Trong diễn văn khai mạc cuộc tập trận tại Manila, Tư lệnh lực lượng võ trang Philippines Jessie Dellosa không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng tuyên bố rằng cuộc thao diễn quân sự nêu bật hậu thuẫn quân sự của Mỹ đối với một đồng minh yếu hơn, vào một thời điểm gay go : « Căn cứ vào bối cảnh quốc tế hiện nay, và trong tương quan với tất cả các lần trước, tôi xác định rằng cuộc tập trận lần này rất kịp thời và cùng có lợi cho cả đôi bên ».
Lãnh đạo quân đội Philippines còn nói thêm : « Việc tiến hành sự kiện hàng năm này phản ánh nguyện vọng của Philippines muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ với đồng minh chiến lược, một cam kết cần phải được đặc biệt nuôi dưỡng trong bối cảnh khu vực phải đối phó với những thách thức không ngừng biến đổi ».
Theo các nhà quan sát, các từ ngữ như « bối cảnh quốc tế » hay « thách thức khu vực » là nhằm ám chỉ tình hình căng thẳng đang diễn ra giữa Manila và Bắc Kinh sau khi tàu của hai bên đối đầu nhau tại khu vực bãi đá ngầm Scarborough, mà Philippines xác định chủ quyền, nhưng bị Trung Quốc tranh chấp. Vụ này cho đến nay vẫn chưa giải quyết xong.
Giới quan sát cũng đặc biệt ghi nhận là cả Philippines lẫn Hoa Kỳ lần này đều đồng ý sẽ cho thực hiện một số bài tập tại một vùng gọi là ‘nhậy cảm’ : ngoài khơi bờ biển phía Tây đảo Palawan, nhìn ra Biển Đông, gần nơi bị Trung Quốc đòi chủ quyền.
Từ Manila, thông tín viên Gabriel Kahn giải thích thêm :
« Cuộc tập trận hỗn hợp này diễn ra hàng năm, nhưng năm nay thì mang một tầm mức đặc biệt : 4.500 lính Mỹ, 2.300 lính Philippines sẽ tập trận giả ở ngoài Biển Đông, gần quần đảo Trường Sa, một vùng dồi dào cả dầu hoả lẫn tranh chấp chủ quyền, dẫn đến hàng loạt những vụ đối đầu trong những năm qua giữa quân đội Philippines và Trung Quốc. Các vụ này đều đã đuợc tạm giải quyết qua con đường ngoại giao.
Thế nhưng được hậu thuẫn của Mỹ, Philippines đã tỏ ra tự tin hơn, và vào đầu năm nay đã quyết định cấp giấy phép thăm dò cho một số tập đoàn dầu hỏa trong vùng bị Trung Quốc tranh chấp.
Còn Hoa Kỳ dự kiến sử dụng Philippines trở lại làm căn cứ cho tàu chiến của mình, triển khai quân lính trên lãnh thổ đồng minh theo nguyên tắc luân phiên, và thực hiện thường xuyên hơn các cuộc thao diễn quân sự hỗn hợp. Đánh đổi lại thì Philippines chờ đợi Hoa Kỳ giúp họ giải quyết một cách thuận lợi cho mình cuộc tranh chấp lãnh thổ hiện đang có với Trung Quốc. »
Lãnh đạo quân đội Philippines còn nói thêm : « Việc tiến hành sự kiện hàng năm này phản ánh nguyện vọng của Philippines muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ với đồng minh chiến lược, một cam kết cần phải được đặc biệt nuôi dưỡng trong bối cảnh khu vực phải đối phó với những thách thức không ngừng biến đổi ».
Theo các nhà quan sát, các từ ngữ như « bối cảnh quốc tế » hay « thách thức khu vực » là nhằm ám chỉ tình hình căng thẳng đang diễn ra giữa Manila và Bắc Kinh sau khi tàu của hai bên đối đầu nhau tại khu vực bãi đá ngầm Scarborough, mà Philippines xác định chủ quyền, nhưng bị Trung Quốc tranh chấp. Vụ này cho đến nay vẫn chưa giải quyết xong.
Giới quan sát cũng đặc biệt ghi nhận là cả Philippines lẫn Hoa Kỳ lần này đều đồng ý sẽ cho thực hiện một số bài tập tại một vùng gọi là ‘nhậy cảm’ : ngoài khơi bờ biển phía Tây đảo Palawan, nhìn ra Biển Đông, gần nơi bị Trung Quốc đòi chủ quyền.
Từ Manila, thông tín viên Gabriel Kahn giải thích thêm :
« Cuộc tập trận hỗn hợp này diễn ra hàng năm, nhưng năm nay thì mang một tầm mức đặc biệt : 4.500 lính Mỹ, 2.300 lính Philippines sẽ tập trận giả ở ngoài Biển Đông, gần quần đảo Trường Sa, một vùng dồi dào cả dầu hoả lẫn tranh chấp chủ quyền, dẫn đến hàng loạt những vụ đối đầu trong những năm qua giữa quân đội Philippines và Trung Quốc. Các vụ này đều đã đuợc tạm giải quyết qua con đường ngoại giao.
Thế nhưng được hậu thuẫn của Mỹ, Philippines đã tỏ ra tự tin hơn, và vào đầu năm nay đã quyết định cấp giấy phép thăm dò cho một số tập đoàn dầu hỏa trong vùng bị Trung Quốc tranh chấp.
Còn Hoa Kỳ dự kiến sử dụng Philippines trở lại làm căn cứ cho tàu chiến của mình, triển khai quân lính trên lãnh thổ đồng minh theo nguyên tắc luân phiên, và thực hiện thường xuyên hơn các cuộc thao diễn quân sự hỗn hợp. Đánh đổi lại thì Philippines chờ đợi Hoa Kỳ giúp họ giải quyết một cách thuận lợi cho mình cuộc tranh chấp lãnh thổ hiện đang có với Trung Quốc. »
No comments:
Post a Comment