30 năm cuộc chiến Việt - Trung | ||||||||||||||
Cuộc chiến Việt – Trung (tháng Hai – Ba 1979) đánh dấu điểm tệ hại nhất trong lịch sử quan hệ hiện đại hai nước. Cuộc chiến bắt đầu ngày 17.02.1979 khi chừng 100.000 quân Giải phóng Nhân dân, có xe tăng và pháo binh hỗ trợ, vượt qua đường biên giới 1300 cây số. 'Dạy bài học' Giao tranh ngắn ngủi nhưng đẫm máu kéo tới ngày 5.3.1979 khi Bắc Kinh Tháng Bảy 1978, khi Trung Quốc lần đầu nói rõ ý định dạy “Việt Nam một bài học”, đó là để phản ứng lại sự đối xử của chính phủ Việt Nam với người Hoa. Bắc Kinh cáo buộc Hà Nội ngược đãi Hoa kiều, xóa bỏ thỏa thuận năm 1955 theo đó không bắt Hoa kiều phải trở thành công dân Việt Nam. Đến ngày 11.7.1978, Trung Quốc đóng cửa biên giới Việt – Trung để kiểm soát dòng tị nạn vào Trung Quốc. Nhưng lý do thực sự của chiến tranh lại liên quan mối quan hệ tay ba thay đổi giữa Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô, và sự xâm lấn Campuchia là điểm sôi chót. Ngày 5.7.1979, trong vòng đàm phán giữa Bắc Kinh và Hà Nội, Trung Quốc bỏ qua vấn đề Hoa kiều và biên giới, mà đòi cuộc thương lượng “tiếp tục từ vấn đề then chốt – chống lại bá quyền”. Trung Quốc nói việc Việt Nam xâm lấn Campuchia là một phần kế hoạch thành lập Liên bang Đông Dương, đi theo “mưu đồ bá chủ thế giới” của Liên Xô. Ngay từ tháng Chín 1975, Trung Quốc đã ép Lê Duẩn từ bỏ quan hệ gần gũi với Liên Xô bằng việc ký tuyên bố chung chống bá quyền – nhưng Lê Duẩn từ chối. Mỹ xa, đành chọn Liên Xô Chúng ta biết Bắc Kinh bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc chiến Việt – Trung ngay từ tháng Tám 1978. Ngày 3.11.1978, Hà Nội và Moscow ký hiệp ước hữu nghị Việt – Xô. Câu hỏi lớn cần đặt là vì sao Việt Nam chỉ ký nó vào lúc này cho dù đã có quan hệ gần với Moscow từ giữa thập niên 1960?
Câu trả lời đầy đủ đòi hỏi ta phải dựng lại những cố gắng bình thường hóa quan hệ với Mỹ của Việt Nam sau tháng Tư 1975, và đặt nó trong quan hệ Việt – Trung trong giai đoạn này. Còn câu trả lời ngắn gọn thì là đến tháng Mười 1978, rõ ràng sẽ không sớm có sự bình thường hóa quan hệ Mỹ - Việt. Washington đã chọn Trung Quốc thay vì Việt Nam. Việt Nam chỉ còn lá bài Liên Xô để chống lại cái mà họ xem là mối đe dọa phương Bắc. Ngay cả ASEAN, tổ chức hợp tác chặt với Bắc Kinh trong suốt thập niên 1980 để buộc Việt Nam rút khỏi Campuchia, cũng thường xuyên thừa nhận rằng phải xem xét quan ngại an ninh của Việt Nam, và rằng tổ chức này không muốn đưa Việt Nam từ tay Liên Xô ngả sang làm vệ tinh Trung Quốc. Đây là quan điểm được cả năm, và sau đó là sáu, nước ASEAN chia sẻ. Không nước nào vui vẻ với sự trừng phạt Việt Nam của Trung Quốc. Như đại diện của Singapore tại Liên Hiệp Quốc, Tommy Koh nói tại Liên Hiệp Quốc: “Lẽ ra Trung Quốc không nên tự mình quyết định luật lệ…” Tiến trình bình thường hóa Sự sup sụp của Liên Xô và Chiến tranh Lạnh chấm dứt năm 1989-90 thúc đẩy Việt Nam và Trung Quốc xét lại quan hệ. Campuchia là trở ngại chính. Ngay từ tháng Hai 1985, Lê Duẩn đã bày tỏ niềm tin rằng tình hữu nghị Việt – Trung sẽ phải được phục hồi. Sau đó, có tin nói Lê Đức Thọ thăm Paris, ngoài là để dự hội nghị đảng Cộng sản Pháp, nhưng cũng để bí mật gặp phía Trung Quốc. Cuộc họp Việt – Trung lần đầu sau chín năm, ở cấp thứ trưởng, diễn ra tháng Giêng 1989. Vòng hai được tổ chức từ 8-10 tháng Năm 1989. Nhưng sự khôi phục quan hệ còn phải chờ việc giải quyết mâu thuẫn Xô – Trung. Và điều này diễn ra trong tháng Năm 1989, khi Gorbachev lần đầu thăm Trung Quốc, gần ba năm sau diễn văn cột mốc của ông tại Vladivostok, trong đó ông bày tỏ ý định cải thiện quan hệ với Trung Quốc, niềm tin rằng tương lai Campuchia phải do người Campuchia định đoạt và cũng kêu gọi Việt – Trung bình thường hóa.
