Wednesday, February 5, 2014

IISS : Châu Á trên đà tăng cường vũ trang

IISS : Châu Á trên đà tăng cường vũ trang

Báo cáo thường niên của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế IISS : Cán cân Quân sự 2014 (www.iiss.org)
Báo cáo thường niên của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế IISS : Cán cân Quân sự 2014 (www.iiss.org)

Trọng Nghĩa
Như thông lệ, hôm nay 05/02/2014, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế IISS, trụ sở tại Luân Đôn đã công bố bản báo cáo thường niên : Cán cân Quân sự 2014 (Military Balance 2014). Trong các xu hướng mới được nêu bật, Viện IISS đặc biệt chú ý đến sự kiện máy bay không người lái (drone) ngày càng được nhiều nước sử dụng, không chỉ trong lãnh vực quân sự, mà cản trong địa hạt dân sự.

Bên cạnh đó Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cũng xác nhận chiều hướng chi tiêu quân sự tăng cao tại châu Á và tiếp tục sút giảm ở châu Âu.
Báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế trước hết xác định : Mỹ vẫn là nước có chi tiêu quốc phòng lớn nhất thế giới vào năm 2013 với 600,4 tỷ đô la, bỏ xa nước đứng thứ hai là Trung Quốc với 112,2 tỷ đô la. Nga xếp hạng ba với 68,2 tỷ, và Ả Rập Xê Út 59,6 tỷ đô la.
Nếu tính về gánh nặng của chi tiêu quân sự đối với một nước, dựa trên tỷ lệ ngân sách quốc phòng so với GDP, Afghanistan chiếm chức vô địch, với chi phí quốc phòng chiếm đến 13,8% tổng sản phẩm quốc nội của nước này, theo sau là Oman, một nước vùng vịnh, (11,7%), Ả Rập Xê Út (8%) và Irak (7,2%).
Tuy vậy, theo IISS, đáng chú ý là đà gia tăng đáng kể của các khoản chi tiêu quân sự tại châu Á, với ba nước đi đầu là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, đang chạy đua võ trang. Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, chi tiêu quốc phòng châu Á trong năm 2013 đã tăng 11,6% so với năm 2010. Riêng ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm hơn một nửa số tăng trong năm 2013.
Trong lúc châu Á tăng, thì châu Âu lại tiếp tục giảm. Theo số liệu của IISS, kể từ năm 2010 đến nay, chi phí quốc phòng của châu Âu giảm bình quân 2,5% mỗi năm. Đối với Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, xu hướng trên là một sự kiện đáng quan ngại do khả năng chiến tranh bùng nổ tăng cao.
Một trong những điểm nóng được IISS nhắc đến ở châu Á là vùng bán đảo Triều Tiên với việc Bắc Triều Tiên có thể làm liều. Theo bản báo cáo, do việc đội máy bay của họ quá già nua, không đủ sức vượt qua hàng rào phòng không của Hàn Quốc hoặc Nhật Bản, không thể loại trừ khả năng Bình Nhưỡng tiến hành « một chiến dịch tấn công tự sát bằng tàu ngầm bỏ túi » mang theo đầu đạn nguyên tử.
TAGS: CHÂU Á - TỔ CHỨC CẤM VŨ KHÍ HÓA HỌC - OIAC

No comments:

Post a Comment