Chuyên gia Nga: Mỹ chỉ mất 1 giờ để hạ Trung Quốc
Tạp chí Expert tại Matxcova nhận định quân đội Mỹ có thể đánh bại quân đội Trung Quốc chỉ trong một giờ nếu hai nước bùng nổ chiến tranh hạt nhân.
Theo đánh giá của giới chuyên gia quân sự thế giới, Mỹ không nên coi thường năng lực hạt nhân của Quân đoàn pháo binh số 2 - lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc. Tuy nhiên, tạp chí Expert nhấn mạnh nhiều công nghệ quân sự hiện nay của quân đội Trung Quốc được kế thừa từ thời Liên Xô cũ.
Thậm chí, nhiều công nghệ quân sự tiên tiến nhất của Trung Quốc cũng chỉ là sản phẩm từ những chuyên gia Nga và Urkaine, vốn di cư sang Trung Quốc sau thời kỳ Liên Xô cũ sụp đổ vào năm 1991.
Dàn phóng di động tên lửa DF-31A của Trung Quốc |
Theo tạp chí Expert, Trung Quốc vẫn chưa thể xây dựng được "bộ 3 hạt nhân chiến lược" gồm các loại máy bay ném bom chiến lược, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, để thách thức quân đội Mỹ.
Ngoài ra, Quân đoàn pháo binh số 2 cũng không thể cạnh tranh với Mỹ về số lượng đầu đạn hạt nhân do đó chỉ trong vòng chưa đầy một giờ chiến đấu, quân đội Mỹ có thể hạ gục Trung Quốc.
Chuyên gia Vasily Kashin thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ tại Matxcova cho biết các tên lửa DF- 5 mới được trang bị cho Quân đoàn pháo binh thứ 2 đủ khả năng tấn công lục địa Mỹ.
Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc sẽ mất ít nhất 2 giờ để bắn loại tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng này. Đồng nghĩa với việc DF- 5 có thể bị đối phương dễ dàng vô hiệu hóa ngay trước thời điểm nó được phóng.
Trong khi đó, phạm vi hoạt động của tên lửa DF- 4 của Trung Quốc chỉ là 5.500 km nên không đủ khả năng vươn tới lãnh thổ Mỹ.
Tạp chí Expert cho hay Trung Quốc hiện đang phát triển loại ICBM di động sử dụng nhiên liệu rắn mang tên DF- 31A với phạm vi hoạt động 11.000 km.
DF- 31A có khả năng vươn tới các thành phố lớn thuộc khu bờ Tây nước Mỹ bao gồm Los Angeles. Song, Mỹ lại đang sở hữu ít nhất 2.000 ICBM tiên tiến với sức mạnh công phá tương đương DF- 31A của Trung Quốc. Ngoài ra, cả tên lửa DF- 31 và DF- 31A lại chỉ có thể mang theo một đầu đạn hạt nhân trong mỗi lần phóng.
Một số nguồn tin tiết lộ Trung Quốc cũng đang tập trung mọi nguồn lực để phát triển tên lửa DF- 41 có phạm vi hoạt động lên tới 14.000 km. Tạp chí Expert cho biết DF- 41 là tên lửa duy nhất của Trung Quốc có khả năng mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân song Bắc Kinh sẽ phải mất từ 20 - 30 năm nữa mới có thể triển khai loại ICBM này sau quá trình thử nghiệm.
Cũng theo tạp chí Expert, tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Jin Type 094 mới của Trung Quốc hiện được trang bị tên lửa JL- 2 với tầm bắn 8.000 km.
Máy bay ném bom chiến lược H-6K của Không quân Trung Quốc |
Giới phân tích Lầu Năm Góc khẳng định năng lực của Type 094 chỉ tương đương với các loại tàu ngầm dưới thời Liên Xô cũ trong thập niên 70. Thậm chí, Trung Quốc sẽ phải mất thêm 5 năm để đưa chiếc tàu ngầm lớp Jin đầu tiên vào biên chế trong lực lượng Hải quân.
Hiện nay, Trung Quốc đang sở hữu một trung đoàn máy bay ném bom chiến lược H-6K dựa trên mẫu máy bay ném bom phản lực Tupolev Tu- 16 của Liên Xô cũ, được sản xuất lần đầu tiên trong thập niên 50.
Mặc dù, năng lực chiến đấu của máy bay ném bom chiến lược H-6K đã được nâng cấp bằng động cơ D- 30KP và tên lửa hành trình CJ- 10, song Trung Quốc vẫn chưa thể phát triển loại đầu đạn hạt nhân nhỏ hơn phù hợp với H-6K.
No comments:
Post a Comment