Trái cây Việt Nam và thị trường Trung quốc
Trái cây do nông dân Việt Nam trồng ra lâu nay chủ yếu được xuất tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, sự lệ thuộc vào thị trường này dẫn đến bao đợt ách tắc, gây thiệt hại lớn cho người nông dân và doanh nghiệp.
Phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc
Tiến sĩ Lương Ngọc Trung Lập, đang công tác tại Viện cây ăn quả miền Nam, cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới, riêng về xuất khẩu trái cây thì Việt Nam đứng thứ 5 tại châu Á.
Ông đưa ra những con số cụ thể như sau:
“ Trong xuất khẩu về rau quả chung, vừa rau vừa trái cây thì thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 38% trong tổng giá trị xuất khẩu hằng năm, ví dụ như trong năm 2013 vừa rồi, xuất khẩu 1,04 tỷ USD, thì Trung Quốc chiếm khoảng 38%. Riêng về đối với trái cây thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 60% - 70%. Tuy nhiên theo từng chuẩn loại trái cây, riêng về thanh long thì thị trường Trung Quốc chiếm gần 90%.”
Thái Lan, Malaysia, Philippine người ta muốn xuất khẩu trái cây qua TQ người ta phải đi đường vòng, đường biển, như Mã Lay đây phải đi bằng đường Tàu hoặc đường hàng không...Philippine cũng vậy. Thì Việt Nam mình có một lợi thế các nước khác rất thèm, mình có đường biên giới với các tỉnh phía Nam của TQ.TS. Lương Ngọc Trung Lập
Một trong những lý do khiến trái cây Việt Nam được bán chủ yếu sang Trung Quốc được cho biết vì thị trường này chỉ yêu cầu chất lượng trung bình không như các thị trường khó tính – cao cấp, giá cả không là vấn đề, nhưng chất lượng phải đáp ứng cho được những tiêu chuẩn của họ. TS. Lương Ngọc Trung Lập nêu thêm lý do khác nữa:
“Thật ra thì trái cây của mình đúng là có phụ thuộc rất là lớn vào thị trường Trung Quốc trong thời gian nhiều năm qua. Nguyên nhân phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, chúng ta phải nhìn nhận như thế này, riêng Việt Nam có một lợi thế rất đặc biệt, có lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các nước khác có ngành nghề xuất khẩu với mình, ví dụ như: Thái Lan, Malaysia, Philippine người ta muốn xuất khẩu trái cây qua Trung Quốc người ta phải đi đường vòng, đường biển, như Mã Lay đây phải đi bằng đường Tàu hoặc đường hàng không. .. Philippine cũng vậy. Thì Việt Nam mình có một lợi thế các nước khác rất thèm, mình có đường biên giới với các tỉnh phía Nam của Trung Quốc và hiện nay mình có rất nhiều các cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc. ”
Tuy vậy, ông Lập có cái nhìn khách quan về tình hình này:
“Thị trường Trung Quốc là cái phao cứu sinh, thật ra nói về chính trị thì mình không nói, nói về đơn thuận góc độ thị trường buôn bán thương mại trái cây thì thị trường Trung Quốc là phao cứu sinh của mình mặc dù giá cả bấp bênh, ví dụ như giá cả trồi sụt biến động rất mạnh, nhưng người ta vẫn nhập hàng của mình. Nếu trái cây của mình đạt chất lượng cao, mẫu mã, tiêu chuẩn… thì mình đã xuất khẩu đi các thị trường cao cấp để nâng cao kim ngạch xuất khẩu, nhưng mà tại vì trong nội tại mình không đáp ứng được các đòi hỏi về chất lượng nên mình đi bán ở các thị trường thấp hơn.”
Rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu trái cây
Thị trường trái cây ở các quốc gia như Mỹ và EU, Úc, Canada..rất tiềm năng, và tiêu thụ ổn định nhưng muốn vào được các nước này thì phải qua sự kiểm duyệt rất khắt khe, phải đạt các tiêu chuẩn Global Gap, Viet Gap…Do việc công tác trồng trọt cây ăn quả của người nông dân không được chú trọng, là phải làm sao để trái cây đạt được các tiêu chuẩn xuất khẩu.
Thị trường Trung Quốc là cái phao cứu sinh, thật ra nói về chính trị thì mình không nói, nói về đơn thuận góc độ thị trường buôn bán thương mại trái cây thì thị trường Trung Quốc là phao cứu sinh của mình mặc dù giá cả bấp bênh, ví dụ như giá cả trồi sụt biến động rất mạnh, nhưng người ta vẫn nhập hàng của mìnhTS. Lương Ngọc Trung Lập
Bên cạnh đó vấn đề bảo quản trái cây xuất khẩu đi các thị trường khó tính vẫn còn là bài toán khó đối với doanh nghiệp trong nước. Vì trái cây Việt Nam thuộc loại đặc trưng nhiệt đới, cần có được các công nghệ cao để luôn giữ cho trái cây tươi.
