Thursday, November 13, 2014

Hiệp định TPP đi về đâu?

Thứ năm, 13/11/2014

Blog / Trần Vinh Dự

Hiệp định TPP đi về đâu?

Thắng lợi của Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử vừa qua, theo giới bình luận, là một cú hích cho TPP. Lý do là, để đàm phán nhanh nhằm kịp tiến độ, Tổng thống Obama cần cái gọi là cơ chế “fast track” – tức là chính quyền của ông có toàn quyền đàm phán, sau đó mới trình Quốc hội. Quốc hội có thể thông qua hoặc không thông qua nhưng không có quyền sửa đổi. Cơ chế này được đưa ra Quốc hội hồi tháng 1 vừa rồi nhưng bị chính lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, ông Harry Reid, thuộc phe Dân chủ của chính Tổng thống Obama, chặn lại.
Với việc phe Cộng hòa nắm đa số tại cả hai viện, người ta cho rằng Tổng thống Obama có khả năng sẽ sớm được trao cơ chế fast track, giúp ông thúc đẩy đàm phán và ký được TPP. Đây là điểm sáng hiếm hoi trong hai năm tới của Tổng thống Obama, trong bối cảnh đảng Dân chủ của ông thất thế. Nếu ký được TPP, có lẽ đây sẽ là thành tựu lớn nhất của Obama ở nhiệm kỳ thứ hai xét về mặt kinh tế và ngoại giao.
Nhìn rộng ra một chút, TPP ban đầu chỉ có 4 nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore (được gọi tắt là nhóm P4) có hiệu lực từ tháng 05, 2006. Hiện tại, thêm 7 nước đang đàm phán để gia nhập, bao gồm Australia, Malaysia, Peru, Hoa Kỳ, Mexico, Nhật Bản và Việt Nam. Trong bối cảnh các nước vẫn còn rất nhiều bất đồng và nội dung của TPP quá rộng, hiệp định này khó lòng đạt được trong thời gian gần.
Thứ nhất, Hiệp định TPP có phạm vi điều chỉnh rất rộng, bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do như trao đổi hàng hoá, các quy định về xuất xứ, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, sở hữu trí tuệ, các chính sách của chính quyền về vấn đề môi trường, lao động, chống tham nhũng... So với các vòng đàm phán trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đàm phán Hiệp định TPP có phạm vi rộng hơn nhiều. Đàm phán WTO chỉ về thị trường hàng hoá, dịch vụ, một số vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Với phạm vi điều chỉnh, kéo theo tầm ảnh hưởng ở qui mô lớn và phức tạp như vậy, các quốc gia tham gia đàm phán phải tính toán hết sức thận trọng.
Thứ hai, trình độ phát triển kinh tế của các thành viên có sự chênh lệch quá lớn. Do sự chênh lệch này, các nền kinh tế đang phát triển muốn được hưởng một số quy chế đặc biệt nhưng rất khó đạt được đồng thuận về các quy chế như vậy. Chẳng hạn như liên quan đến thuế quan, Việt Nam đồng ý đáp ứng quy tắc chung của TPP về việc xóa bỏ 100% thuế nhập khẩu (trong đó 90% là xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực), nhưng Việt Nam yêu cầu phải có được lộ trình giảm thuế cụ thể. Lý giải cho vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, thuế nhập khẩu bình quân của Việt Nam hiện nay là 13%, trong khi thuế bình quân của Hoa Kỳ khoảng 4%, Nhật Bản là 3% và Australia chỉ hơn 2%. Do vậy, rõ ràng thời gian mức thuế đi từ 1-4% đến 0% ngắn hơn nhiều so với mức 13%.
Một lí do khác là những bất đồng giữa Mỹ và Nhật Bản, hai nền kinh tế lớn nhất trong số các nước tham gia hiệp định, liên quan đến vấn đề tiếp cận thị trường. Nhật Bản muốn đánh thuế nhập khẩu để bảo hộ cho các mặt hàng nông sản như gạo, lúa mì, bơ sữa, đường, thịt bò và thịt lợn, còn Mỹ tìm cách bảo vệ cho các nhà sản xuất xe hơi trước sự cạnh tranh gia tăng đến từ Nhật Bản. Các thượng nghị sĩ Mỹ đã yêu cầu Tổng thống Barack Obama đưa vấn đề “thao túng tiền tệ” ra bàn bạc tại các cuộc thảo luận về TPP, bắt nguồn từ việc các nhà sản xuất của nước Mỹ (đặc biệt là các công ty sản xuất xe hơi) tức giận vì đồng yen Nhật hạ giá dưới chính sách kinh tế mới của Thủ tướng Shinzo Abe. Nếu chính quyền Obama “đầu hàng” trước áp lực của Quốc hội Mỹ thì tiến trình đàm phán kí kết TPP sẽ khó tiến tới đích theo kế hoạch.
Ngoài ra, vấn đề quyền sở hữu trí tuệ vẫn chia rẽ các nước phát triển và đang phát triển. Một số quốc gia đang tham gia các cuộc đàm phán TPP lại e ngại rằng Hoa Kỳ sẽ sử dụng hiệp định này để áp đặt các quy định về mở rộng về bản quyền và bằng sáng chế đối với các đối tác thương mại nhằm bảo vệ các doanh nghiệp và các nhà sáng chế của nước này. Đây là vấn đề đặc biệt nhạy cảm với các nền kinh tế đang phát triển như Malaysia và Việt Nam.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Trần Vinh Dự

