Monday, November 17, 2014

Có thực sự tín nhiệm được cuộc "Bỏ phiếu tín nhiệm"?

Có thực sự tín nhiệm được cuộc "Bỏ phiếu tín nhiệm"?

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-11-17
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Các quan chức lãnh đạo nhà nước tham gia bỏ phiếu tín nhiệm
Các quan chức lãnh đạo nhà nước tham gia bỏ phiếu tín nhiệm (15 tháng 11, 2014)
Photo tinmoi.vn
Quốc hội Việt Nam vừa công bố kết quả tín nhiệm đối với 50 chức danh chủ chốt và trong ba ngày 17,18 và 19 tháng 11 cơ quan này cũng tiến hành chất vấn một số bộ trưởng và thủ tướng chính phủ về công tác điều hành đất nước.
Đối với người dân thì các hoạt động như thế có thực sự hiệu quả không và cần phải làm gì hiện nay để đưa đất nước vượt qua những khó khăn để phát triển.
Hoạt động hình thức
Truyền thông trong cũng như ngoài nước đều loan tin nhanh chóng kết quả bỏ phiếu tín nhiệm diễn ra tại Quốc hội Việt Nam vào chiều ngày 15 tháng 11 vừa qua ở Hà Nội. Có nhận định cho rằng việc làm đó là vô nghĩa vì hai lý do thứ nhất hầu hết những đại biểu tham gia đều là đảng viên cộng sản và thứ hai trong ba lựa chọn bỏ phiếu không có lựa chọn ‘không tín nhiệm’.
Giáo sư- Tiến sỹ y khoa Nguyễn Văn Tuấn tại Australia trên trang blog cá nhân có bài phân tích về kết quả bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội Việt Nam vừa qua. Ông viết ‘Kể ra cách thức soạn thang điểm như thế này chẳng những phi khoa học mà còn thể hiện một sự ngạo mạn và khinh thường công chúng. Ngạo mạn vì thang điểm là cách nói ‘Chúng tôi làm như thế các anh làm gì được tôi. Khinh thường là vì có thể người soạn thang điểm có thể nghĩ rằng công chúng đều ngu dốt nên mới dám cho ra thang điểm một chiều’.
Kể ra cách thức soạn thang điểm như thế này chẳng những phi khoa học mà còn thể hiện một sự ngạo mạn và khinh thường công chúng. Ngạo mạn vì thang điểm là cách nói ‘Chúng tôi làm như thế các anh làm gì được tôi
GSTS y khoa Nguyễn Văn Tuấn
Nhà báo Phạm Thành tại Hà Nội thì cho rằng lần thứ hai quốc hội Việt Nam bỏ phiếu tín nhiệm như vừa qua cũng chỉ là một việc làm hình thức nhằm chứng tỏ cơ quan lập pháp này của chính phủ Việt Nam có hoạt động. Tuy nhiên ông đánh giá:
Về mặt hình thức trên bề nổi thì có thể mới: mới ở việc tiến hành một số nội dung, và mới ở phát biểu của đại biểu này, đại biểu kia. Ví dụ như trước đây chỉ có mỗi ông Nguyễn Tiến Dũng đưa ra thông điệp dân chủ, đổi mới, hội nhập với thế giới văn minh phương Tây. Bây giờ thêm được ông nữa là ông Bùi Quang Vinh, bộ trưởng Bộ Kế hoạch- Đầu tư. Ông này có tư tưởng mới nói rằng muốn thay đổi thể chế mà cứ giữ con người như thế này thì chẳng thay đổi được.
Rồi việc lấy phiếu tín nhiệm đương nhiên không có gì mới, cũng như mọi khi thôi. Có thể những người còn đang gắn bó với với đất nước này như ông Lê Đăng Doanh, bà Phạm Chi Lan theo dõi rất sát các diễn biến của những ông ấy, cũng như tình hình kinh tế. Họ phân tích ngược, phân tích xuôi để tìm ra sự thật, nhưng theo tôi nghĩ những điều đó cũng chẳng đi đến đâu, chẳng tác động gì đến các ông ở trên đó hoặc các nguyên thủ lãnh đạo. Họ có những chủ đích rõ ràng của họ, cho nên bản thân tâm thế của tôi cũng rất chán nản vì bản chất của họ cũng chẳng có gì thay đổi đâu. Như ngày xưa người ta nói ‘voi bắn súng sậy’ thế thôi. Bản chất họ không thay đổi đâu!
Chị Lê thị Kim Thu, một dân oan khiếu kiện đất đai và bị tù tội do phản ứng trước cách làm trái luật của chính quyền địa phương, cho rằng những đại biểu quốc hội đang họp ở Hà Nội không hề được người dân bầu lên một cách tự nguyện nên hoạt động của họ cũng không đại diện cho quyền lợi người dân. Chị này bày tỏ:
Họ phân tích ngược, phân tích xuôi để tìm ra sự thật, nhưng theo tôi nghĩ những điều đó cũng chẳng đi đến đâu, chẳng tác động gì đến các ông ở trên đó hoặc các nguyên thủ lãnh đạo. Họ có những chủ đích rõ ràng của họ, cho nên bản thân tâm thế của tôi cũng rất chán nản vì bản chất của họ cũng chẳng có gì thay đổi đâu
Nhà báo Phạm Thành
