Từ Phnom Penh, thông tín viên Phạm Phan cho biết thêm thông tin.
Một số nét chính của thỏa thuận chính trị
Vào ngày thứ Ba 22/7, các nhân vật trong ban lãnh đạo đảng Cứu Nguy Dân Tộc do ông Sam Rainsy dẫn đầu đã đến cơ quan Thượng Viện để có cuộc họp lần thứ ba với phái đoàn đảng Nhân Dân Cam Bốt đương quyền do Thủ Tướng Hun Sen cầm đầu.
Sau phiên họp kéo dài 5 tiếng đồng hồ, hai bên đồng ý chấm dứt sự bế tắc chính trị kéo dài trong suốt gần một năm qua.
Các điểm đồng thuận giữa hai bên gồm, thứ nhất cải cách toàn diện định chế Ủy Ban Bầu Cử Quốc Gia. Cơ quan này trong mùa bầu cử Quốc Hội nhiệm kỳ sau sẽ được giám sát bởi cả hai đảng chứ không phải mang danh độc lập như hiện nay nhưng lại bị đảng Nhân Dân Cam Bốt kiểm soát.
Điểm thứ hai là về mặt lập pháp, các chức vị Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch Thứ Hai của Quốc Hội sẽ do đảng Nhân Dân Cam Bốt nắm giữ, và chức vụ Phó Chủ Tịch Thứ Nhất của Quốc Hội sẽ do đảng Cứu Nguy Dân Tộc nắm giữ. Bên cạnh đó, 10 ủy ban trong Quốc Hội sẽ được phân chia đều cho hai đảng, mỗi đảng sẽ nắm 5 ủy ban.
Đi liền với thỏa thuận này là 7 vị dân cử Quốc Hội thuộc đảng Cứu Nguy Dân Tộc bị bắt giam vào tuần trước sẽ được thả ra.
So với các kỳ bầu cử Quốc Hội khóa trước thì lần này phe đối lập có số đại biểu đông nhất là 55 ghế trong Quốc Hội có tổng số 123 ghế. Như vậy, đảng Nhân Dân Cam Bốt chỉ có 68 ghế.
Những nguyên nhân đưa đến thỏa thuận
Việc ông Sam Rainsy trở về nước vào ngày Chủ Nhật 20/7 và đồng ý liền cuộc gặp mặt với đối thủ chính trị là ông Hun Sen để đi đến một thương lượng đã gây nhiều phản ứng.
Về vị thế của người trong cuộc, ông Rainsy nói, đảng ông không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc cho vượt qua sự bế tắc hiện nay. Và quan trọng hơn hết, theo ông Rainsy là phe đối lập đã đạt được mục đích sau nhiều cuộc biểu tình trên đường phố nhằm đòi thay đổi định chế Bầu Cử Quốc Gia.
Việc thay đổi cơ quan bầu cử quốc gia, theo ông Rainsy, sẽ giúp cho cuộc bầu cử lần sau có kết quả tốt hơn, và không thiên vị.
Báo chí Cam Bốt không trưng ra một nguyên chính yếu nào đã đẩy ông Rainsy đi vào cuộc thương lượng với ông Hun Sen. Tuy nhiên, nhiều người ủng hộ phe đối lập và đã sát cánh với ông Rainsy trong các cuộc xuống đường chống chính quyền trước đây thì không đồng ý với đường lối hòa hợp của người lãnh đạo phe đối lập.
Trong dư luận đường phố thì nói ông Rainsy bị mua chuộc bằng tiền. Tuy nhiên không có một bằng chứng cụ thể nào. Có thể đây chỉ là một hiện tượng nói lên sự bất mãn của một số người từng ủng hộ ông Rainsy.
Viễn cảnh chính trường Cam Bốt
Là một người cầm quyền trên 3 thập niên tại xứ Chùa Tháp, ông Hun Sen sau cuộc mặc cả chính trị với đối thủ đáng kiên dè là ông Rainsy, đã một lần nữa trở thành người tiếp tục chi phối chính trường của một quốc gia có 15 triệu dân.
Mặc dù bản Hiến Pháp dân chủ vào năm 1993 do LHQ định hướng, tuy nhiên, Cam Bốt vẫn chưa có dân chủ thực sự, quyền hành pháp, lập pháp, ngay cả tư pháp, đều do đảng Nhân Dân Cam Bốt chi phối mạnh. Thực ra, quyền lực chi phối toàn bộ ba định chế phân lập trong một nền dân chủ hình thức đều nằm trong bàn tay gia đình ông Hun Sen.
Trong chính trường Cam Bốt, vị Hoàng tử Norodom Ranariddh từng bắt tay với cựu thù là ông Hun Sen sau bầu cử Quốc Hội năm 1993. Thế nhưng sau đó đã bị loại bỏ khỏi chính trường vì các thủ đoạn của đối thủ chính trị.
Việc ông Rainsy đồng ý vào làm việc trong Quốc Hội chỉ là thế yếu của đối lập, khó mà cưỡng lại được sức mạnh thống trị của đảng Nhân Dân Cam Bốt. Vì thế thỏa thuận mới đạt được cũng chỉ là tạm thời, có giá trị không bền, khi mà ông Rainsy vẫn chưa có ý định từ bỏ tham vọng trở thành người lãnh đạo số một của quốc gia Cam Bốt.
