Giáo dục Việt Nam: phi lợi nhuận hay vì lợi nhuận?
28.07.2014
Gần đây, câu chuyện giáo dục phi lợi nhuận hay vì lợi nhuận ở Việt Nam trở nên sôi động, đặc biệt trong cộng đồng những người làm giáo dục. Một số người ủng hộ giáo dục vì lợi nhuận, như GS Vũ Đức Vượng, trong khi cũng có nhiều người phản đối như TS Giáp Văn Dương, TS Huỳnh Thế Du.
GS Vượng cho rằng “hãy cứ dạy vì lợi nhuận đã” và “trường đại học tư có lãi không phải là điều xấu”. TS Dương và TS Du thì cho rằng “giáo dục nói chung không phải là nơi để kiếm lợi nhuận” và “khi trường đang ăn nên làm ra thì chẳng có lý do gì để cổ đông từ bỏ lợi ích tài chính của mình và vấn đề ở chỗ là khả năng trở thành nơi bán bằng của các đại học vì lợi nhuận rất cao”.
Đây không phải là một vấn đề mới ở các nước đã phát triển, nhưng ở Việt Nam thì nó mới mẻ hơn, và cũng có những đặc thù khác xa các nước đã phát triển.
Khác biệt cực kỳ lớn ở Việt Nam khiến cho câu chuyện thảo luận mô hình vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận ở Việt Nam trở nên gần như là vô nghĩa nằm ở ba điểm:
Thứ nhất là khối tư nhân ở Việt Nam chưa quen “cho” tiền các đại học. Ở Việt Nam không tồn tại các quỹ tài trợ cho giáo dục của tư nhân. Việt Nam cũng không có nhiều các đại gia, tỷ phú, giàu có và sẵn sàng bỏ các khoản tiền lớn hiến tặng các trường đại học. Văn hoá của người Việt cũng không quen cho tiền ra bên ngoài (trừ trường hợp là hoạt động tôn giáo), thông thường họ chỉ hiến tặng cho các cá nhân trong gia đình và trong dòng họ.
Thứ hai, nhà nước Việt Nam cũng không có bất cứ đãi ngộ gì với trường đại học tư, dù là phi lợi nhuận hay có lợi nhuận. Nhà nước không tài trợ tiền cho đại học tư, cũng không có những quỹ trợ cấp cho sinh viên (dù sinh viên trường tư hay công).
Thứ ba, các đại học tư, dù khoác áo phi lợi nhuận hay vì lợi nhuận thì cũng đều bị đối xử bất bình đẳng so với các đại học công lập vì nhóm thứ hai này được trợ cấp “tới tận răng”.
Vì điểm thứ nhất và thứ hai ở trên, dù là đại học tư đi theo con đường vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận thì trước hết cũng phải… có lợi nhuận trước đã. Không có bất kể nguồn tài trợ nào từ cả phía tư nhân lẫn nhà nước. Vì thế đại học tư phải hoàn toàn dựa vào nguồn thu duy nhất là học phí của sinh viên, và phải tự trang trải được.
Kết hợp với điểm thứ ba, đại học tư ở Việt Nam (bất kể vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận) đều khó sống được khi cạnh tranh với các trường đại học công lập, nơi học phí gần như không đáng kể và luôn toạ lạc tại các địa điểm trung tâm với campus hoành tráng. Thực tế là cho đến nay ở Việt Nam vẫn chỉ có vài ba trường đại học tư thục có lợi nhuận (chưa nói đến chuyện chia lợi hay không). Tuyệt đại đa số các đại học tư nhằm trong nhóm thứ hai – nhóm đang lỗ nặng.
Vậy thì tại sao lại phải tranh luận về việc nên làm đại học tư thục theo mô hình vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận? Ở đây có một số thực tế thú vị mà ít người nhắc tới.
Thứ nhất là nếu như đằng nào cũng lỗ, cũng không tuyển sinh được bao nhiêu, thì dùng chữ “phi lợi nhuận” dù sao vẫn sang hơn. Trường Phan Chu Trinh là một thí dụ. Đây là một trường đại học thành lập cũng khá lâu, số người theo học ít, và mới tuyên bố trường mình là mô hình trường đại học phi lợi nhuận đầu tiên tại Việt Nam.
Thứ hai, có một vài trường hợp (rất hiếm hoi), ban đầu do một số lãnh đạo trường dựng lên. Sau đó kêu gọi các nhà đầu tư tham gia phát triển trường. Nay trường đã có lãi nhưng sở hữu của những người sáng lập không còn bao nhiêu. Vậy là nếu chia thì những sáng lập viên chẳng được bao nhiêu lợi nhuận. Thế là có những cuộc đấu tranh tan nát trong nội bộ về chuyện trường theo mô hình vì lợi nhuận (tức là chia cho cổ đông) hay là phi lợi nhuận (giữ lại trường, và vì thế nằm trong quyền quản lý của các lãnh đạo nhà trường chứ không phải cổ đông).
Thứ ba, là một vài cơ sở đào tạo, thí dụ trường Fulbright ở Việt Nam, vốn cho tới nay vẫn được tài trợ 100% từ nguồn tài trợ của nước ngoài. Sự thành công về chất lượng đào tạo của các cơ sở này (dựa trên nguồn tiền tài trợ lớn, lương giáo viên cao, miễn học phí nên tuyển được đầu vào giỏi, và quy mô đào tạo nhỏ) khiến nhiều người có ảo tưởng rằng mô hình này có thể nhân rộng và trở thành cứu cánh về chất lượng cho giáo dục đại học (hay gọi chung là giáo dục sau phổ thông) ở Việt Nam.
Thứ tư, nếu nói về chất lượng bằng cấp, hay chuyện bán bằng, thì phải nói đến hệ thống đại học công lập với tư cách là thủ phạm chính. Phần lớn các trường đại học và cao đẳng công lập cho tới nay vẫn có chất lượng không ra gì mặc dù được ngân sách nhà nước đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Đó là chưa kể các chương trình đại học tại chức được triển khai từ khoảng gần 20 năm nay bởi các trường đại học công lập đã biến hàng chục triệu người thành cử nhân qua các khoá tại chức với chất lượng sư phạm cực kỳ thấp. Mặc dù vẫn có những người học đại học tại chức ra và có chất lượng thật, nhưng số này quá ít, số lớn chỉ là “hợp thức hoá” về mặt bằng cấp. Nhiều người sau đó đã “học” tiếp lên các bằng thạc sĩ và tiến sĩ và trở thành những lãnh đạo quan cấp cao trong bộ máy nhà nước.