Không lâu sau hội nghị Xô – Trung, một cuộc họp bí mật diễn ra tại Thành Đô tháng Chín 1990. Tháng Tám 1991, Lê Đức Anh, khi đó là Bộ trưởng Quốc phòng, có chuyến thăm không loan báo tới Trung Quốc. Lúc này, thế hệ lãnh đạo Việt Nam giữ vai trò chủ chốt thời Chiến tranh Lạnh, như Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, đã qua đời. Chúng ta vẫn không biết những gì diễn ra trong các cuộc họp bí mật và không quá bí mật đó, nhưng rõ ràng trong giai đoạn này, đặc biệt là nửa cuối thập niên 1980, Việt Nam không đủ mạnh để dằng co với Trung Quốc, vì bị cô lập, kinh tế suy sụp và dần mất sự bảo trợ của Liên Xô, nước tan rã vào tháng 12.1991. Tin Trung Quốc và Việt Nam sẽ bình thường quan hệ được chính thức loan báo tháng Chín 1991, khi Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm thăm Bắc Kinh. Gần mà xa Kể từ 1991, quan hệ Việt – Trung rõ ràng đã tăng tiến rất nhiều. Nhưng không có nghĩa là chỉ có màu hồng. Vấn đề tranh cãi nhất, chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, sẽ không thể giải quyết trong thời gian dài, nhưng tới nay, lãnh đạo hai nước đã bày tỏ ý chí chính trị không để vấn đề vượt quá kiểm soát. Có hai quan điểm về quan hệ Việt – Trung. Một trường phái nói rằng quan hệ này chủ yếu được định hình bằng những ký ức lịch sử. Theo đó, cuộc chiến năm 1979 có thể xem là tất yếu và câu hỏi không phải là liệu nó có xảy ra lần nữa hay không, mà là khi nào? Trường phái khác cho rằng mối quan hệ được định hình bởi những thế lực bên ngoài hoặc những tính toán địa chính trị. Theo quan điểm của tôi, cuộc chiến 1979 là đỉnh điểm của những căng thẳng và khác biệt đã bị tạm đè nén vì cuộc chiến Việt Nam, khi thế giới vẫn còn được hình dung như hai khối ý thức hệ.
Khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt và xuất hiện mẫu hình mới trong quan hệ Trung Quốc, Liên Xô và Mỹ, những khác biệt tạm gác trước đây giờ lại xuất hiện. Hình thù địa chính trị mới, cộng thêm thành kiến ngàn đời, đã làm bùng phát những nghi kỵ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cuộc chiến 1979 là ví dụ kinh điển khi những cái nhìn, hình thành từ kinh nghiệm quá khứ, có thể tạo ra hiểu nhầm và rồi làm những dự báo tự biến thành sự thật. Ngay cả khi một số điều vẫn giữ nguyên, thì hệ thống quốc tế đã thay đổi đáng kể từ năm 1979 và còn tiếp tục chuyển động. Quan hệ Việt – Trung, giống như mọi mối quan hệ, vẫn còn là “công trình dang dở”. Về tác giả:Tiến sĩ Ang Cheng Guan hiện làm việc ở Viện Giáo dục Quốc gia Singapore sau thời gian làm người đứng đầu Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng của Đại học Công nghệ Nanyang (NTU). Ông là tác giả của nhiều sách về cuộc chiến Việt Nam, trong đó có Vietnamese Communist Relations with China and the Second Indo-China Conflict, 1956-1962 (1997), và Ending the Vietnam War: The Vietnamese Communists’ Perspective (2004). |
Tóm lược một số những tài liệu và biến cố Lịch Sử Việt Nam ... Quá khứ và cận đại .
Saturday, April 7, 2012
30 năm cuộc chiến Việt - Trung
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment