Saturday, April 7, 2012

Từ đồng chí thành kẻ thù

Từ đồng chí thành kẻ thù
 

 
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông
Hồ Chủ tịch từng ví quan hệ Việt - Trung như 'đồng chí và anh em'
Vì sao cuộc chiến biên giới Việt – Trung 1979 xảy ra? Một số nhà phân tích nhấn mạnh vai trò của những tranh chấp trên bộ và trên biển giữa hai nước; xung đột Việt – Trung tại Campuchia; và vai trò của người Hoa trong quan hệ Việt – Trung.
Những người khác thừa nhận tầm quan trọng của những yếu tố này, nhưng đặt chúng trong bối cảnh xung đột lớn hơn giữa Liên Xô và Trung Quốc (TQ). Phân tích của tôi dựa trên cái nhìn sau để xem lại những sự kiện lớn xảy ra trước cuộc chiến 1979.
Quan hệ Việt – Trung sau 1975
Những người cộng sản TQ xem quan hệ với cộng sản Việt Nam (VN) chủ yếu qua lăng kính của mâu thuẫn Xô – Trung gia tăng sau khi quan hệ đồng minh Xô – Trung sụp đổ đầu thập niên 1960.
Từ cái nhìn này, những diễn biến trong 10 năm trước 1975 thật làm họ lo ngại. Trong cuộc chiến Đông Dương lần Hai (1965-75), Liên Xô thay thế TQ, trở thành nhà cung cấp chính về quân sự và kinh tế.
Sau 1975, TQ không rõ về ý định chiến lược của Hà Nội đối với Moscow. Sự triệt thoái của Mỹ khỏi Đông Nam Á sau Hiệp định Paris 1973 giúp gỡ bỏ một đối trọng của Liên Xô trong vùng, và làm phức tạp cố gắng phản kích Liên Xô của Trung Quốc.
Tháng Tám 1975, trong chuyến đi quan trọng nhờ giúp đỡ kinh tế, Phó Thủ tướng và Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Lê Thanh Nghị đã thăm Bắc Kinh trước khi sang Moscow. Họ không thể đạt thỏa thuận về gói viện trợ của TQ cho VN.
 Những người cộng sản TQ xem quan hệ với cộng sản Việt Nam chủ yếu qua lăng kính của mâu thuẫn Xô – Trung
 

Sang tháng Chín, VN lại thử tìm viện trợ. Mặc dù lần này có thỏa thuận về gói kinh tế, nhưng TQ không giúp về quân sự. Trong dấu hiệu chứng tỏ họ lo ngại về quan hệ Việt – Xô, một chủ đề quan trọng được thảo luận trong chuyến thăm là về mục tiêu của LX ở Biển Đông. Đáng chú ý, vào cuối chuyến thăm, hai bên không ra tuyên bố chung.
Có vị thế kinh tế tương đối mạnh hơn TQ, Liên Xô hào phóng hơn với VN. Trong chuyến thăm Moscow tháng Mười của Tổng Bí thư Lê Duẩn, Liên Xô đồng ý viện trợ 3 tỉ đôla từ 1976 đến 80.
TQ hẳn cũng để ý lời ngợi ca dạt dào dành cho Liên Xô trong tuyên bố chung cuối chuyến thăm của lãnh đạo VN. Đáng nói, tuyên bố chung ủng hộ chính sách hòa hoãn (detente) của Liên Xô, vốn bị TQ chống đối.
Một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ Việt – Xô là Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần Bốn tháng 12.1976. Những nhân vật gắn bó với TQ bị cô lập. Hoàng Văn Hoan, Ủy viên Bộ Chính trị từ 1956 và Đại sứ ở TQ từ 1950-57, mất hết chức vụ trong đảng. Ba cựu đại sứ tại TQ cũng mất chức Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng.
Ngày 7.6.1977, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ghé Bắc Kinh trước lúc sang Moscow. Khi gặp Phó Thủ tướng Lý Tiên Niệm hôm 10.6, hai bên thẳng thắn bàn nhiều chủ đề, kể cả cáo buộc một số viên chức VN có tuyên bố chống Tàu, bất đồng về biên giới đất liền và biển, và sự ngược đãi người Hoa ở VN. TQ nói họ vẫn sẵn sang cho việc cải thiện quan hệ.
Hơn ba tuần sau, Lê Thanh Nghị thăm Moscow để ký nhiều thỏa thuận kinh tế. Trên đường về, ông ghé Bắc Kinh nhưng không tìm thêm được gói kinh tế nào.
Ngày 30.7.1977, hai tuần sau khi VN và Lào ký hiệp ước đồng minh, Ngoại trưởng TQ Hoàng Hoa có bài diễn văn nhắc nhiều tới sự nguy hiểm của “chủ nghĩa xét lại Sô Viết”, và công khai cảnh cáo VN về hậu quả của một cuộc xâm lấn Campuchia.
Vấn đề Campuchia
Càng lúc Campuchia càng trở thành trường đấu cho xung đột Xô – Trung và Việt – Trung. TQ kiên quyết chính sách bảo đảm sự tồn tại của một Campuchia độc lập, cai trị bởi chính thể Khmer Đỏ thân cận với TQ.
LX thì bảo trợ cho VN, trong khi VN thì muốn Campuchia và Lào nằm gọn trong vòng ảnh hưởng của mình. Đã thắng Pháp, Mỹ và nay làm đồng minh của Liên Xô, VN sẽ không để ảnh hưởng với Lào và Campuchia bị TQ và Khmer Đỏ đe dọa.
Cuối tháng Chín 1977, xung đột nổ ra tại biên giới VN – Campuchia, cùng với nó là sự xấu đi trong quan hệ Việt – Trung. Lê Duẩn thăm Bắc Kinh tháng 11.1977, muốn có thêm viện trợ kinh tế.
Nhưng lấy cớ gặp khó khăn mấy năm qua, TQ cho hay họ không thể cấp viện trợ. VN cũng không làm bữa tiệc đãi chủ nhà như thông lệ. Ngày hôm sau, Tân Hoa xã đăng bài lên án COMECON, khối tương trợ kinh tế Sô Viết mà VN mới nộp đơn gia nhập.
Khmer Đỏ
Chính thể Khmer Đỏ dựa vào Trung Quốc để chống Việt Nam