Vậy thì vấn đề đại học tư nên vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận ở Việt Nam có đáng được bàn đến hay không? Tôi cho rằng hãy còn quá sớm để bàn tới chuyện này. Trước hết hãy chờ xem họ (các trường đại học tư thục) có sống được không đã.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Ý kiến
bởi: Phan Bảo Lâm từ: TpHCM
30.07.2014 03:42
ĐH tư đừng quá chú trọng vấn đề đầu vào. ĐH khác với phổ thông. Học ĐH chủ yếu dựa vào tự giác, tự chọn và tự chủ. Học phổ thông là bắt buộc. Chưa chắc thủ khoa đầu vào là thủ khoa đầu ra. Học sinh phổ thông chỉ đi con đường mà hệ thống giáo dục quốc gia dọn sẵn và ai cũng phải đi như nhau. Sinh viên ĐH lại khác, ngay từ năm đầu học ĐH đã đứng giữa 1 cái giao lộ có rất nhiều con đường mà họ phải tự chọn lấy 1. Cứ để cho quy luật tự nhiên đào thải, các bác việc gì phải đặt ra rào cản như ĐH công lập. Đầu vào có thể "thượng vàng hạ cám" nhưng đầu ra nhất định phải "chuẩn". Đầu ra mới là cái quyết định uy tín của các bác chớ đâu phải đầu vào.
Ở ĐH công lập, 100 người trúng tuyển mà còn học được đến cuối cùng thì 100 người ấy chắc chắn sẽ tốt nghiệp. Việc này, các bác nên xem lại. Ở ĐH công lập, thi tốt nghiệp hầu như tuyệt đại đa số là thi lý thuyết, phần thực hành gần như là con số 0. Nếu theo mô hình ĐH - doanh nghiệp, chính doanh nghiệp sẽ "chấm điểm" phần thực hành khi sinh viên đến đó thực tập, do đó, không nhất định giỏi lý thuyết là đậu tốt nghiệp. Không chỉ là vấn đề tốt nghiệp, quá trình này phải xuyên suốt từ khi nhập học.
Xã hội muốn nhìn thấy sự khác biệt giữa ĐH tư thục và công lập. Chất lượng của ĐH tư thục thời gian qua làm cho công luận rất thất vọng. Có vẻ như ĐH tư thục mở ra chỉ để chia xẻ bớt sự "quá tải" của ĐH công lập mà lẽ ra phải là cạnh tranh quyết liệt ở các chuyên ngành đào tạo. ĐH công lập đưa ra rào cản điểm chuẩn tuyển sinh, các bác cũng y chang. Lẽ ra các bác không cần thi tuyển sinh, chỉ cần đậu tốt nghiệp phổ thông trung học là đủ (hoặc đậu ở mức điểm cao nào đó). Phần thi tuyển chú trọng vào học bổng, mức học bổng khác nhau ứng với điểm tuyển khác nhau. Ai có tiền đóng học phí không cần học bổng thì vào thẳng.
ĐH công lập tuyển "người tài" nhưng lại cho ra trường "người bình thường". Vậy thì, ĐH tư thục phải ngược lại, tuyển "người bình thường" nhưng phải đào tạo ra "người tài". Có làm được thì danh tiếng, uy tín mới nâng lên, sau này "người tài" sẽ chọn các bác mà đăng ký nhập học chứ.
Ngoài ra, các bác còn phải kiêm thêm nhánh "du học". Trong khi cha mẹ học sinh nhà có tiền phải lo sốt vó chạy ngược chạy xuôi tìm hiểu chuyện cho con đi du học thì các bác có thể tư vấn và bao thầu toàn bộ thủ tục. Chẳng những thế, các bác có thể đào tạo ở mức cơ bản ngang với tiêu chuẩn quốc tế, phần nâng cao mới bắt đầu du học để đỡ tốn phí của gia đình học sinh.
Liên kết với ĐH nước ngoài là cách nâng cao uy tín và thu hút học sinh nhanh nhất. Những việc như thế, thằng TQ đã làm từ lâu, hơn thế nữa, nó còn hút chất xám ở nước ngoài chảy ngược về TQ. Liên kết với ĐH nước ngoài là để mình mạnh lên chớ không phải để dựa dẫm vào uy tín sẵn có của ĐH nước ngoài. Vấn đề này có vẻ VN không bằng TQ. Người VN mình có thói quen xấu là, chỉ cần có chỗ dựa vững chắc là .....ỷ lại vào chỗ dựa đó mà không biết tự vươn lên. Từ cơ bản đến nâng cao, từ cử nhân đến tiến sỹ phải vươn dần lên ngang bằng người ta. Dựa vào người ta là để lấy chỗ thừa của họ bù vào chỗ thiếu của mình, đến 1 lúc nào đó tạo thành liên kết bình đẳng.
Người ta mở chi nhánh (hoặc liên kết) ở VN là để thăm dò, lúc đầu sẽ bao cấp 1 phần hoặc toàn phần, sau đó chi nhánh ở VN phải vươn dần lên đến khả năng hoạt động độc lập. Sau đó, cùng với sự phát triển mở rộng các chuyên ngành đào tạo, chi nhánh độc lập ấy sẽ thuê giáo sư ở trường "mẹ", mua bản quyền tài liệu tham khảo, giới thiệu nghiên cứu sinh lấy bằng sau ĐH, cuối cùng là hợp tác nghiên cứu khoa học từ thấp đến cao. Mục đích của người ta là như vậy đó, mình cứ dựa dẫm người ta mãi, họ thấy bỏ tiền ra mà không thu được lợi ích nào đến lúc nào đấy họ sẽ cắt toàn bộ chi phí, vứt bỏ cái chi nhánh này. Nếu như học sinh phổ thông VN có thể nói tiếng Anh lưu loát thì người ta đã trực tiếp "nhảy" vào VN rồi cần gì phải thông qua ĐH tư thục của các bác.
Kết luận, lợi nhuận phải thu được từ việc làm lợi cho xã hội. Mọi nguồn lợi nhuận khác không phát xuất từ mục tiêu này sớm muộn sẽ "chết".