TS. Lương Ngọc Trung Lập cho biết thêm:
“Trong mỗi điều kiện thị trường cao cấp có mỗi điều kiện khác nhau, ví dụ như là thị trường Mỹ thì đòi chiếu xạ, Nhật và Hàn Quốc xử lý bằng hơi nước nóng….
Đã mở được thị trường Mỹ năm 2010, thị trường Hàn Quốc,Nhật Bản, Châu Âu, Chi Lê, New Zealand, Úc, Trung Đông đã mở rất nhiều thị trường, ví dụ vừa rồi đã mở lại thì trường truyền thống của Việt Nam là Đài Loan. Thì với gốc độ nhà nước đã làm tròn trách nhiệm, đã mở cho hàng lọat các thị trường khó tính để là nâng cao cái giá trị xuất khẩu và nâng cao sự thu nhập cho bà con nông dân.Vấn đề ở đây là doanh nghiệp phải đi đẩy mạnh buôn bán đi tìm kiếm khách hàng hoặc là đi khảo sát thị trường, đẩy mạnh thương mại tìm đối tác xuất khẩu. Còn ông nông dân thì phải làm sao sản xuất trái cây đạt chất lương hơn, đạt tiêu chuẩn hơn về hàng hóa,trái cây có chất lượng cũng như không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật…”
Trở lại vấn đề lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc đối với trái cây Việt Nam, đã bao lần phía Việt Nam phải trả giá. Rõ nhất là khi xảy ra căng thẳng chính trị giữa hai nước. Ông Trần Hữu Danh, giám đôc Cty TNHH Long Việt, Tiền Giang chuyên xuất khẩu trái cây và có nhiều năm buôn bán với lái thương người Trung Quốc, thuật lại:
“Thì lúc trước bọn Trung Quốc sau khi có vấn đề về việc Việt Nam phá hoại các nhà máy xí nghiệp của Trung Quốc thì mấy ông đó sợ đi về lại bên đó, chỉ giao dịch qua điện thoại. Thu mua trái cây của người nông dân thì bình thường, ảnh hưởng về giá cả thấp hơn khoảng 30% so với trước đây.”
Thị trường trái cây ở các quốc gia như Mỹ và EU, Úc, Canada..rất tiềm năng, và tiêu thụ ổn định nhưng muốn vào được các nước này thì phải qua sự kiểm duyệt rất khắt khe, phải đạt các tiêu chuẩn Global Gap, Viet Gap…
Biện pháp ép giá, không nhận hàng từ phía Trung Quốc gây nhiều thiệt hại mà trước hết là người nông dân. Họ chỉ biết trồng trái cây theo mùa vụ và bán cho thương lái, sau đó thương lái bán cho ai thì họ không quan tâm. Một anh nông dân tên Thuận, quê ở Bến Tre nói rằng:
“Toàn bán cho thương lái người ta mua, sau đó thương lái đưa đi đâu thì không biết, mấy người đi mua trái cây họ cho xe lại tập kết một điểm rồi thu mua. Nhà vườn của mình chỉ biết là bán cho thương lái mua rồi người ta giao tiền cho mình chỉ vậy thôi. Còn trái cây được chuyển đi đâu mặc kệ”
Ông Trần Hữu Danh cho biết biện pháp để không bị phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc thì phải tìm những thị trường khác nhau cho trái cây Việt Nam:
“Nếu như thật sự Trung Quốc cứ làm khó hoài, các doanh nghiệp Việt Nam và nhà nước cần phải tìm hiểu và tìm thêm các thị trường mới, nếu mà phụ thuộc vào nó mãi như thế này thì cái nguy cơ bị đông hàng, ế hàng, các doanh nghiệp và dân sẽ chịu thiệt thòi rất to về sau này.”
Tuy nhiên đó không phải là việc dễ dàng mà cần phải có sự chủ động từ phía cơ quan chức năng Việt Nam, ông Trần Hữu Danh tiếp lời:
“Tìm thị trường thì bây giờ phải đi tìm thị trường mới, mà thị trường mới bây giờ tất cả các doanh nghiệp người ta cũng không biết đường đi lối bước như thế nào? Phải nhờ nhà nước có Bộ Công Thương và Xuất Tiến Thương Mại phải có sự chỉ dẫn và hỗ trợ người ta mới biết được, cơ bản là vậy.”
Đối với nông dân trồng cây trái ở Việt Nam thì lâu nay họ phải chịu cảnh ‘được mùa, mất giá’; và đặc biệt thêm nữa là sự chèn ép từ phía thương lái Trung Quốc. Họ cũng như các nhà xuất khẩu trái cây Việt Nam đều trông chờ vào một chính sách dài hơi của chính phủ trong lĩnh vực này.
No comments:
Post a Comment