Sau chuyến thăm của Lê Duẩn, TQ bày tỏ sự gắn bó với Campuchia. Ngày 3.12.1977, Phó Thủ tướng TQ Trần Vĩnh Quý dẫn phái đoàn tới Campuchia. Không lâu sau đó, các đợt đánh phá của Khmer Đỏ vào VN khiến VN mở cuộc tấn công lớn.
Đến ngày 18.1.1978, để chứng tỏ cam kết bảo vệ, quả phụ của Chu Ân Lai, Đặng Dĩnh Siêu, thăm Phnom Penh.
TQ thấy có bàn tay của Liên Xô đằng sau hành động của VN. Trong lúc xảy ra các va chạm ở biên giới Việt – Cambodia, ngày 19.1.1978, Tân Hoa xã khẳng định Moscow hy vọng lợi dụng thù địch giữa VN và Campuchia để tăng ảnh hưởng ở Đông Á.
Những diễn biến sau đó trong chính sách của VN với người Hoa làm TQ càng tin Hà Nội theo đuổi chính sách gắn kết với Liên Xô chống TQ.
Tại hội nghị của Đảng tháng Hai 1978, Hà Nội quyết định đánh tư sản mại bản ở miền Nam. Ngày 23.3, Hà Nội loan báo quốc hữu hoa toàn bộ doanh nghiệp tư.
Trong một chiến dịch dùng bạo lực, đến giữa tháng Tư, chính quyền đã thu gom hơn 30.000 doanh nghiệp tư ở miền Nam, mà đa số do người Hoa sở hữu. Nó đã tạo ra cuộc trốn chạy lớn cả ở biên giới Việt – Trung phía bắc và ra đến Biển Đông.
Ngày 30.4, Bắc Kinh chính thức có tuyên bố, bày tỏ lo ngại cho người tị nạn và nói họ đang theo dõi tình hình. Cùng ngày hôm đó, đảo chính ở Afghanistan đã đưa lãnh đạo thân Xô, Nur Mohammed Taraki, lên nắm quyền. Nó được VN thừa nhận ngày 3.5.
Nhìn từ Bắc Kinh, đây là thêm một bước bao vây của Liên Xô. Ngày 26.5, TQ loan báo gửi tàu đến VN để đón về những người Hoa đang trốn chạy. Ngày 7.6, Đặng Tiểu Bình nói thẳng “VN đang ngả về Liên Xô, kẻ thù của TQ.”
Ngày 16.6, TQ loan báo sẽ đóng cửa tòa lãnh sự ở TP. HCM và lãnh sự quán VN ở Quảng Châu, Côn Minh và Nam Ninh.
Tháng Sáu năm đó, VN chính thức gia nhập COMECON. Ngày 3.7, Bắc Kinh dừng mọi viện trợ cho Hà Nội. Hội đàm song phương về người Hoa cũng bế tắc.
VN quyết tâm chống lại cố gắng hạn chế ảnh hưởng của họ tại Campuchia. Trong một cuộc gặp tại Hà Nội giữa Lê Duẩn và đại sứ Nga, ông Duẩn bày tỏ ý định “giải quyết cho xong vấn đề [Campuchia] trước đầu năm 1979.” Hiệp ước Việt – Xô được ký ngày 3.11.1978.
 Cần kiềm hãm tham vọng của VN và cho chúng bài học hạn chế thích hợp”.
 