Ở ĐH công lập, 100 người trúng tuyển mà còn học được đến cuối cùng thì 100 người ấy chắc chắn sẽ tốt nghiệp. Việc này, các bác nên xem lại. Ở ĐH công lập, thi tốt nghiệp hầu như tuyệt đại đa số là thi lý thuyết, phần thực hành gần như là con số 0. Nếu theo mô hình ĐH - doanh nghiệp, chính doanh nghiệp sẽ "chấm điểm" phần thực hành khi sinh viên đến đó thực tập, do đó, không nhất định giỏi lý thuyết là đậu tốt nghiệp. Không chỉ là vấn đề tốt nghiệp, quá trình này phải xuyên suốt từ khi nhập học.
Xã hội muốn nhìn thấy sự khác biệt giữa ĐH tư thục và công lập. Chất lượng của ĐH tư thục thời gian qua làm cho công luận rất thất vọng. Có vẻ như ĐH tư thục mở ra chỉ để chia xẻ bớt sự "quá tải" của ĐH công lập mà lẽ ra phải là cạnh tranh quyết liệt ở các chuyên ngành đào tạo. ĐH công lập đưa ra rào cản điểm chuẩn tuyển sinh, các bác cũng y chang. Lẽ ra các bác không cần thi tuyển sinh, chỉ cần đậu tốt nghiệp phổ thông trung học là đủ (hoặc đậu ở mức điểm cao nào đó). Phần thi tuyển chú trọng vào học bổng, mức học bổng khác nhau ứng với điểm tuyển khác nhau. Ai có tiền đóng học phí không cần học bổng thì vào thẳng.
ĐH công lập tuyển "người tài" nhưng lại cho ra trường "người bình thường". Vậy thì, ĐH tư thục phải ngược lại, tuyển "người bình thường" nhưng phải đào tạo ra "người tài". Có làm được thì danh tiếng, uy tín mới nâng lên, sau này "người tài" sẽ chọn các bác mà đăng ký nhập học chứ.
Ngoài ra, các bác còn phải kiêm thêm nhánh "du học". Trong khi cha mẹ học sinh nhà có tiền phải lo sốt vó chạy ngược chạy xuôi tìm hiểu chuyện cho con đi du học thì các bác có thể tư vấn và bao thầu toàn bộ thủ tục. Chẳng những thế, các bác có thể đào tạo ở mức cơ bản ngang với tiêu chuẩn quốc tế, phần nâng cao mới bắt đầu du học để đỡ tốn phí của gia đình học sinh.
Liên kết với ĐH nước ngoài là cách nâng cao uy tín và thu hút học sinh nhanh nhất. Những việc như thế, thằng TQ đã làm từ lâu, hơn thế nữa, nó còn hút chất xám ở nước ngoài chảy ngược về TQ. Liên kết với ĐH nước ngoài là để mình mạnh lên chớ không phải để dựa dẫm vào uy tín sẵn có của ĐH nước ngoài. Vấn đề này có vẻ VN không bằng TQ. Người VN mình có thói quen xấu là, chỉ cần có chỗ dựa vững chắc là .....ỷ lại vào chỗ dựa đó mà không biết tự vươn lên. Từ cơ bản đến nâng cao, từ cử nhân đến tiến sỹ phải vươn dần lên ngang bằng người ta. Dựa vào người ta là để lấy chỗ thừa của họ bù vào chỗ thiếu của mình, đến 1 lúc nào đó tạo thành liên kết bình đẳng.
Người ta mở chi nhánh (hoặc liên kết) ở VN là để thăm dò, lúc đầu sẽ bao cấp 1 phần hoặc toàn phần, sau đó chi nhánh ở VN phải vươn dần lên đến khả năng hoạt động độc lập. Sau đó, cùng với sự phát triển mở rộng các chuyên ngành đào tạo, chi nhánh độc lập ấy sẽ thuê giáo sư ở trường "mẹ", mua bản quyền tài liệu tham khảo, giới thiệu nghiên cứu sinh lấy bằng sau ĐH, cuối cùng là hợp tác nghiên cứu khoa học từ thấp đến cao. Mục đích của người ta là như vậy đó, mình cứ dựa dẫm người ta mãi, họ thấy bỏ tiền ra mà không thu được lợi ích nào đến lúc nào đấy họ sẽ cắt toàn bộ chi phí, vứt bỏ cái chi nhánh này. Nếu như học sinh phổ thông VN có thể nói tiếng Anh lưu loát thì người ta đã trực tiếp "nhảy" vào VN rồi cần gì phải thông qua ĐH tư thục của các bác.
Kết luận, lợi nhuận phải thu được từ việc làm lợi cho xã hội. Mọi nguồn lợi nhuận khác không phát xuất từ mục tiêu này sớm muộn sẽ "chết".
bởi: Phan Bảo Lâm từ: TpHCM
30.07.2014 02:00
Để cạnh tranh với ĐH công lập, ĐH tư phải đưa ra được ưu thế gì đó mà ĐH công lập không có. Đó là cơ hội tìm được việc làm lương cao, đúng chuyên ngành cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Liên kết với các doanh nghiệp sẽ tạo được ưu thế này. Đầu vào có thể không hạn chế nhưng đầu ra phải tiêu chuẩn hóa để làm cho sinh viên ra trường có chất lượng cao nhất.
Để tiêu chuẩn hóa, các môn học được sắp xếp thành hệ thống, không phân chia theo năm học. Như vậy, 2 sinh viên cùng 1 khóa tuyển sinh chưa chắc tốt nghiệp cùng 1 lúc (lúc nào chả có người giỏi người dở). Người giỏi có thể chỉ mất 3 năm là tốt nghiệp, người dở có khi mất thời gian gấp đôi. Người giỏi là bộ mặt của nhà trường, là danh tiếng của nhà trường còn người dở là ....nguồn thu của nhà trường.
Hệ thống các môn học không khác nhau lắm ở gốc. Càng lên phần ngọn, càng có sự phân chia tách biệt theo chuyên ngành. Như vậy, với 2 chuyên ngành gần nhau, 1 người giỏi biết tiết kiệm thời gian có thể chỉ mất 4 - 5 năm là tốt nghiệp với 2 bằng đại học. Ví dụ như quản trị tài chính và thẩm định dự án là 2 chuyên ngành khá gần nhau. Biết nhiều chuyên ngành thì dễ tìm được việc làm và doanh nghiệp tuyển dụng dễ bố trí công việc.
