Trong mưu kế cô lập Nhật Bản, chính quyền Trung Quốc tuyên bố ủng hộ Nga trong vụ xung khắc tại quần đảo Kuril, mà Nhật gọi là " lãnh địa phương Bắc", kéo dài từ sau Đệ nhị thế chiến. Đổi lại, Bắc Kinh muốn được Matxcơva hậu thuẫn thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Senkaku/ Điếu ngư đang gây căng thẳng tại biển Hoa Đông. Tuy nhiên Nga đã từ chối.
Tin này do nhật báo Mainichi, có số phát hành lớn nhất tại Nhật loan tải vào ngày hôm nay. Trích dẫn các nguồn tin ngoại giao của Nhật và Nga, Mainichi cho biết, từ năm 2010 đến nay, Bắc Kinh đã nhiều lần đề nghị « hợp tác » với chính quyền Nga nhưng luôn bị Nga gạt bỏ.
Nhật báo Mainichi công bố thông tin này vào lúc thủ tướng Nhật sắp đến Sochi, tham dự lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông 2014. Theo chương trình, thủ tướng Nhật Shinzo Abe và tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có một cuộc gặp gỡ song phương để thảo luận về quần đảo Kuril do Nga kiểm soát nhưng Nhật Bản xem là "lãnh địa phương Bắc".
Cách nay 69 năm, vài ngày trước khi Thế chiến thứ hai kết thúc, Hồng quân Liên xô nhân cơ hội quân Nhật suy yếu, tiến chiếm quần đảo và trục xuất hàng trăm dân cư bản địa sinh sống tại đây. Vấn đề này đã làm cho hai nước đến gần 70 năm sau vẫn chưa ký hiệp ước hòa bình.
Tuy nhiên theo nhận định của AFP, từ khi thủ tướng Shinzo Abe trở lại chính quyền vào tháng 12 năm 2012, ông và tổng thống Nga đã có 4 lần thảo luận hồ sơ xung khắc này, và đã tạo ra ít nhiều hy vọng mặc dù phía Nhật Bản tuyên bố khó có thể giải quyết xong trong một tương lai gần. Một nhà ngoại giao Nhật tuyên bố là do lập trường « cố định » của ông Putin, cho nên Nhật không thể chấp nhận được.
Bên cạnh các nỗ lực ngoại giao, hai nước cũng tìm cách duy trì quan hệ quân sự. Truyền thông Nga hôm thứ Tư (5/2) cho biết tướng Kiefumi Iwata, tham mưu trưởng lục quân Nhật Bản đã đến thành phố Khabarovski, thuộc vùng Viễn Đông của Nga. Tướng Kiefumi Iwata và các tướng lãnh Nga tại quân khu miền Đông sẽ thảo luận về « hợp tác kỹ thuật và an ninh trong vùng Châu Á Thái Bình Dương ».
Năm 2013, còn là tư lệnh lực lượng phòng vệ Bắc Hải Đạo ( Hokkaido) bao gồm các đảo bị Nga kiểm soát, tướng Kiefumi Iwata đã tiếp một phái đoàn quân sự Nga sang thăm viếng.
Bang giao Nhật-Nga, do có thiện chí đối thoại giữa hai nhà lãnh đạo, hoàn toàn trái ngược lại với quan hệ đầy sóng gió giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại Hoa Đông . Bản thân Trung Quốc cũng sử dụng sức mạnh để lấn áp các nước Đông Nam Á đến mức độ mà tổng thống Philippines đã so sánh chế độ Bắc Kinh với chế độ của Hitler.
Tin này do nhật báo Mainichi, có số phát hành lớn nhất tại Nhật loan tải vào ngày hôm nay. Trích dẫn các nguồn tin ngoại giao của Nhật và Nga, Mainichi cho biết, từ năm 2010 đến nay, Bắc Kinh đã nhiều lần đề nghị « hợp tác » với chính quyền Nga nhưng luôn bị Nga gạt bỏ.
Nhật báo Mainichi công bố thông tin này vào lúc thủ tướng Nhật sắp đến Sochi, tham dự lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông 2014. Theo chương trình, thủ tướng Nhật Shinzo Abe và tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có một cuộc gặp gỡ song phương để thảo luận về quần đảo Kuril do Nga kiểm soát nhưng Nhật Bản xem là "lãnh địa phương Bắc".
Cách nay 69 năm, vài ngày trước khi Thế chiến thứ hai kết thúc, Hồng quân Liên xô nhân cơ hội quân Nhật suy yếu, tiến chiếm quần đảo và trục xuất hàng trăm dân cư bản địa sinh sống tại đây. Vấn đề này đã làm cho hai nước đến gần 70 năm sau vẫn chưa ký hiệp ước hòa bình.
Tuy nhiên theo nhận định của AFP, từ khi thủ tướng Shinzo Abe trở lại chính quyền vào tháng 12 năm 2012, ông và tổng thống Nga đã có 4 lần thảo luận hồ sơ xung khắc này, và đã tạo ra ít nhiều hy vọng mặc dù phía Nhật Bản tuyên bố khó có thể giải quyết xong trong một tương lai gần. Một nhà ngoại giao Nhật tuyên bố là do lập trường « cố định » của ông Putin, cho nên Nhật không thể chấp nhận được.
Bên cạnh các nỗ lực ngoại giao, hai nước cũng tìm cách duy trì quan hệ quân sự. Truyền thông Nga hôm thứ Tư (5/2) cho biết tướng Kiefumi Iwata, tham mưu trưởng lục quân Nhật Bản đã đến thành phố Khabarovski, thuộc vùng Viễn Đông của Nga. Tướng Kiefumi Iwata và các tướng lãnh Nga tại quân khu miền Đông sẽ thảo luận về « hợp tác kỹ thuật và an ninh trong vùng Châu Á Thái Bình Dương ».
Năm 2013, còn là tư lệnh lực lượng phòng vệ Bắc Hải Đạo ( Hokkaido) bao gồm các đảo bị Nga kiểm soát, tướng Kiefumi Iwata đã tiếp một phái đoàn quân sự Nga sang thăm viếng.
Bang giao Nhật-Nga, do có thiện chí đối thoại giữa hai nhà lãnh đạo, hoàn toàn trái ngược lại với quan hệ đầy sóng gió giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại Hoa Đông . Bản thân Trung Quốc cũng sử dụng sức mạnh để lấn áp các nước Đông Nam Á đến mức độ mà tổng thống Philippines đã so sánh chế độ Bắc Kinh với chế độ của Hitler.
No comments:
Post a Comment