Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Thái Lan
Hôm nay 23 tháng 7, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân dẫn đầu phái đoàn sang thủ đô Bangkok của Thái Lan để tham dự cuộc họp nội các chung Việt- Thái không chính thức lần thứ ba và ký kết một số thỏa thuận.
Đúng vào 9 giờ sáng thủ tướng hai nước tiến hành nghi thức chào cờ và duyệt đội quân danh dự ngay trong sân chính của tòa nhà chính phủ Thái Lan.
Tiếp đó là phiên họp nội các chung không chính thức lần thứ ba của chính phủ hai nước. Đây cũng được nhắc là cuộc họp nội các chung không chính thức thứ nhất sau khi Việt Nam và Thái Lan thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào tháng 6 năm 2013.
Thủ tướng nước chủ nhà Prayut Chan-O Cha cho biết Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia duy nhất trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á- ASEAN đến nay có thiết lập đối tác chiến lược với nhau.
Sau cuộc họp nội các chung, thủ tướng hai nước chứng kiến lễ ký kết năm văn kiện giữa hai phía do các vị tương nhiệm đứng đầu các lĩnh vực liên quan tiến hành.
Năm văn kiện đó gồm Tuyên bố chung về cuộc họp chung không chính thức giữa nội các hai nước lần thứ ba, biên bản ghi nhớ về hợp tác lao động, thỏa thuận về thuê mướn công nhân; biên bản ghi nhớ thiết lập tình hữu nghị giữa tỉnh Kontum và tỉnh Ubon Ratchathani, biên bản ghi nhớ thiết lập quan hệ tình hữu nghị giữa tỉnh Long An và tỉnh Trat của Thái Lan.
Sau lễ ký kết là cuộc họp báo chung do thủ tướng hai nước tiến hành. Thủ tướng Prayut Chan-o-cha của Thái Lan mở đầu và trong phát biểu của ông cho biết một số điểm đáng chú ý là hai phía đồng ý hợp tác để có thể là nâng số khách du lịch Thái sang Việt Nam lên 1 triệu người, xuất khẩu trái cây Thái sang Việt Nam cũng như phía Thái mời Việt Nam tham dự Hội đồng Cao su Quốc tế Ba bên để bảo đảm giá cả cho mặt hàng mà cả hai nước đều đang xuất khẩu này.
Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau, thường xuyên trao đổi thông qua các chuyến thăm cấp cao và các cấp; tăng cường giao lưu nhân dân; thực hiện hiệu quả chương trình hành động; triển khai đối tác chiến lược Việt Nam- Thái Lan giai đoạn 2014- 2018; phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương hiện có, cũng như tích cực triển khai các sáng kiến hợp tác mới về an ninh, chính trị, quốc phòng
Phần thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng thì ngoài những lời cảm ơn về sự đón tiếp của nước chủ nhà, ông nhắc lại những cam kết tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực đã ký kết như về thương mại thì tăng kim ngạch thương mại song phương lên 20 tỷ đô la vào năm 2020 và theo ông Dũng thì đây là một mục tiêu khả thi.
Thủ tướng Việt Nam cũng đề cập đến vấn đề có thể sử dụng đồng bath Thái và tiền đồng Việt Nam trong thanh toán hàng hòa mua bán giữa đôi bên.
Một điểm được thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nêu ra là hai phía khẳng định lại cam kết không để cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào sử dụng lãnh thổ của nước này để chống lại nước kia.
“ Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau, thường xuyên trao đổi thông qua các chuyến thăm cấp cao và các cấp; tăng cường giao lưu nhân dân; thực hiện hiệu quả chương trình hành động; triển khai đối tác chiến lược Việt Nam- Thái Lan giai đoạn 2014- 2018; phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương hiện có, cũng như tích cực triển khai các sáng kiến hợp tác mới về an ninh, chính trị, quốc phòng; hai bên tiếp tục thực hiện nghiêm túc cam kết không cho phép bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng lãnh thổ của nước này để hoạt động chống phá nước kia.”
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cho biết cả Thái Lan và Việt Nam cam kết hạn chế đến mức tối đa việc ngư dân xâm phạm vùng biển của nhau; tuy nhiên khi có vi phạm thì phải đối xử nhân đạo đối với những ngư dân bị bắt giữ
Vấn đề tình hình căng thẳng tại Biển Đông cũng được ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra trong phần phát biểu họp báo chung. Ông nói:
“ Hai bên tái khẳng định quan điểm về vấn đề Biển Đông như đã được nêu trong Tuyên bố Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN 26. Hai bên chia sẽ quan ngại về diễn biến gần đây tại Biển Đông làm ảnh hưởng đến sự tin cậy và niềm tin cũng như làm ảnh hưởng đến an ninh, hòa bình tại khu vực”
Hai bên tái khẳng định quan điểm về vấn đề Biển Đông như đã được nêu trong Tuyên bố Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN 26. Hai bên chia sẽ quan ngại về diễn biến gần đây tại Biển Đông làm ảnh hưởng đến sự tin cậy và niềm tin cũng như làm ảnh hưởng đến an ninh, hòa bình tại khu vựcThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Ông Nguyễn Tấn Dũng nhắc đến yêu cầu phải tôn trọng quyền tự do hàng không, hàng hải ở khu vực Biển Đông, cũng như phải tôn trọng Tuyên bố Ứng xử của các bên DoC và tăng cường đối thoại, tham vấn để đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông CoC. Các bên cần phải kiểm chế, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, giải quyết các bất đồng thông qua biện pháp hòa bình và theo luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982
Cả hai vị thủ tướng cho biết Thái Lan hiện là nhà đầu tư đứng hàng thứ 10 tại Việt Nam với chừng 400 dự án tổng trị giá khoảng 7 tỷ đô la.
Thông tin được thủ tướng cả hai nước cho biết là vào sang năm Việt Nam và Thái Lan kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và sẽ có nhiều hoạt động sẽ được tổ chức ở hai nước nhân sự kiện đó.
Trong ngày dẫn đầu phái đoàn sang Thái Lan tham dự cuộc họp nội các chung không chính thức lần thứ ba giữa hai chính phủ Hà Nội và Bangkok, ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn có cuộc gặp với chủ tịch Hội đồng Lập pháp Quốc gia Thái.
Công chúa Maha Chakri Sirindhorn cũng có cuộc tiếp kiến với thủ tướng Việt Nam, phu nhân và phái đoàn vào chiều cùng ngày trước khi phái đoàn về lại Việt Nam.
Gia Minh tường trình từ Thái Lan.
No comments:
Post a Comment