ĐH công lập hiện nay có 1 điểm rất dở là họ đào tạo đa ngành (ngành gì cũng biết 1 chút), những năm cuối mới đi vào chuyên ngành. Việc này làm mất rất nhiều thời gian của người học (học cả đống lý thuyết "vô bổ" nhưng thời gian thực hành gần như không có). Nên nhớ rằng, các doanh nghiệp tuyển nhân sự dựa vào chuyên ngành, không quan tâm anh học ĐH nào (rất nhiều ĐH cùng đào tạo 1 chuyên ngành giống nhau khi chuyên ngành ấy "hot"). ĐH tư phải hơn hẳn ĐH công lập về phương diện phương pháp đào tạo mặc dù tri thức là như nhau.
Việc học của sinh viên ĐH phần lớn là "tự học" do đó sách vở tài liệu tham khảo phải đầy đủ. Chuyên ngành nào thiếu tài liệu tham khảo thì không nên mở ra. Không phải cứ nhiều chuyên ngành đào tạo thì trường có uy tín. Phần lớn các ĐH tư hiện nay rập khuôn ĐH công lập khiến cho ứng viên dự thi luôn mang tâm lý ĐH tư là "bản sao kém chất lượng" của ĐH công lập, là trung tâm đào tạo "hạng 2".
Tiền tài trợ "đến tận răng" của nhà nước cho ĐH công lập như cách nói của bác Dự là không đúng. Đó chỉ là tiền duy trì tài sản cố định và 1 ít máy móc thông dụng như máy vi tính, tiền lương "cứng" của giảng viên. Phần lớn nguồn thu của ĐH công lập là từ "đào tạo không chính quy" như đào tạo tại chức mà bác nêu ở trên.
ĐH tư lúc mới bắt đầu thường chỉ đào tạo 1 - 2 chuyên ngành, sau này ăn nên làm ra, mời được nhiều giảng viên hơn mới mở rộng chuyên ngành đào tạo. Ngay từ đầu đã "đua" theo công lập làm gì chả hao hụt tài chính. Những chuyên ngành chuyên về "nghiệp vụ văn phòng" thì ngoài phòng ốc và máy tính ra còn cần máy móc gì khác đâu.
Bác Dự chắc còn chưa biết, thư viện của ĐH công lập rất nghèo tài liệu tham khảo, phần lớn xuất bản từ cái thời .....cha mẹ học viên còn chưa sinh ra. ĐH tư nhất định phải chiếm ưu thế về mặt này, bằng không thì thôi đừng làm ĐH nữa. Từ khi mở cửa, nhiều ĐH công lập phía nam đã tranh thủ "nhín" chút ngân sách đưa người đi du học để nâng cao chất lượng giảng viên và làm giàu kho tư liệu. Các bác là Việt Kiều, là du học sinh về nước mở ĐH tư mà không có nguồn cho kho tư liệu của trường thì chả biết phải nói thế nào. ĐH tư đâu nhất thiết phải "đơn độc", có thể là chi nhánh của 1 ĐH nào đó nơi các bác đã từng học. Khi tốt nghiệp, người nào giỏi tiếng Anh thì cho ra nước ngoài thi lấy bằng quốc tế, ai không giỏi tiếng Anh thì lấy bằng do các bác cấp, thế thôi.
Để tiêu chuẩn hóa, các môn học được sắp xếp thành hệ thống, không phân chia theo năm học. Như vậy, 2 sinh viên cùng 1 khóa tuyển sinh chưa chắc tốt nghiệp cùng 1 lúc (lúc nào chả có người giỏi người dở). Người giỏi có thể chỉ mất 3 năm là tốt nghiệp, người dở có khi mất thời gian gấp đôi. Người giỏi là bộ mặt của nhà trường, là danh tiếng của nhà trường còn người dở là ....nguồn thu của nhà trường.
Hệ thống các môn học không khác nhau lắm ở gốc. Càng lên phần ngọn, càng có sự phân chia tách biệt theo chuyên ngành. Như vậy, với 2 chuyên ngành gần nhau, 1 người giỏi biết tiết kiệm thời gian có thể chỉ mất 4 - 5 năm là tốt nghiệp với 2 bằng đại học. Ví dụ như quản trị tài chính và thẩm định dự án là 2 chuyên ngành khá gần nhau. Biết nhiều chuyên ngành thì dễ tìm được việc làm và doanh nghiệp tuyển dụng dễ bố trí công việc.
ĐH công lập hiện nay có 1 điểm rất dở là họ đào tạo đa ngành (ngành gì cũng biết 1 chút), những năm cuối mới đi vào chuyên ngành. Việc này làm mất rất nhiều thời gian của người học (học cả đống lý thuyết "vô bổ" nhưng thời gian thực hành gần như không có). Nên nhớ rằng, các doanh nghiệp tuyển nhân sự dựa vào chuyên ngành, không quan tâm anh học ĐH nào (rất nhiều ĐH cùng đào tạo 1 chuyên ngành giống nhau khi chuyên ngành ấy "hot"). ĐH tư phải hơn hẳn ĐH công lập về phương diện phương pháp đào tạo mặc dù tri thức là như nhau.
Việc học của sinh viên ĐH phần lớn là "tự học" do đó sách vở tài liệu tham khảo phải đầy đủ. Chuyên ngành nào thiếu tài liệu tham khảo thì không nên mở ra. Không phải cứ nhiều chuyên ngành đào tạo thì trường có uy tín. Phần lớn các ĐH tư hiện nay rập khuôn ĐH công lập khiến cho ứng viên dự thi luôn mang tâm lý ĐH tư là "bản sao kém chất lượng" của ĐH công lập, là trung tâm đào tạo "hạng 2".
Tiền tài trợ "đến tận răng" của nhà nước cho ĐH công lập như cách nói của bác Dự là không đúng. Đó chỉ là tiền duy trì tài sản cố định và 1 ít máy móc thông dụng như máy vi tính, tiền lương "cứng" của giảng viên. Phần lớn nguồn thu của ĐH công lập là từ "đào tạo không chính quy" như đào tạo tại chức mà bác nêu ở trên.
ĐH tư lúc mới bắt đầu thường chỉ đào tạo 1 - 2 chuyên ngành, sau này ăn nên làm ra, mời được nhiều giảng viên hơn mới mở rộng chuyên ngành đào tạo. Ngay từ đầu đã "đua" theo công lập làm gì chả hao hụt tài chính. Những chuyên ngành chuyên về "nghiệp vụ văn phòng" thì ngoài phòng ốc và máy tính ra còn cần máy móc gì khác đâu.