Tôi hoàn toàn không còn tin tưởng nữa, từ năm 2006 tôi không hề cầm phiếu đi bầu họ. Vì từ năm 2001 tôi đã ra Hà Nội để kêu oan. Trong một ngày từ 7 giờ sáng chúng tôi phải ‘đón’ đoàn xe đại biểu quốc hội đi dự họp tại quảng trường Ba Đình Hà Nội. Rồi trưa 11 giờ họ trở ra ăn cơm và 1:30 trở lại họp; một ngày chúng tôi đón bốn lần như thế. Quốc hội (nguyên tắc) do dân bầu nhưng họ đâu làm gì được cho dân đâu. Một năm quốc hội họp hai lần nhưng họ cũng không giải quyết được gì cho dân. Nếu họ giải quyết thì những người dân như tôi ở lâu ngày, lâu năm tại Hà Nội khiếu kiện về đất đai đã được giải quyết lâu rồi. Họ đâu giải quyết, mà ‘tàn nhẫn’ hơn nữa khi họ ngồi trên xe, nhìn xuống thấy công an đánh dân đi ‘đón’ đại biểu quốc hội, họ cười.
Trong khi đó thì một trí thức lớn tuổi như giáo sư Nguyễn Đình Cống, thuộc Đại học Xây Dựng Hà Nội thì cho rằng việc quốc hội Việt Nam tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm không thu hút được sự quan tâm của bản thân ông. Ông nói:
Xin lỗi, tôi không quan tâm, không quan tâm chuyện phiếu tín nhiệm. Trên facebook của tôi, tôi có viết một bài ngắn nói về cách đưa tin thế thôi, chứ còn nội dung, kết quả ông này được bao nhiêu phần trăm tôi không quan tâm lắm. Tôi cũng chỉ biết rằng có một số ông như ông Đinh La Thăng có tăng lên, rồi Nguyễn Kim Tiến vẫn ở hạng bét, một số người làm bên Quốc hội có vẻ cao, còn bên này ( chính phủ) thì thấp… Tôi xem chuyện đó không đáng quan tâm.
Càng ngày càng thấy rõ con đường mà đảng theo, chủ nghĩa mà đảng theo; nói toẹt ra chủ nghĩa Mác- Lê nin, con đường cộng sản sai quá rồi. Có dám thay đổi không, có dám đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hay không?
Giáo sư Nguyễn Đình Cống
Khả năng và yêu cầu thay đổi
Trước tình hình đất nước hiện nay, nhà báo Phạm Thành đưa ra nhận định về khả năng dẫn đến những thay đổi cho tình hình tại Việt Nam hiện nay:
Thứ nhất là sự đấu đá trên thượng tầng phải quyết liệt hơn nữa, các phe nhóm phải phân rã mạnh hơn nữa thì mới dẫn đến một sự thay đổi thực sự. Hai nữa là nguyên nhân đấu đá đó phải là một nền kinh tế bị khủng hoảng, bị be bét đẫn đến đời sống của người làm công ăn lương, nông dân cùng cực thì mới có thể thay đổi được. Đó là một trong những đặc điểm của dân Việt Nam, không bị dồn đến chân tường thì không vùng lên. Chứ còn người ta không khao khát đấu tranh cho một xã hội tiến bộ, dân chủ của của xã hội Việt Nam ngày càng tốt hơn thì tâm lý đó của người Việt Nam còn rất ít. Bản chất của họ là mưu cầu đời sống vật chất tối thiểu thôi; chứ để lý tưởng hóa đưa dân tộc Việt Nam lên, ý thức về quyền của mình thì dân Việt Nam ít lắm.
Chị Lê thị Kim Thu thì cho rằng cần phải có những người đại biểu thực sự do dân bầu ra thì những người đó mới làm việc vì quyền lợi của dân:
Phải thay đổi từ bộ máy đảng cộng sản. Tất cả quyền lực đều do đảng nắm, đảng chỉ đạo hết nên cơ quan quốc hội cũng không phải là cơ quan độc lập, cũng phải dưới sự chỉ đạo của đảng vì ‘đảng cử, dân bầu’; nên đảng cử ra, dân không bầu họ vẫn ngồi được ‘ghế’ đó. Chỉ khi nào họ là người được thực sự dân cử, dân bầu thì lúc đó họ mới làm được theo tâm tư, nguyện vọng của người dân.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống nhận định chủ nghĩa cộng sản Mác- Lê ninh đã lỗi thời cần phải bỏ đi, ông phát biểu:
Càng ngày càng thấy rõ con đường mà đảng theo, chủ nghĩa mà đảng theo; nói toẹt ra chủ nghĩa Mác- Lê nin, con đường cộng sản sai quá rồi. Có dám thay đổi không, có dám đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hay không?
Trong thời gian qua, một số quan chức Việt Nam như thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng lên tiếng thừa nhận những khuyết điểm trong điều hành đất nước; thế nhưng việc sửa chữa những khiếm khuyết như thế vẫn không hiệu quả. Chưa có cá nhân quan chức nào phạm khuyết điểm, làm sai tự giác từ chức. Mọi lỗi phạm đều bị quy cho cơ chế, nhưng rồi cơ chế gây ra bao sai phạm như lâu nay vẫn tồn tại không được thay đổi.

No comments:

Post a Comment