Đặng Tiểu Bình nói với Mỹ trong chuyến thăm Mỹ 1979

Phản ứng của TQ là chuẩn bị tâm lý cho quốc tế cho một đáp trả mạnh mẽ chống lại trục Hà Nội – Moscow.
TQ tìm cách thắt chặt quan hệ với Nhật và ASEAN. Đặng Tiểu Bình thăm Tokyo tháng Tám 1978, ký hiệp định hữu nghị và hòa bình. Đáng chú ý, nó có đoạn “chống sự độc bá” mà được xem là nhắm vào Liên Xô.
Rồi đến tháng 11, sau khi Thứ trưởng Ngoại giao VN Phan Hiền (tháng Bảy) và Thủ tướng Phạm Văn Đồng (tháng Chín) thăm Đông Nam Á, Đặng Tiểu Bình cũng công du Malaysia, Singapore, Thái Lan.
Sau khi đã mở màn công tác ngoại giao, Trung Quốc bày tỏ thái độ cứng rắn với VN. Bức điện Bắc Kinh gửi Hà Nội ngày 13.12 cảnh báo “sự kiên nhẫn và kiềm chế của TQ có giới hạn”.
Ngày 25.12.1978, quân VN bắt đầu đánh Campuchia. TQ phản ứng bằng cách lên kế hoạch cho cuộc chiến biên giới. Trong khi đi thăm Mỹ, Đặng Tiểu Bình thông báo cho chính quyền Carter rằng VN sẽ trả giá.
Theo Cố vấn An ninh của Tổng thống Carter, Zbigniew Brzezinski, Đặng nói với chủ nhà rằng TQ “xem là điều cần thiết khi kiềm hãm tham vọng của VN và cho chúng bài học hạn chế thích hợp”.
Đúng như lời Đặng, ngay sau khi ông trở về nhà, TQ mở cuộc chiến chống VN trong tháng Hai và Ba 1979. Các cựu “đồng chí và anh em” (lời của Hồ Chí Minh) nay hóa ra là kẻ thù.
.................................................................................................................................
Về tác giả:Ông Nicholas Khoo lấy bằng tiến sĩ ở Đại học Columbia, Mỹ với luận án về quan hệ giữa Trung Quốc với Liên Xô và Việt Nam thời Chiến tranh Lạnh. Quyển sách của ông, dựa trên luận án, dự kiến sẽ được NXB ĐH Columbia in. Ông hiện dạy tại ĐH Liverpool, Anh.