Bác Dự chắc còn chưa biết, thư viện của ĐH công lập rất nghèo tài liệu tham khảo, phần lớn xuất bản từ cái thời .....cha mẹ học viên còn chưa sinh ra. ĐH tư nhất định phải chiếm ưu thế về mặt này, bằng không thì thôi đừng làm ĐH nữa. Từ khi mở cửa, nhiều ĐH công lập phía nam đã tranh thủ "nhín" chút ngân sách đưa người đi du học để nâng cao chất lượng giảng viên và làm giàu kho tư liệu. Các bác là Việt Kiều, là du học sinh về nước mở ĐH tư mà không có nguồn cho kho tư liệu của trường thì chả biết phải nói thế nào. ĐH tư đâu nhất thiết phải "đơn độc", có thể là chi nhánh của 1 ĐH nào đó nơi các bác đã từng học. Khi tốt nghiệp, người nào giỏi tiếng Anh thì cho ra nước ngoài thi lấy bằng quốc tế, ai không giỏi tiếng Anh thì lấy bằng do các bác cấp, thế thôi.
bởi: LeHang từ: Germany
29.07.2014 13:34
Nói đến giáo dục ở nước chxhcnVn thì chỉ thêm buồn, một kiểu giáo dục theo mùa nắng, mưa, hạn hán hay lụt lội, chứ chẳng bao giờ mà có một kế hoạch lâu dài thắng được hạn hán hay lụt lội.
Người giỏi mà có lý lịch xấu thì chẳng bao giờ được vào đại học của csVn, thay vào đó chỉ là con cái cán bộ từ bưng biền. Từ đó cái giá trị của đại học chxhcnVn cũng chẳng có. Nay thì các gia đình tư bản đỏ cũng chê cái đại học nhân dân của đảng csVn, bỏ tiền ra cho con cái vào đại học tư để tìm cái bằng loè dân lao động nghèo, chứ mà chịu làm mạnh thường quân cho các đại học tư, để phát triển đại học tư ở chxhcnVn.
Bỏ tiền cho con cái vào đại học tư rồi con cái giỏi dang leo lên đầu tụi bần cố nông csVn thì rất xứng đáng. Nhưng đằng này dù có giỏi với cái bằng đại học tư cũng chẳng thể nào leo lên đầu tụi bần cố nông csVn được. Đại học tư rồi cũng chết, khi sinh viên con nhà nghèo biết rắng : Giành dụm (hay là được thân nhân nước ngoài trả phí tổn) để vào học, mà rốt cuộc cũng là tiều phu quét lá đa ! Tư nhân họ dư thừa mà biết chuyện này từ lâu rồi, thèm gì mà làm mạnh thường quân cho đại học tư có miếng mà chẳng có tiếng hơn một tên công an sẳn sàng khóa cổng trường đại học tư bất cứ lúc nào !
Qui luật ở nuớc chxhcnVn là như thế rồi, người dân Việt họ không muốn nói ra vì sợ bị mang cái tội vi phạm lệnh.
Người giỏi mà có lý lịch xấu thì chẳng bao giờ được vào đại học của csVn, thay vào đó chỉ là con cái cán bộ từ bưng biền. Từ đó cái giá trị của đại học chxhcnVn cũng chẳng có. Nay thì các gia đình tư bản đỏ cũng chê cái đại học nhân dân của đảng csVn, bỏ tiền ra cho con cái vào đại học tư để tìm cái bằng loè dân lao động nghèo, chứ mà chịu làm mạnh thường quân cho các đại học tư, để phát triển đại học tư ở chxhcnVn.
Bỏ tiền cho con cái vào đại học tư rồi con cái giỏi dang leo lên đầu tụi bần cố nông csVn thì rất xứng đáng. Nhưng đằng này dù có giỏi với cái bằng đại học tư cũng chẳng thể nào leo lên đầu tụi bần cố nông csVn được. Đại học tư rồi cũng chết, khi sinh viên con nhà nghèo biết rắng : Giành dụm (hay là được thân nhân nước ngoài trả phí tổn) để vào học, mà rốt cuộc cũng là tiều phu quét lá đa ! Tư nhân họ dư thừa mà biết chuyện này từ lâu rồi, thèm gì mà làm mạnh thường quân cho đại học tư có miếng mà chẳng có tiếng hơn một tên công an sẳn sàng khóa cổng trường đại học tư bất cứ lúc nào !
Qui luật ở nuớc chxhcnVn là như thế rồi, người dân Việt họ không muốn nói ra vì sợ bị mang cái tội vi phạm lệnh.
bởi: tự do từ: sài gòn
29.07.2014 12:44
@Phan Bảo Lâm từ: TpHCM : cứ tưởng tượng mâm cỗ người ta mới dọn ra 1 món chưa ai ăn còn đang bàn luận món này ngon hay dở thì phan bảo lâm đi ngang qua và sà vào tay thì bốc ăn miệng thì kể liên thiên về những món khác trên đời món nào lâm cũng biết , có món thì biết thật ,món thì lờ mờ biết, món thì biết qua lời người khác và cứ thế lâm vừa ăn vừa nói khi nào hết mồi lâm lại lang thang tìm mâm khác lại sà vào và vở diễn lại tiếp tục. Những nhân vật như vậy các cụ ngày xưa thường nói kháy là "tuần chay nào cũng có nước mắt"
bởi: Phan Bảo Lâm từ: TpHCM
28.07.2014 23:53
Chuyện này cũng chả có gì để bàn nếu tham khảo các mô hình đại học của Mỹ. Cuối thể kỷ 19 diễn ra cách mạng công nghiệp lần thứ 1 với động cơ hơi nước. Người ta cần rất nhiều nhân công. Trước đó, nhân công do các doanh nghiệp đào tạo. Từ đó, các doanh nghiệp đóng góp cổ phần tạo ra các trường đại học kỹ thuật (quy mô nhỏ hơn nhiều so với hiện nay). Sau đó, mô hình này lan tràn ra các ngành nghề khác. Cho đến nay, bất kỳ trường đại học tư của Mỹ đều có 1 hệ thống doanh nghiệp quay xung quanh nó nhận người vào làm không thông qua phỏng vấn (bằng do đại học khác cấp phải thông qua phỏng vấn). Doanh nghiệp nuôi trường ĐH và trường ĐH cung cấp lao động theo yêu cầu của doanh nghiệp.
VN hiện nay lại khác. Trường ĐH và doanh nghiệp chả có liên hệ gì với nhau. Đó là bất cập. Sinh viên mới ra trường phải mất ít nhất 3 tháng mới quen việc. Nơi này nơi kia đã xuất hiện hình thức ĐH - doanh nghiệp nhưng quy mô rất nhỏ (vì tài chính mà doanh nghiệp cấp cho trường là có hạn). ĐH tư của VN muốn tồn tại phải dùng mô hình này. ĐH tư của Mỹ ngoài việc cung cấp lao động ra còn nhận đơn đặt hàng nghiên cứu 1 dự án nào đó của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp thì nhiều dự án nghiên cứu. Đây mới là chi phí chủ yếu của các trường ĐH. Không có trường ĐH nào của Mỹ tồn tại nhờ học phí cả. Học phí nói cho cùng là để trang trải chi phí học tập của học viên, không phải là cái mang lại lợi nhuận. Nghiên cứu khoa học thành công mới là cái mang lại lợi nhuận, thậm chí là lợi nhuận rất to (ngoài tài trợ nghiên cứu, nhà trường còn được trích % khi doanh nghiệp triển khai dự án, dài dài cho đến khi nào mà dự án còn tồn tại). Nhiều doanh nghiệp của Mỹ phát triển rất nhanh là nhờ liên kết với 1 đại học nào đó. Chỉ có những công ty siêu lớn mới có trung tâm nghiên cứu khoa học riêng và không phải doanh nghiệp nào ở Mỹ cũng là doanh nghiệp siêu lớn.
VN không có 1 cái doanh nghiệp siêu lớn nào, sao các doanh nghiệp không tự tạo ra các ĐH riêng cho mình ? Bởi vì tính liên kết giữa các doanh nghiệp ở VN rất kém. Nguyên liệu có sẵn ở VN nhưng chỉ vì chưa tinh chế, người ta sẵn sàng nhập ngoại với giá cao hơn nhiều lần mà không nghĩ đến việc nghiên cứu tinh chế nguyên liệu có sẵn. Các doanh nghiệp ở VN rất vụn vặt, không tạo thành dây chuyền sản xuất khép kín (sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp này là nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp kia). Kinh tế VN phát triển thời gian qua nhờ bề rộng của nó mà kém hẳn chiều sâu. Khi bề rộng hết chỗ để phát triển cũng chính là không còn không gian để phát triển. Muốn mở rộng không gian phát triển buộc phải phát triển theo chiều sâu, tức là thành lập các trung tâm nghiên cứu. Trung tâm nghiên cứu có chi phí rẻ nhất chính là các trường ĐH. Trường ĐH vụn vặt thì nền kinh tế cũng vụn vặt.
Muốn làm như Mỹ thì trước hết các doanh nghiệp phải đặt hàng cho các trường ĐH nghiên cứu dự án nào đó. Thường xuyên nhất là các dự án về phát triển sản phẩm với tiêu chí sản phẩm càng rẻ càng tốt (tức là sử dụng nguyên liệu tại chỗ càng nhiều càng tốt). Từ đây mới hình thành hệ thống doanh nghiệp khép kín xoay xung quanh 1 trường ĐH nào đó. Nước lên thì thuyền lên, doanh nghiệp ăn nên làm ra thì trường ĐH mới có lợi nhuận.
Mấy ông TS ở trên phát biểu về mô hình ĐH mà tách riêng ĐH ra khỏi doanh nghiệp thì dù có hay không có lợi nhuận, mô hình này sớm muộn cũng sẽ chết yểu. Tầm nhìn hạn hẹp như vậy mà cũng phát biểu được. Hiện tại, có thể các vị ấy còn làm ăn được nhưng tương lai khi mô hình ở trên sinh ra thì các vị ấy "tiêu". Mà mô hình ở trên tất yếu sẽ diễn ra khi nền kinh tế VN đạt đến điểm tới hạn, tức là GDP không thể tăng dù đầu tư không hạn chế. Thái Lan và rất nhiều quốc gia bị "bẫy thu nhập trung bình" đều đã trải qua như thế, và họ đang cố sức để thoát khỏi "bẫy" nhờ vào mô hình trên.
VN hiện nay lại khác. Trường ĐH và doanh nghiệp chả có liên hệ gì với nhau. Đó là bất cập. Sinh viên mới ra trường phải mất ít nhất 3 tháng mới quen việc. Nơi này nơi kia đã xuất hiện hình thức ĐH - doanh nghiệp nhưng quy mô rất nhỏ (vì tài chính mà doanh nghiệp cấp cho trường là có hạn). ĐH tư của VN muốn tồn tại phải dùng mô hình này. ĐH tư của Mỹ ngoài việc cung cấp lao động ra còn nhận đơn đặt hàng nghiên cứu 1 dự án nào đó của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp thì nhiều dự án nghiên cứu. Đây mới là chi phí chủ yếu của các trường ĐH. Không có trường ĐH nào của Mỹ tồn tại nhờ học phí cả. Học phí nói cho cùng là để trang trải chi phí học tập của học viên, không phải là cái mang lại lợi nhuận. Nghiên cứu khoa học thành công mới là cái mang lại lợi nhuận, thậm chí là lợi nhuận rất to (ngoài tài trợ nghiên cứu, nhà trường còn được trích % khi doanh nghiệp triển khai dự án, dài dài cho đến khi nào mà dự án còn tồn tại). Nhiều doanh nghiệp của Mỹ phát triển rất nhanh là nhờ liên kết với 1 đại học nào đó. Chỉ có những công ty siêu lớn mới có trung tâm nghiên cứu khoa học riêng và không phải doanh nghiệp nào ở Mỹ cũng là doanh nghiệp siêu lớn.
VN không có 1 cái doanh nghiệp siêu lớn nào, sao các doanh nghiệp không tự tạo ra các ĐH riêng cho mình ? Bởi vì tính liên kết giữa các doanh nghiệp ở VN rất kém. Nguyên liệu có sẵn ở VN nhưng chỉ vì chưa tinh chế, người ta sẵn sàng nhập ngoại với giá cao hơn nhiều lần mà không nghĩ đến việc nghiên cứu tinh chế nguyên liệu có sẵn. Các doanh nghiệp ở VN rất vụn vặt, không tạo thành dây chuyền sản xuất khép kín (sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp này là nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp kia). Kinh tế VN phát triển thời gian qua nhờ bề rộng của nó mà kém hẳn chiều sâu. Khi bề rộng hết chỗ để phát triển cũng chính là không còn không gian để phát triển. Muốn mở rộng không gian phát triển buộc phải phát triển theo chiều sâu, tức là thành lập các trung tâm nghiên cứu. Trung tâm nghiên cứu có chi phí rẻ nhất chính là các trường ĐH. Trường ĐH vụn vặt thì nền kinh tế cũng vụn vặt.
Muốn làm như Mỹ thì trước hết các doanh nghiệp phải đặt hàng cho các trường ĐH nghiên cứu dự án nào đó. Thường xuyên nhất là các dự án về phát triển sản phẩm với tiêu chí sản phẩm càng rẻ càng tốt (tức là sử dụng nguyên liệu tại chỗ càng nhiều càng tốt). Từ đây mới hình thành hệ thống doanh nghiệp khép kín xoay xung quanh 1 trường ĐH nào đó. Nước lên thì thuyền lên, doanh nghiệp ăn nên làm ra thì trường ĐH mới có lợi nhuận.
Mấy ông TS ở trên phát biểu về mô hình ĐH mà tách riêng ĐH ra khỏi doanh nghiệp thì dù có hay không có lợi nhuận, mô hình này sớm muộn cũng sẽ chết yểu. Tầm nhìn hạn hẹp như vậy mà cũng phát biểu được. Hiện tại, có thể các vị ấy còn làm ăn được nhưng tương lai khi mô hình ở trên sinh ra thì các vị ấy "tiêu". Mà mô hình ở trên tất yếu sẽ diễn ra khi nền kinh tế VN đạt đến điểm tới hạn, tức là GDP không thể tăng dù đầu tư không hạn chế. Thái Lan và rất nhiều quốc gia bị "bẫy thu nhập trung bình" đều đã trải qua như thế, và họ đang cố sức để thoát khỏi "bẫy" nhờ vào mô hình trên.
Trả lời
bởi: Vô danh
29.07.2014 11:34
Cần tham khảo bài viết này ! những vị có trách nhiệm , hầu tìm lối ra cho cho ngàng giáo dục VN
Trả lời
bởi: vô danh
29.07.2014 11:30
Giáo dục của VN hiện nay là để đối phó với thi cử,tạo ra con người như một công cụ làm việc như máy móc không phải lối giáo dục để làm người, con người có nhân bản có trí thức. Học sinh cần có kiến thức phổ thông (như tên gọi là trường phổ thông cơ sở, phổ thông trung học) Hiện nay VN hoc sinh cấp phổ thông mà cũng gọi là chuyên toán, chuyên văn...Trường phổ thông chuyên (thật mâu thuẩn, phổ thông mà chuyên?) nghe thật kỳ lạ. Vì lẽ đó nên ngành giáo dục VN cứ loay hoay mà chưa tìm được hướng đi. Học sinh chịu quá nhiều áp lực buộc phải đi học thêm ở tất cả các cấp lớp.
Ông Lâm viết ít thôi, ngắn thôi mà súc tích, còn cứ viết dài như vậy giống như tung hỏa mù có ý đồ tuyên truyền đánh lạc hướng người đọc . Giáo dục mà chỉ đề ra để phục vụ cho lợi ích mà không có ý nghĩa phục vụ cho dân tộc đất nước với một con người có tri thức, nhân bản toàn diện thì sẽ làm cho xã hội xuống cấp
Ông Lâm viết ít thôi, ngắn thôi mà súc tích, còn cứ viết dài như vậy giống như tung hỏa mù có ý đồ tuyên truyền đánh lạc hướng người đọc . Giáo dục mà chỉ đề ra để phục vụ cho lợi ích mà không có ý nghĩa phục vụ cho dân tộc đất nước với một con người có tri thức, nhân bản toàn diện thì sẽ làm cho xã hội xuống cấp
Trả lời
bởi: Trương Phi từ: Saigon
29.07.2014 09:36
Ông Phan Bảo Lâm,
Nếu ông bớt nói hoặc im đi thì người ta có thể không ghét CS lắm, nhưng nếu nói nhiều quá như ông và các "đồng nghiệp" của ông thì ...người ta không những ghét CS mà ghê tỡm các ông. Nếu vì phải nói, do được trả lương, thì cố gắng nói vào trọng tâm, đọc kỹ bài của tác giả rồi hẵn nói. Trình độ các ông non lắm, cứ bài bản có sẵn tuông ra như loài vẹt, thì chả ai đọc, phản tác dụng. Mong rằng sếp của ông cũng đọc được ý này của tôi, chỉnh đốn các ông lại. Các ông không biết gì cả.
Nếu ông bớt nói hoặc im đi thì người ta có thể không ghét CS lắm, nhưng nếu nói nhiều quá như ông và các "đồng nghiệp" của ông thì ...người ta không những ghét CS mà ghê tỡm các ông. Nếu vì phải nói, do được trả lương, thì cố gắng nói vào trọng tâm, đọc kỹ bài của tác giả rồi hẵn nói. Trình độ các ông non lắm, cứ bài bản có sẵn tuông ra như loài vẹt, thì chả ai đọc, phản tác dụng. Mong rằng sếp của ông cũng đọc được ý này của tôi, chỉnh đốn các ông lại. Các ông không biết gì cả.
bởi: phạm dung từ: quy nhơn, VN
28.07.2014 22:15
Một khi chất lượng yếu kém của giáo dục không được cải thiện thì lợi nhuận hay phi lợi nhuận có nên được bàn đến?
bởi: Trường công từ: changhiu
28.07.2014 19:50
Nước ngoài họ vẫn tồn tại trường công do nhà nước đầu tư, vì thế giáo dục phi lơi nhuận là tồn tại vĩnh hằng cho dù ở bất cứ quốc gia nào, nền chính trị nào! VN hiện nay, ngoài các đại học công lập đầu tư rất hoành tráng, thì cũng xuất hiện các trường đại học ngoài công lập. Chủ trương xã hội hóa giáo dục để làm phát triển nền giáo dục nước nhà là một chủ trương đúng đắn, nhưng trong tình trạng VN hiện nay, nhà đầu tư giáo dục tư nhân chỉ chú trọng lợi nhuận mà không hoàn thiện năng lực giáo dục thực sự, nên đại học tư VN chỉ là những trung tâm " mua bán bằng cấp" được nhà nước chứng nhận! Những trung tâm nầy như ĐH Hồng Bàng, Văn lang, đh Tôn Đức Thắng,...mà sinh viên ra trường với chất lượng quá tệ đã làm nẩy sinh trào lưu của nhà tuyển dụng thành lập "vùng nhận dạng phòng không" trong tuyển dụng! Họ ghi thẳng vào trong yêu cầu tuyển dụng chỉ nhận ứng viên tốt nghiệp đại học chính quy! Giáo dục đại học nước ngoài ,trường tư lấn áp trường công, còn giáo dục đại học VN, chính sách xã hội hóa giáo dục đã làm giãm giá trị của sinh viên VN ra trường với sự xuất hiện của các trường tư mà kiếm tiền là chính còn giáo dục thì... tào lao trùm! Chưa có thang điểm nào để kiểm soát đánh giá các trường đại học dân lập một cách chính xác, trong khi các trường nầy lại hay mượn đầu dê để bán thịt chó, bằng những liên doanh với những tên tuổi lớn nước ngoài để bịp người trong nước trong khi chất lượng quá thãm não! Giáo dục đại học VN xuống cấp vì bị "xã hội hóa" một cách hổ lốn! Hãy dẹp ngay các trường Văn lang, Hồng bàng,Cao Lỗ, Tôn Đức Thắng... để trả lại giá trị thật cho hàng ngủ trí thức VN!
Trả lời
bởi: An-nam từ: Không-gian
29.07.2014 13:19
Huhuhu!
Thê' changhiu ngủ hay thức trong làng trí thức VN trường công VN??? Mà la to:
"Hãy dẹp ngay các trường Văn lang, Hồng bàng,Cao Lỗ, Tôn Đức Thắng"
Thê' changhiu ngủ hay thức trong làng trí thức VN trường công VN??? Mà la to:
"Hãy dẹp ngay các trường Văn lang, Hồng bàng,Cao Lỗ, Tôn Đức Thắng"
bởi: NVN từ: VN
28.07.2014 19:31
Giáo dục VN hiện nay? "bất khả tư nghì" .
Dân Việt Nam hiện nay có câu mà ai cũng biết "Dốt như chuyên tu,ngu như tại chức" không phải tự nhiên mà dân gian có câu "thành ngữ" này ,vì nếu bạn học giỏi bạn đã thi đậu vào đại học ngay từ đâu.Học dốt mới xin vào cơ quan rồi học tại chức (Hệ này tuyệt đại đa số là cán bộ nhà nước đi học-mà đã là cán bộ nhà nước 90% khi mới tốt nghiệp phổ thông,đi thi đại học họ đã được nhiều điểm ưu tiên-thế mà vẫn không thi đậu).Hệ tại chức gây hệ lụy khôn lường cho xã hội VN.nó hợp thức hóa để những kẻ kém nhiều mặt có cơ hội ngồi ở những vị trí quan trọng trong hệ thống hành chánh,Luật pháp,giáo dục...
Dân Việt Nam hiện nay có câu mà ai cũng biết "Dốt như chuyên tu,ngu như tại chức" không phải tự nhiên mà dân gian có câu "thành ngữ" này ,vì nếu bạn học giỏi bạn đã thi đậu vào đại học ngay từ đâu.Học dốt mới xin vào cơ quan rồi học tại chức (Hệ này tuyệt đại đa số là cán bộ nhà nước đi học-mà đã là cán bộ nhà nước 90% khi mới tốt nghiệp phổ thông,đi thi đại học họ đã được nhiều điểm ưu tiên-thế mà vẫn không thi đậu).Hệ tại chức gây hệ lụy khôn lường cho xã hội VN.nó hợp thức hóa để những kẻ kém nhiều mặt có cơ hội ngồi ở những vị trí quan trọng trong hệ thống hành chánh,Luật pháp,giáo dục...
Trả lời
bởi: Đọc giả từ: Vn
29.07.2014 09:23
Còn câu này nữa không biết có ai nghe chưa năm mình kết thúc phổ thông co giáo mình có nói mâu " chuột chạy cùng rào mới vào sư phạm" tại sau lại có câu này.? Và hệ lụy gì cho thế hệ trẻ việt nam nếu thực sự có chuyện này xảy ra cách đây hơn chục năm?
Trả lời
bởi: Bạn đọc từ: Vn
29.07.2014 09:16
Mình tán thành. Nhiều người học xong đại không có Bác ủng hộ củng phải chịu thất nghiệp hay đi làm công nhân cho các khu công nghiệp. Muốn làm cho công ty nước ngoài tiếng anh phải tốt nhưng tình trạng cử nhân anh Văn ở Việt Nam gặp người nước ngoài nói họ chẳng hiểu gì là chuyện không hiếm.
Blog
Cái sảy nảy cái ung là vậy
Ngày 20 tháng 7 năm nay đánh dấu vừa tròn 60 năm ngày ký kết Hiệp định Genève đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào và Campuchia
ThêmGiáo dục Việt Nam: phi lợi nhuận hay vì lợi nhuận?
Gần đây, câu chuyện giáo dục phi lợi nhuận hay vì lợi nhuận ở Việt Nam trở nên sôi động
ThêmViệt Nam cần làm gì?
TQ đã rút giàn khoan HD-981 trước kỳ hạn. Có nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích quyết định của họ...
ThêmNạn bè phái và chủ nghĩa tư bản thân hữu trong giáo dục: Cuộc chơi bảo kê
Nhưng điều mà EMG không ngờ tới, cũng không kiểm soát được, là việc Cambridge không còn tin tưởng ở uy tín của EMG
ThêmBạn đọc làm báo
Việt Nam nên sớm khởi kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Quốc tế
Việt Nam có đầy đủ hồ sơ, tài liệu lịch sử về chủ quyền, việc khởi kiện TQ ra trước Tòa án Quốc tế sẽ giúp cho VN chiếm được nhiều lợi thế
ThêmThư ngỏ gửi Quốc hội Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam
Tôi là một nhà báo, nhà văn, viết kịch và nhà nghiên cứu độc lập chuyên nghiệp từ những năm 1990
ThêmHuỳnh Tấn Mẫm, đảng viên cộng sản phản tỉnh muộn màng
Tôi thành tâm mong Huỳnh Tấn Mẫm sẽ có thêm nghị lực, quyết tâm để có được những hành động tiếp theo trong những ngày tới
ThêmFormosa Hà Tĩnh đã trở thành đặc khu của Trung Quốc?
Trong khi dư luận trong và ngoài nước xôn xao và phản ứng mạnh mẽ trước sự kiện Cty Formosa Hà Tĩnh gửi công văn cho Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
Thêm
No comments:
Post a Comment