Trần Vinh Dự chuyên nghiên cứu, tư vấn, và viết về các vấn đề kinh tế của Việt Nam, Hoa Kỳ và thế giới. Ngoài lĩnh vực sở trường này, ông cũng thường xuyên viết về các vấn đề quan hệ quốc tế liên quan tới Á Châu. Trần Vinh Dự tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế tại Đại học tổng hợp Texas ở Austin, làm chuyên gia tư vấn kinh tế cho tập đoàn ERS Group Inc., đồng sáng lập và là cố vấn cho Quỹ nghiên cứu Biển Đông.
Trình bày ý kiến
Bấm vào đây để góp ý trên diễn đàn này (4)
Ý kiến
     
bởi: LeHang từ: Germany
11.11.2014 17:34
Sự nan giãi trong một thị trường chung là nằm vào khía cạnh Accounting. Lấy thí dụ là Cộng đồng chung Âu Châu (EG) trước đây: Số dưa leo, cà chua, hoa hồng bán đến West Germany, France, Italia, bằng tiền Hòa Lan. Số bơ, sửa từ France bán vào các quốc gia trong EG cũng bằng tiền France, số ngũ cốc của West Germany bán ra cũng bằng tiền D-Mark…

Rốt cuộc là ngân hàng nước nào cũng có một núi ngoại tệ để phải bán lại với nhau. Nước nào ôm ngoại tệ của những nước khác quá nhiều thì phải bán đi. Nhưng giá bán ngoại tệ, thí dụ như Gulden của Hòa Lan nằm trong các ngân hàng của West Germany phải bán lại cho Hòa Lan, ở hối xuất nào? Và nếu Hòa Lan giãm giá trị của Gulden xuống 0,25%, thì các ngân hàng đang dự trử nhiều tiền Gulden phải bán ngay, bởi vì không biết là Chính phủ Hòa Lan sẽ còn giãm giá trị tiền Gulden xuống hay không?

Những quốc trong EG như France có nhiều tiền D-Mark, nhưng cũng mua D-Mark dự trử từ các ngân hàng ở Hoà Lan, Đan Mạch rồi sau đó bán qua Italia… Ngân khố West Germany thì cần số tiền D-Mark vãng lai để cung cấp lại vào thị trường quốc gia. Đây chính là sự nan giãi, để lấy lại số D-Mark vãng lai đang nằm ở Roma, hay Paris, thì chính phủ Germany (1) là tăng giá tiền tệ D-Mark lên, hay là (2) phải giãm giá tiền xuống.

Trong (1) thì người dân West Germany sẽ bị thiệt thòi, với số tiền lương không tăng và vật giá leo thang, thì người sẽ nổi loạn. Trong (2) thì người dân với tiền lương đó sẽ mua được nhiều, hưởng được nhiều… Từ đó công nhân sẽ khai bệnh và ở nhà, bởi vì số lương họ nhận được thì dư thừa, không cần phải cày 48 tiếng/Week.

Rốt cuộc là các quốc gia trong EG lấy USĐôla làm đơn vị chuyển ngân thanh toán Accounting. Một món bở béo cho Wallstreet tìm cách tăng hay giãm giá trị của USĐôla để thu lợi tức từ Accounting. Và chìa khóa đó chính là dầu hỏa. Đột nhiên Hoa Kỳ không tự sản xuất và xuất cảng dầu hỏa, vì lý do này, lý do kia làm cho giá xăng dầu ở Hoa Kỳ tăng lên, qua đó Wallstreet sẽ thao túng ấn định giá trị của USĐôla.

EU thành lập và đưa tiền tệ chung cho EU là Euro, nan giãi Accounting trong EU không còn.

Vấn đề TPP khi mở rộng thành một thị trường chung, thì các đối tác sẽ phải cân nhắc thật kỹ lưỡng về hệ thống Accounting trong TPP. Lấy tiền Yen hay USĐôla làm đơn vị chính cho TPP? Nhật Bản chẳng hứng thú gì với TPP, bởi vì giá trị của USĐôla được định từ New York City. Khi kinh tế Hoa Kỳ yếu kém, thì tự chính phủ Hoa Kỳ phải ban lệnh thắt lưng buộc bụng lại, khuyến khích công dân tiết kiệm. Công dân Nhật Bản chẳng có lý do nào mà phải cày cấy nuôi mập công dân Hoa Kỳ.

Tóm lại là vì quền lợi cho Hoa Kỳ nên TPP mới ra đời. Những quốc gia có nền kinh tế thị truờng mạnh thì chẳng hứng thú cho lắm với TPP. Họ không muốn bị nền kinh tế của họ phải bị lũng đoạn từ Wallstreet.

bởi: Không ghi tên
11.11.2014 11:04
Đi sau đi trễ bao giờ cũng thiệt thòi. Tàu chôm chỉa thoải mái nhiều thập niên qua, bây giờ vn mới vào cuộc chơi lớn mà phải chi trả cho phần mềm và các sở hữu trí tuệ quả là sẽ mất rất nhiều. Chưa kể nền công nghiệp nội địa còn non trẻ phôi thai, chẳng chống nổi hàng nước ngoài. Thời gian đã để trôi qua uổng phí và đó là của không chùa. Chậm chân và ngu dốt trong đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, bây giờ chúng ta bị động đủ mọi mặt: tiền mặt, kỹ thuật, tài nguyên, thị trường ... Nhưng biết làm sao được, cưỡng lại còn thiệt thòi nhiều hơn; đi theo chắc chỉ có nước làm thuê một thời gian dài.

bởi: Phan Bảo Lâm từ: TpHCM
11.11.2014 02:22
Nói về VN và TPP. Quốc gia có GDP thấp nhất là Peru cũng đạt tới 5000 đô. GDP của VN chưa đến 2000 đô. Xét theo thực tế, VN không đủ năng lực để tham gia sân chơi này. GDP không phải là thước đo thu nhập thực tế mà là thước đo thu nhập quốc dân biểu thị năng lực điều hành và quản lý kinh tế của 1 nhà nước

Chỉ cần cách biệt nhau 1000 đô thôi, năng lực đã khác nhau rất xa. Huống gì Peru gấp 3 lần VN và chỉ là quốc gia kém nhất. Tôi nói ví dụ, nếu các công ty VN có mâu thuẫn về luật pháp kinh doanh với 1 đối tác nào đó trong khối mà luật VN không có điều khoản pháp lý nào đề cập đến thì xử bằng luật gì ? Đàm phán thương mại bao giờ cũng đi từ luật pháp trước để dung hòa sự mâu thuẫn có thể xảy ra, VN không có luật pháp tương ứng lấy gì đàm phán ? Đợi VN xây dựng xong luật thì đợi đến chừng nào ? VN xây dựng luật để đối phó với đàm phán chớ không phải thực tâm, vậy khi đem ra áp dụng vào thực tế nhất định sẽ xảy ra lúng túng. Đến lúc đó, VN sẽ là anh chàng dở hơi bị người ta chèn ép, hà hiếp mà không biết phải làm thế nào. Tôi cảnh báo các chú CSVN, tham thì thâm đấy.

Tôi đã nhiều lần nhắc nhở các chú CSVN phải xây dựng tiêu chuẩn chất lượng quốc gia về hàng hóa. Ở các nước giàu, tiêu chuẩn này được gọi là "hàng rào mậu dịch". Ở những nước nghèo, nó là chuẩn tắc để định hướng cách tiêu tiền của dân. Tiêu chuẩn này không phân biệt hàng nội hàng ngoại, đạt chuẩn thì ra thị trường, không đạt thì vĩnh viễn nằm trong kho hoặc trả về nơi nhập khẩu. Các chú không chịu xây dựng, để cho mọi loại hàng hóa chất lượng "thượng vàng hạ cám" tràn ngập VN. Lâu lâu VN lại xảy ra 1 vụ ngộ độc thực phẩm, dù các chú có cả đống cơ quan kiểm tra nhưng không có tiêu chuẩn cụ thể, các chú lấy căn cứ, cơ sở gì để đánh giá ? Điều hành kiểu các chú, dù có tham gia TPP, người VN cũng sẽ phải xài những hàng hóa ế thừa không tiêu thụ được ở các quốc gia đó. "Của rẻ là của ôi, của cho là của nhục", các chú không biết à ?

Về vấn đề sở hữu trí tuệ, người Mỹ hơi bị tham. Ví như cái iPhone của Apple, các chú Apple đã có kế hoạch cho ra lò các phiên bản từ iPhone 1 đến iPhone x (phiên bản cuối cùng của nhãn iPhone). Vậy khi các chú cho ra 1 cái nhãn mới vượt trội iPhone như ....aPhone hay bPhone gì đó sau này chẳng hạn thì các chú phải chuyển giao công nghệ iPhone cho người ta. Các chú cứ khư khư giữ bản quyền cả những cái các chú đã vứt sọt rác từ lâu là việc không thể chấp nhận. Nhắc nhở các chú Apple. Các chú nên đặt đại lý độc quyền ở VN mà bán và bảo hành hàng chính hãng của các chú, đừng để người VN mua hàng của các chú mà cứ mang tâm lý "bị lừa" (mua nhầm hàng giả, hàng ăn cắp, ....). Các chú chậm chân thì chúng tôi mua hàng của Samsung, khỏi phải xoắn.

bởi: Phan Bảo Lâm từ: TpHCM
11.11.2014 01:06
Tôi không nhìn vào những sự việc lặt vặt để đánh giá vấn đề như anh Dự. Theo tôi, TPP là sự mở rộng ảnh hưởng của đảng DC ra khỏi nước Mỹ, tương tự như đảng CH đã làm trước đây trong quá khứ "chiến tranh lạnh", tạo ra hàng loạt "đồng minh" bé tí ti. Đảng CH cũng nhìn ra được điều này, nên dùng mọi thủ đoạn để đánh bật đảng DC.

TG này rồi cũng sẽ chia làm 2 phe, phe theo DC và phe theo CH bằng xu hướng chính trị ở mỗi nước (sẽ hình thành các đảng phái ủng hộ DC cũng như ủng hộ CH). Thực tế, 2 từ "cộng hòa" và "dân chủ" cũng không khác biệt nhau lắm. "Cộng hòa" là mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, "dân chủ" là mọi người đều có quyền nói lên ý kiến của mình.

Tuy tôi không ủng hộ đảng CH, nhất là những gì đảng này đã làm trong quá khứ với VN, nhưng tôi tán thưởng hệ thống pháp luật mà đảng này đã xây dựng cho nước Mỹ. Nó là 1 hệ thống pháp luật "đặc biệt" giảm thiểu đến mức thấp nhất sự xung đột về văn hóa giữa các dân tộc và sự mâu thuẫn về lợi ích giữa các tầng lớp người trong xã hội. Nó mang lại cho nước Mỹ 1 sự đa dạng không nơi nào có mà sự đa dạng ấy lại ít khi xảy ra mâu thuẫn nhau. Đó là cái rất đáng để học hỏi. Nhiều quốc gia chỉ có vài sắc tộc nhưng lại choảng nhau ầm ầm nếu có "điều kiện thuận lợi". Cùng 1 tôn giáo cũng choảng nhau (đạo Hồi), cùng 1 sắc dân nhưng khác quan điểm chính trị cũng choảng nhau (Thái, Ukraina). Luật pháp Mỹ không tạo ra cái "điều kiện thuận lợi" ấy. Anh có thể chống đối nhau kiểu gì cũng không thể vượt ra khỏi khuôn khổ mà luật pháp quy định.

Nhiều chú "cờ vàng" nói chuyện rất mâu thuẫn. Anh chống đối CS là chống đối nhà nước hay chống đối chính phủ ? Nhà nước là chế độ chính trị, chính phủ là cơ quan do chế độ chính trị tạo ra để điều hành kinh tế xã hội. Anh có thể tự do chống đối chính phủ, vì anh không hài lòng với phương pháp điều hành ? OK, nhiều người sẽ chăm chú nghe anh nói, ủng hộ hoặc không. Chống đối nhà nước ? Tù mọt gông. Chống đối nhà nước là chống đối luật pháp. Anh thấy luật pháp chưa tốt, anh có thể đề nghị sửa chữa hoặc lobby vào quốc hội, chống đối cực đoan là đi tù đấy, bất kể nhà nước CS hay nhà nước Mỹ cũng thế thôi.

Người Mỹ không sợ sự phản biện vì họ thừa biết đám đông luôn 9 người 10 ý, tranh luận cho ra cái lý cũng phải hết hơi. Trong quá trình tranh luận ấy, nhà nước không can thiệp, đợi đám đông hình thành phe nhóm, trào lưu, nhà nước sẽ mang ý kiến của phe đông người nhất ra trước quốc hội để bàn bạc thảo luận và xây dựng luật trên cơ sở của ý kiến này. Các chú CSVN nên học hỏi điều đó, xây dựng hàng loạt các diễn đàn, mỗi diễn đàn thiên về 1 mặt nào đó của xã hội và để cho người dân thoải mái tranh luận. Việc đó vừa nâng cao ý thức của người dân vừa có lợi cho nhà nước, trừ phi, các chú có ý định mờ ám gì đó không cho dân biết.

No comments:

Post a Comment