BÍ MẬT THÀNH ĐÔ: SAO KHÔNG HỎI ÔNG ĐỖ MƯỜI ?
13-8-2014
Bí mật về những thỏa thuận Thành Đô mà các ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đã thỏa thuận (chẳng biết có ký tá gì không) với phía Trung Quốc vừa qua lại làm cho dư luận hết sức bức xúc. Vì sự tồn tại của chính mình, Đảng CSVN phải công bố những bí mật đó; ngược lại nếu cứ bưng bít như vừa qua thì tính chính đáng của Đảng CSVN bị mất hoàn toàn và phải gánh cái danh ô nhục: bán nước.
Chính vì thế thiếu tướng Lê Duy Mật, đại tá Nguyễn Đăng Quang đã có yêu cầu khẩn thiết đòi Đảng CSVN công bố những thỏa thuận Thành Đô.
Cho đến nay lãnh đạo Đảng CSVN vẫn im hơi lặng tiếng.
CHÚNG ĐÃ BÁN NƯỚC !
Nguyên Thạch
2-8-2014
Trích từ Wikileaks:
"Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Cộng Sản, đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung Ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Quảng Tây".
"Phía Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để đảng CSVN "giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc".
TIẾT LỘ TỪ WIKILEAKS: HỘI NGHỊ SÁP NHẬP VIỆT NAM VÀO CHINA
3-6-2014
VIỆT NAM: TỈNH HAY KHU TỰ TRỊ ?
(Ninh Cơ ghi lại. Trích tài liệu chép lại từ băng ghi âm cuộc họp mật giữa đại diện Tổng Cục Tình Báo Hoa Nam và Tổng Cục 2 Việt Nam để lưu trữ, được bảo quản theo chế độ tuyệt mật.)
Cái gì chờ đợi cũng đã đến, khi tổ chức Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời liên quan đến Việt nam. Đó là biên bản họp kín giữa ông Nguyễn Văn Linh Tổng BT Đảng CSVN, ông Đỗ Mười Chủ tịch HĐBT đại diện cho phía Việt nam và ông Giang Trạch Dân Tổng BT và ông Lý Bằng Thủ tướng Chính phủ đại diện cho phía Trung quốc trong hai ngày 3-4/9/1990 tại Thành đô.
Thưa các đồng chí.
Trong mấy ngày qua, ta đã cùng nhau thảo luận nhiều vấn đề, đạt được đồng thuận về căn bản, tuy không khỏi có sự tranh biện về tiểu tiết. Khép lại, ta có thể hài lòng khẳng định hội nghị đã thắng lợi và thắng lợi lớn. Xin các đồng chí hoan hỉ cạn chén. Trong lời phát biểu kết thúc hội nghị, Lương Tư Lệnh nhấn mạnh: “Những gì được đưa ra bàn ở hội nghị chung quy chỉ là những điều đã được đề cập nhiều lần từ nhiều năm trong những cuộc gặp gỡ các cấp tham mưu và cả cao cấp.” Với tư cách Chính Ủy được đề cử ra chủ trì hội nghị tôi xin tóm tắt vài điều cần thiết.
HỒI KÝ TRƯƠNG ĐỨC DUY - TRƯỚC VÀ SAU CUỘC GẶP CẤP CAO TRUNG-VIỆT Ở THÀNH ĐÔ
Tác giả: Trương Đức Duy
(Ghi lại việc giải quyết vấn đề Campuchia và khôi phục quan hệ bình thường giữa hai nước [Trung-Việt])
LGT : Về quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, nhiều năm qua đã có những tiết lộ về vai trò của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Đại tướng bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh qua 2 cuộc gặp riêng với ông Trương Đức Duy, Đai sứ Trung Quốc tại Việt Nam ngày 5 và 6/6/1990 *.
Mới đây, Trương Đức Duy còn tiết lộ thêm mấy cuộc tiếp xúc “bí mật” nữa ngay sau đó, theo nghi thức rất lạ, mà xem ra nhóm cầm đâu Đảng Cộng sản Việt Nam đo hoàn toàn không biết *.
Để rồi chỉ mươi ngày sau đã có cuộc gặp cấp cao Trung-Việt tại Thành Đô đầu tháng 9/1990, qua lời mời cũng rất lạ của Trung Quốc với các vị “nguyên thủ” Việt Nam trước chuyến thăm chỉ có 5 ngày. Thực hư chuyện này tới đâu, tại sao phía TQ lại tung ra bản gọi là “hồi ký” của Trương Duy vào lúc này, đó là điều cần phải làm rõ.?
ĐỌC LẠI HỒ SƠ BÁN NƯỚC: HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ 1990
Bài 1
VỀ HỘI NGHỊ CẤP CAO
VIỆT - TRUNG TẠI THÀNH ĐÔ - TRUNG QUỐC
Hồi ký "Hồi Ức và Suy Nghĩ" của Trần Quang Cơ
nhà báo Trần Quang Thành giới thiệu
LỜI GIỚI THIỆU: Từ đầu năm 2004, giới cán bộ ngoại giao rồi giới trí thức ở Việt Nam đã chuyền tay nhau tập hồi ký Hồi ức và Suy nghĩ của ông Trần Quang Cơ, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao. Tập hồi ký 82 trang (khổ A4, viết xong lần thứ nhất năm 2001, hoàn thành tháng 5-2003) chưa được xuất bản công khai. Với nội dung phong phú, chính xác và trung thực, tác giả cung cấp những thông tin quý hiếm về những vấn đề Việt Nam đương đại.
Tác giả làm việc ở Bộ ngoại giao từ năm 1954. Năm 1968 ông tham gia Hội nghị Paris (1968-1973), cuộc đàm phán về bình thường hoá quan hệ với Mỹ (1975-1978) và các cuộc thương lượng giải quyết vấn đề Campuchia (thập niên 80-90 thé ký 20). Năm 1991, được đề nghị làm Bộ trưởng Ngoại giao thay thế ông Nguyễn Cơ Thạch, ông viện lý do “sức khoẻ” để từ chối. Cuối năm 1993, ông xin rút khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng.
No comments:
Post a Comment