Minh Giang
Thật không may cho Việt Nam khi phải làm láng giềng với một kẻ khổng lồ đầy tham vọng như TQ. Nhìn chung, chính sách ngoại giao của Việt Nam hàng ngàn năm qua là cố gắng thân thiện với TQ.
Đến giờ này, có thể nói cơ bản là chủ trương này đã thành công. Tuy nhiên để "kiềm chế" hay đại loại như thế thì VN cần có chính sách ngoại giao đa phương.
Chẳng hạn, cần quan hệ tích cực với ASEAN, Nhật Bản, Ấn Độ và dĩ nhiên với cả Mỹ. Song song đó, VN cần phát huy nội lực để ngày càng giảm phụ thuộc (cả kinh tế lẫn chính trị) vào các nước khác, đồng thời khẳng định vị thế của mình.
Lịch sử đã chỉ ra rằng, nhiều quốc gia như Liêu, Kim, Đại Lý... vốn từng gây hấn với TQ đều bị họ thôn tính. Ngay cả Mông Cổ hùng mạnh một thời cũng bị TQ hóa khi họ xâm chiếm nơi này vào thế kỷ XIII. Vậy mà hàng ngàn năm qua, VN vẫn không bị "nhập Hoa", vẫn khẳng định bản sắc riêng của mình, đủ thấy dân tộc VN không dễ gì bị bắt nạt!
Do hoàn cảnh lịch sử, VN để mất Hoàng Sa và một phần Trường Sa về tay TQ. Xét cho cùng, không thể trách nhà cầm quyền Hà Nội, vì với dã tâm của Bắc Kinh, việc chiếm đoạt đất đai của nước khác không có gì phải bàn cãi. Vấn đề là họ thực hiện vào lúc nào và bằng cách nào mà thôi. Âu cũng là một bài học đắt giá không chỉ cho VN trong quan hệ với TQ!
Thắng
VN là nạn nhân của vòng xoáy chính trị do nằm trong vòng ảnh hưởng của LX trước đây và Nga ngày nay với ông bạn phương bắc. Ngày nay vị trí địa chính trị VN còn quan trọng hơn nữa khi cả Mỹ cũng muốn lôi kéo VN vào vòng xoáy để ngăn chặn sự bành trướng thế lực của TQ.
Trước đây cố vấn TQ trợ giúp Khơ me đỏ không ngoài mục đích này nhưng lại bị ngáng trở bởi nhà cầm quyền VN thân Nga.
Với phương trâm kẻ thù của kẻ thù là bạn và bạn của kẻ thù là kẻ thù TQ đã trợ giúp KMĐ đánh VN với cớ đòi lại lục tỉnh. Khi mưu đồ không thành trận chiến 79 xảy ra là hệ luỵ tất yếu.
Ngày nay, mỗi khi có quan chức Vn qua thăm Mỹ là y rằng có tàu TQ đánh trường xa, bắn ngư dân như một hành động cảnh cáo của nhà cầm quyền TQ. Nhưng ngày nay CQVN lại dễ dàng dâng Tây nguyên để mưu lợi ích độc tôn chính trị của mình.
Vinh, Sài Gòn
Trung quốc ủng hộ Pôn Pốt để nhân dân chỉ còn là những cái xác không hồn và ai sẽ là người bạn thống trị. Trung quốc hỗ trợ Miến điện để nhân dân Miến điện như thế nào qúy vị cũng đã nhìn thấy rồi.
Cho nên cái khéo léo của Chính Phủ Việt Nam ở cạnh Trung quốc không phải dễ. Đường lối làm bạn với tất cả các nước một cách nhất quán đã giúp Việt Nam đạt nhiều kết quả tốt hơn.
Dĩ nhiên chúng ta còn quá nhiều việc không thể chấp nhận; có thể thay đổi được nhưng Chính phủ VN chưa đủ bản lĩnh thay đổi. Xu thế thế giới tiến bộ người rồi cũng sẽ biết thay đổi. Ai chơi xấu với ta dè chừng, nhưng thái độ của ta là luôn đối xử tốt với họ thì thời gian và xu thế chung của vùng, của khu vực và của thế giới tiế bộ buộc ng! ười ta sẽ thay đổi.
Thuần Việt
Việt Nam cũng chỉ là nạn nhân của xung đột Trung - Xô và cuộc chiến Việt nam - Cambodia là kịch bản mà TQ muốn thử thách ảnh hưởng của minh ở á châu mà thôi.
Thận trọng là nguyên tắc cốt lõi trong mọi quan hệ với TQ. Lịch sử sẽ phán xét những ai đã và sẽ đặt quan hệ với TQ lên cao hơn những thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối mặt.
Mr.Neo
Khác với các bài bình luận khác, tôi cảm thấy hợp lý trước bài viết này của tiến sĩ. Đúng là người ngoài cuộc bao giờ cũng có cái nhìn sáng suốt và công tâm.
Nhưng chỉ muốn bổ sung 1 điều: Việt Nam chẳng có tham vọng gì khi đưa quân sang đánh Campuchia, vì ngay cả Mỹ chỉ cần thấy người Irag ho 1 tiếng là họ tràn quân sang đánh ngay, trong khi đó chế độc Pol Pot thường xuyên tràn sang biên giới cướp bóc, bắn giết, không đánh trả thì sao được.
Rõ ràng ở đây chỉ vì quyền lợi và mâu thuẫn kiểu giận cá chém thớt với Liên Xô mà người Trung Quốc đã trở mặt. Buồn thay cái kẻ thù mình lại ở sau lưng mình, vậy mà Đảng và Chính Phủ bây giờ cứ theo mà vuốt đuôi riết.

No comments:

Post a Comment