Wednesday, April 11, 2012

BIỂN ĐÔNG # 41

BIỂN ĐÔNG
Lợi ích cốt lõi tại Biển Đông : Hỏa mù của Trung Quốc
22/11/2010 TẠP CHÍ VIỆT NAM

Lợi ích cốt lõi tại Biển Đông : Hỏa mù của Trung Quốc

Trung Quốc có thực là đã nâng Biển Đông lên hàng lợi ích cốt lõi của họ hay là vấn đề này bị đã bị Mỹ thổi phồng ? Đây là câu hỏi đã được đặt ra từ đầu năm đến nay trong bối cảnh hồ sơ Biển Đông càng lúc càng nổi cộm.
Hàng không mẫu hạm USS Essex của Mỹ thăm cảng Hồng Kông ngày 16/11/2010.
18/11/2010 MỸ - TRUNG - ASEAN

Mỹ triển khai chiến lược mới tại Đông Nam Á để đối phó với Trung Quốc

Washington đang củng cố quan hệ với các nước ASEAN vì lo ngại ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc. Đông Nam Á trước đây đã bị chính quyền George Bush bỏ rơi, vì muốn tập trung cho Ấn Độ. Nhưng chuyến công du mới đây của Ngoại trưởng Mỹ tại Việt Nam, Cam Bốt và Malaysia, và vòng công du châu Á của Tổng thống Obama đã chứng tỏ, Hoa Kỳ công khai cho thấy chính quyền Mỹ đang lại chú ý đến khu vực Viễn Đông.
Tàu ngầm và chiến hạm Trung Quốc tham gia cuộc thao diễn hải quân quốc tế ngày 24/04/2009 ngoài khơi Thanh Đảo, nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc.
18/11/2010 QUAN HỆ MỸ TRUNG

Quốc hội Mỹ quan ngại về tiến trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc

Ủy ban An ninh và Kinh tế Hoa Kỳ-Trung Quốc thuộc Quốc hội Mỹ đã công bố báo cáo thường niên ngày 17/11/2010, tập trung trên nhiều lãnh ...
Bộ Quốc phòng TQ từng lên tiếng về chủ quyền biển Đông (Reuters)
17/11/2010 VIỆT NAM - TRUNG QUỐC - BIỂN ĐÔNG

Biển Đông yên bình hay dậy sóng là do Trung Quốc

Trong năm 2010, Việt Nam làm chủ tịch ASEAN và tổ chức hai hội nghị cấp cao, Diễn đàn an ninh khu vực ARF, hội nghị các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng. Một trong những chủ đề được công luận quan tâm và gây nhiều tranh luận, đó là vấn đề Biển Đông. Vậy hồ sơ này có tiến triển gì ? Sau đây là nhận định của chuyên gia Dương Danh Dy.
Chiếc tàu cá của Trung Quốc bị Nhật bắt giữ, nguyên nhân của những căng thẳng Trung -Nhật . Ảnh chụp hôm 8/9/2010
16/11/2010

Nguồn hải sản , một trong những nguyên nhân gây va chạm tại biển Đông

Giới chuyên gia quốc tế nhận định, cùng với con đường hảng hải huyết mạch và tài nguyên dầu khí, hải sản tại biển Đông cũng là một ...
Mở cửa Cam Ranh : Tính toán chiến lược dưới vỏ bọc thương mại
15/11/2010 TẠP CHÍ VIỆT NAM

Mở cửa Cam Ranh : Tính toán chiến lược dưới vỏ bọc thương mại

Việt Nam đã quyết định sẽ mở cửa cảng Cam Ranh cho tàu hải quân nước ngoài, và xây dựng cơ sở này thành Trung tâm cảng dịch vụ tổng hợp. Theo các nhà quan sát, trong bối cảnh Hà Nội bị Bắc Kinh chèn ép tại Biển Đông, đây là một tính toán chiến lược mới trong nỗ lực của Việt Nam, nhằm hạn chế mối đe dọa đến từ Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào được Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan và phu nhân chào đón khi đến tham dự một sự kiện văn hóa nhân hội nghị thượng đỉnh APEC tại Yokohama, ngày 13/11/2010.
13/11/2010 NHẬT - TRUNG - NGA

Nhật Bản đang ở thế kẹt trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và Nga

Thật hiếm khi một nước chủ nhà lại ở vào một tình thế lúng túng như Nhật Bản, khi đón tiếp các thành viên của Diễn đàn Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) ngày 13 và 14/11 tại Yokohama. Thường thì quốc gia chủ nhà của một hội nghị quốc tế vẫn đóng vai trò nhà hòa giải, nhưng chính phủ Naoto Kan thì đang bị sa lầy trong các vụ tranh chấp lãnh thổ với hai nước láng giềng lớn là Trung Quốc và Nga.
12/11/2010 VIỆT NAM - TRUNG QUỐC - BIỂN ĐÔNG

Yêu sách « đường lưỡi bò » của Trung Quốc : Không có cơ sở pháp lý

Hội nghị khoa học quốc tế về Biển Đông tại Thành phố Hồ Chí Minh kết thúc hôm nay 12/11/2010, với phần thảo luận về các kinh nghiệm giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột tại vùng Biển Đông, cũng như các biện pháp thúc đẩy hợp tác nhằm bảo đảm hòa bình và ổn định trong vùng.
Đội tàu với hàng không mẫu hạm Nimitz, thuộc Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ, hoạt động tại vùng Biển Đông.  Ảnh chụp ngày 15/02/2010.
11/11/2010 HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG

Quan tâm nhiều đến sự can dự của Mỹ vào khu vực

Sáng nay tại Thành phố Hồ Chí Minh, cuộc hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ hai đã khai mạc. Về dự hội thảo lần này, có 66 chuyên gia nghiên cứu Việt Nam cũng như quốc tế, đến từ các nước ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Canada, Úc, Anh, Nga, Pháp, Đức, Thụy Điển...
Một tàu tuần tra của Việt Nam gần một đảo của Trường Sa.
11/11/2010 BIỂN ĐÔNG

Thái độ của Trung Quốc áp đặt chủ quyền Biển Đông bị nêu bật tại Việt Nam

Tại cuộc hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ hai mở ra hôm nay ở Thành phố Hồ Chí Minh, tình hình căng thẳng bắt nguồn từ các tranh chấp chủ quyền là nhân tố được hầu hết các chuyên gia chú ý.

No comments:

Post a Comment