Monday, September 1, 2014

Ba Lan tưởng niệm Thế Chiến 2

Ba Lan tưởng niệm Thế Chiến 2

Cập nhật: 10:07 GMT - thứ hai, 1 tháng 9, 2014
Lễ tưởng niệm trận quân Đức đánh vào Westerplatte ở Gdansk năm 1939
Ba Lan làm lễ tưởng niệm trận đánh mở màn Thế Chiến 2 năm 1939 với phát biểu của lãnh đạo nước này nói đến cả tình hình Ukraine ngày nay.
Tại lễ đặt vòng hoa ở cảng Gdansk, nơi quân phát-xít Đức tấn công Ba Lan hôm 1/9/1939, Thủ tướng Ba Lan, ông Donald Tusk ca ngợi các liệt sỹ Ba Lan bảo vệ tổ quốc thời Thế Chiến 2.
Đúng 75 năm trước, chiến hạm Schleswig-Holstein của Đức nhân chuyến thăm 'hữu nghị' đến Danzig, nay là Gdansk, đã bất ngờ nã pháo vào đơn vị quân đội Ba Lan trên bán đảo Westerplatte.
Cùng lúc, hàng chục sư đoàn của Đức tràn vào biên giới phía Tây Ba Lan, và Thế Chiến 2 ở châu Âu chính thức bắt đầu.
Anh và Pháp, hai đồng minh của Ba Lan sau đó đã tuyên chiến với Đức nhưng chỉ trong vài tuần, quân Đức đã chiếm trọn miền Tây Ba Lan, ném bom và bao vây Warsaw.
Chính phủ Ba Lan bỏ thủ đô và rút chạy sang Romania rồi chuyển tới đóng ở London trong suốt thời kỳ kháng chiến chống quân Đức.
Ngày 17/9/1939, Hồng quân Liên Xô tấn công Ba Lan từ phía Đông.

Nhắc lại quá khứ

Cùng dự lễ khai mạc lúc 04:45 sáng ngày thứ Hai tuần này còn có cả hai tổng thống, Bronislaw Komorowski của Ba Lan và Joachim Gauck của Đức, chỉ dấu cho thấy hai nước đã hoà giải sau nhiều cuộc chiến với nhau.
Họ cũng sẽ có kế hoạch gặp gỡ và thảo luận với các nhóm thanh niên Ba Lan và Đức trong tuần tưởng niệm Thế Chiến 2 ở Ba Lan.
Nhưng Thủ tướng Tusk cũng nói về cuộc xung đột giữa quân đội Ukraine và phe ly khai thân Nga ở vùng miền Đông nước này.
Nhắc lại bài học Thế Chiến 2, ông nói đây không phải là lúc cho “sự lạc quan ngây thơ”.
Ba Lan luôn vận động mạnh mẽ cho các biện pháp trừng phạt chống lại Nga vì sự ủng hộ của Moscow cho phe ly khai ở Đông Ukraine.
Hồng quân Liên Xô và phát-xít Đức vui cười sau trận đánh chia cắt Ba Lan
Nhân dịp này, báo chí Ba Lan cũng nhắc lại nhiều sự kiện Liên Xô đã tấn công Ba Lan từ phía Đông sau khi ký hiệp ước Ribbentrop-Molotov hôm 23/8/1939 với nước Đức phát-xít.
Từ sau năm 1991, báo chí Đức và Ba Lan đã nói nhiều về hiệp ước BấmRibbentrop-Molotov nhưng cuộc xâm lăng Ba Lan năm 1939 vẫn còn là chủ đề không được đề cập tới một cách đầy đủ ở Nga.
Đài Đức, BấmDeutsche Welle gọi đó là "tuần trăng mật của hai nhà độc tài, Hitler và Stalin" nhằm tiêu diệt nền cộng hoà Ba Lan.

Thêm về tin này

No comments:

Post a Comment