Wednesday, September 3, 2014

Kế hoạch bảy điểm của Putin

Kế hoạch bảy điểm của Putin

Cập nhật: 13:36 GMT - thứ tư, 3 tháng 9, 2014
Tổng thống Putin đang thăm Mông Cổ
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói ông hy vọng sẽ có thỏa thuận hòa bình vào thứ Sáu tuần này giữa Ukraine và ly khai.
Ông Putin nói quan điểm của ông và Ukraine đã rất gần.
Phát biểu tại thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ, ông Putin nói hai phía có thể đạt thỏa thuận khi mở lại hội đàm ở Minsk hôm thứ Sáu.
Ông Putin nói ông đề nghị kế hoạch bảy điểm:
  • Quân đội Ukraine và ly khai ngừng hoạt động tấn công
  • Quân chính phủ Ukraine phải rút lui đủ xa để không thể đánh phá trung tâm dân cư
  • Có quan sát viên quốc tế về ngừng bắn
  • Không dùng máy bay chiến đấu với dân thường
  • Trao trả tù binh không điều kiện
  • Lập hành lang nhân đạo cho người tị nạn và hàng viện trợ
  • Phục hồi cơ sở hạ tầng bị phá hủy
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói đã đồng ý với Tổng thống Nga Putin qua điện thoại về “tiến trình ngừng bắn” ở miền đông.
Ban đầu Kiev nói đã có “ngừng bắn lâu dài” nhưng sau đó chính phủ Ukraine rút lại thông báo.
Thông cáo mới nhất của Kiev nói: “Cuộc đối thoại dẫn đến thỏa thuận về tiến trình ngừng bắn tại khu vực Donbass.”
Còn Nga nói cuộc điện đàm diễn ra hôm thứ Tư, và quan điểm hai nhà lãnh đạo “tương đồng đáng kể” về các cách chấm dứt xung đột.

Obama ở Estonia

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang trên đường tới Estonia để thảo luận về Nga và khủng hoảng tại Ukraine với lãnh đạo các nước Baltic.
Ông sẽ có hội đàm ở thủ đô Tallinn với tổng thống Estonia, Latvia và Lithuania.
Các phóng viên nói ba nước này, thành viên Nato từ 2004, đang lo lắng về việc Nga can thiệp ở Ukraine.
Cuối tuần này ông Obama sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh Nato tại Xứ Wales, mà tại đó kế hoạch gửi quân khẩn cấp trong vòng 48 tiếng đồng hồ có thể được thông qua.
Nato gần đây đã thông báo dự định thành lập lực lượng để bảo vệ các thành viên Đông Âu trước khả năng Nga gây hấn.
Nga phản ứng bằng cách tuyên bố sẽ thay đổi học thuyết quân sự để phản ánh tình trạng "hạ tầng cơ sở của Nato đang dịch lại gần biên giới Nga".

'Không đúng đắn'

Chủ đề lực lượng phản ứng nhanh và các biện pháp an ninh khác sẽ được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh Nato kéo dài hai ngày tại Xứ Wales, bắt đầu từ thứ Năm 4/9.
Ngày 3/9 Tổng thống Obama sẽ gặp Tổng thống Estonia Toomas Hendrik Ilves, Tổng thống Lithuania Dalia Grybauskaite và Tổng thống Latvia Andris Berzins.
Phóng viên BBC Gavin Hewitt nói ba nước cộng hòa Liên Xô cũ đang lo lắng về lập trường của Tổng thống Vladimir Putin rằng Nga có quyền can thiệp vào bất cứ đâu để bảo vệ quyền lợi của cộng đồng nói tiếng Nga.
Nhà Trắng cho hay ông Obama sẽ sử dụng chuyến đi Estonia, nơi 25% dân số là người gốc Nga, để làm rõ một điều rằng "các nước lớn vi phạm toàn vẹn lãnh thổ của các nước láng giềng nhỏ hơn là điều không đúng đắn".
Hàng triệu người Ukraine phải đi sơ tán từ khi chiến sự nổ ra
Phe ly khai thân Nga đã bắt đầu giao tranh với quân đội Ukraine kể từ tháng Tư. Họ tuyên bố độc lập ở các khu vực miền Đông Donetsk và Luhansk sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Kể từ khi tình trạng bạo lực diễn ra, 2.600 người đã thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương.
Hôm thứ Ba 2/9 Liên Hiệp Quốc nói cuộc xung đột đã khiến hơn một triệu người ở miền Đông Ukraine phải đi sơ tán.
Quân đội Ukraine đã thua một vài trận trong những ngày gần đây sau khi phiến quân tấn công vào Luhansk và Donetsk, cũng như tiến về phía nam gần cảng Mariupol.
Nga bác bỏ cáo buộc của phương Tây và chính phủ Ukraine, rằng Moscow gửi lính và cung cấp thiết bị quân sự qua biên giới cho quân ly khai.
Trong khi đó, phiến quân bị buộc tội đã sát hại tới 100 lính Ukraine và phá vỡ thỏa thuận.
Quân đội Ukraine cho hành phe ly khai đã đồng ý mở hành lang nhân đạo ra khỏi thị trấn Ilovaysk để đưa các binh lính của chính phủ vốn bị thương sau những ngày phiến quân pháo kích ra ngoài trong dịp cuối tuần.
Thế nhưng các binh lính này bị tấn công khi đang trên đường sơ tán và khoảng 100 người đã thiệt mạng.
Cáo buộc này bị quân ly khai bác bỏ. Một người phát ngôn nói với BBC rằng đoàn xe bị giữ lại vì có quá nhiều lính bên trong nhưng không xảy ra giao tranh.
Phóng viên BBC David Stern tại Kiev nói các thông tin từ Ilovaysk đang dần dần được chuyển ra vì không ai tiếp cận được khu vực này.

Thêm về tin này

No comments:

Post a Comment