháp tái thúc đẩy kinh tế hồi đầu năm. Ở Trung Quốc, tăng trưởng đứng ở mức 7,4% năm 2014 do các biện pháp kích cầu nội địa, nhưng sang năm sẽ xuống còn 7,1% trong quá trình chuyển đổi tái cân bằng.
Tại Nga, căng thẳng địa chính trị đè nặng lên nhu cầu trong nước trong quý đầu năm nay, và dự báo tăng trưởng giảm xuống trong hai năm 2014-2015.
Báo cáo nhấn mạnh đến nguy cơ địa chính trị hiện nay ở Ukraina và các rủi ro mới ở Trung Đông. Nhìn chung trên thị trường tài chính, lãi suất dài hạn có nguy cơ tăng lên, nhất là nếu lãi suất của Mỹ tăng nhanh hơn dự kiến.
No comments:
Post a Comment