Một số nét chính của thỏa thuận chính trị
Vào ngày thứ Ba 22/7, các nhân vật trong ban lãnh đạo đảng Cứu Nguy Dân Tộc do ông Sam Rainsy dẫn đầu đã đến cơ quan Thượng Viện để có cuộc họp lần thứ ba với phái đoàn đảng Nhân Dân Cam Bốt đương quyền do Thủ Tướng Hun Sen cầm đầu.
Sau phiên họp kéo dài 5 tiếng đồng hồ, hai bên đồng ý chấm dứt sự bế tắc chính trị kéo dài trong suốt gần một năm qua.
Các điểm đồng thuận giữa hai bên gồm, thứ nhất cải cách toàn diện định chế Ủy Ban Bầu Cử Quốc Gia. Cơ quan này trong mùa bầu cử Quốc Hội nhiệm kỳ sau sẽ được giám sát bởi cả hai đảng chứ không phải mang danh độc lập như hiện nay nhưng lại bị đảng Nhân Dân Cam Bốt kiểm soát.
Điểm thứ hai là về mặt lập pháp, các chức vị Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch Thứ Hai của Quốc Hội sẽ do đảng Nhân Dân Cam Bốt nắm giữ, và chức vụ Phó Chủ Tịch Thứ Nhất của Quốc Hội sẽ do đảng Cứu Nguy Dân Tộc nắm giữ. Bên cạnh đó, 10 ủy ban trong Quốc Hội sẽ được phân chia đều cho hai đảng, mỗi đảng sẽ nắm 5 ủy ban.
Đi liền với thỏa thuận này là 7 vị dân cử Quốc Hội thuộc đảng Cứu Nguy Dân Tộc bị bắt giam vào tuần trước sẽ được thả ra.
So với các kỳ bầu cử Quốc Hội khóa trước thì lần này phe đối lập có số đại biểu đông nhất là 55 ghế trong Quốc Hội có tổng số 123 ghế. Như vậy, đảng Nhân Dân Cam Bốt chỉ có 68 ghế.
Những nguyên nhân đưa đến thỏa thuận
Việc ông Sam Rainsy trở về nước vào ngày Chủ Nhật 20/7 và đồng ý liền cuộc gặp mặt với đối thủ chính trị là ông Hun Sen để đi đến một thương lượng đã gây nhiều phản ứng.
Về vị thế của người trong cuộc, ông Rainsy nói, đảng ông không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc cho vượt qua sự bế tắc hiện nay. Và quan trọng hơn hết, theo ông Rainsy là phe đối lập đã đạt được mục đích sau nhiều cuộc biểu tình trên đường phố nhằm đòi thay đổi định chế Bầu Cử Quốc Gia.
Việc thay đổi cơ quan bầu cử quốc gia, theo ông Rainsy, sẽ giúp cho cuộc bầu cử lần sau có kết quả tốt hơn, và không thiên vị.
Báo chí Cam Bốt không trưng ra một nguyên chính yếu nào đã đẩy ông Rainsy đi vào cuộc thương lượng với ông Hun Sen. Tuy nhiên, nhiều người ủng hộ phe đối lập và đã sát cánh với ông Rainsy trong các cuộc xuống đường chống chính quyền trước đây thì không đồng ý với đường lối hòa hợp của người lãnh đạo phe đối lập.
Trong dư luận đường phố thì nói ông Rainsy bị mua chuộc bằng tiền. Tuy nhiên không có một bằng chứng cụ thể nào. Có thể đây chỉ là một hiện tượng nói lên sự bất mãn của một số người từng ủng hộ ông Rainsy.
Viễn cảnh chính trường Cam Bốt
Là một người cầm quyền trên 3 thập niên tại xứ Chùa Tháp, ông Hun Sen sau cuộc mặc cả chính trị với đối thủ đáng kiên dè là ông Rainsy, đã một lần nữa trở thành người tiếp tục chi phối chính trường của một quốc gia có 15 triệu dân.
Mặc dù bản Hiến Pháp dân chủ vào năm 1993 do LHQ định hướng, tuy nhiên, Cam Bốt vẫn chưa có dân chủ thực sự, quyền hành pháp, lập pháp, ngay cả tư pháp, đều do đảng Nhân Dân Cam Bốt chi phối mạnh. Thực ra, quyền lực chi phối toàn bộ ba định chế phân lập trong một nền dân chủ hình thức đều nằm trong bàn tay gia đình ông Hun Sen.
Trong chính trường Cam Bốt, vị Hoàng tử Norodom Ranariddh từng bắt tay với cựu thù là ông Hun Sen sau bầu cử Quốc Hội năm 1993. Thế nhưng sau đó đã bị loại bỏ khỏi chính trường vì các thủ đoạn của đối thủ chính trị.
Việc ông Rainsy đồng ý vào làm việc trong Quốc Hội chỉ là thế yếu của đối lập, khó mà cưỡng lại được sức mạnh thống trị của đảng Nhân Dân Cam Bốt. Vì thế thỏa thuận mới đạt được cũng chỉ là tạm thời, có giá trị không bền, khi mà ông Rainsy vẫn chưa có ý định từ bỏ tham vọng trở thành người lãnh đạo số một của quốc gia Cam Bốt.
No comments:
Post a Comment