Năm 2011 dưới thời Tổng thống Nicolas Sarkozy, một hợp đồng 1,2 tỉ euro đã được ký kết, theo đó Pháp bán cho Nga Mistral, chiến hạm phóng hỏa tiễn và điều khiển (BPC) có thể vận chuyển thiết bị quân sự và binh lính đến nơi xảy ra chiến sự. Pháp hiện có ba chiếc, đã từng sử dụng để đưa quân và vũ khí đến Mali trong chiến dịch Serval, hay để can thiệp ở Trung Phi tháng 12/2013. Còn tại Liban năm 2006, Mistral được đưa đến để di tản thường dân.
Quan trọng nhất ở chiến hạm loại BPC có lẽ là tính đa năng. Buồng chỉ huy của các tàu chiến này đầy các thiết bị điện tử, bệnh viện trên tàu có cả phòng phẫu thuật, chiến hạm cũng chở theo được các trực thăng. Đây là một công năng hết sức quan trọng trong chiến dịch Harmattan ở Libya năm 2011, giúp các trực thăng cất cánh một cách hoàn toàn bí mật ở cách vùng duyên hải chỉ vài cây số, để không kích lực lượng của Kadhafi trong đêm tối. Nhà sử học Jean-Christophe Notin nhấn mạnh : « Chính nhờ sự can thiệp này mà Mistral đã chinh phục được người Nga ».
Nhưng có lẽ nhân một chiến dịch bí mật khác mà BPC đã chứng tỏ phạm vi hoạt động rộng rãi của mình. Tháng Giêng năm 2013, Paris đã âm thầm đưa đến ngoài khơi Somalie chiếc Dixmude, từ đó đội đặc nhiệm được trực thăng vận đến giải cứu Denis Allex, một nhân viên phản gián bị phe Hồi giáo bắt giữ, tuy không thành công. Địa điểm giam giữ đã được dựng lại bằng kích thước thật ngay trên tàu.
Tại Nga, hợp đồng được ký năm 2011 giữa hai tổng thống Vladimir Putin và Nicolas Sarkozy đã gây phản ứng trong giới công nghiệp quốc phòng Nga. Họ đặt câu hỏi : Vì sao lại mua của Pháp trong khi Nga có thể sản xuất được ? Ngoài ý nghĩa ngoại giao, việc mua hai chiếc Mistral giúp Matxcơva rút ngắn được thời gian vàng ngọc.
Nhà nghiên cứu Pieter Wezeman của Viện Nghiên cứu Chiến lược Sipri ở Stockholm giải thích : « Nếu hai chiến hạm này không được Pháp bán cho, Nga sẽ phải huy động công nghiệp của chính mình. Như thế sẽ lâu hơn, chất lượng kém hơn, nhưng cũng tự đóng được ». Về phía chuyên gia Philippe Migault của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược thì ghi nhận : « Nga có vấn đề trong lãnh vực hàng hải : việc tự đóng tàu luôn trễ tràng và giá thành bị đội lên. Khi nhờ đến kỹ nghệ Pháp, họ biết rằng sẽ được giao đúng hạn, đồng thời mua được kỹ năng : nhờ tự động hóa, chỉ cần có 200 thủy thủ trên chiếc Mistral trong khi lẽ ra quân số phải gấp ba ».
Một trong hai chiến hạm Mistral bán cho Nga, chiếc Vladivostok đã hoàn tất, và 400 thủy thủ Nga chuẩn bị được đào tạo cách điều khiển trước khi đưa tàu về Nga mùa thu tới. Một sự mỉa mai của lịch sử : chiến hạm thứ hai sẽ giao năm 2015 được đặt tên là Sépastopol, tên thành phố cảng của Crimée, vùng đất Ukraina đã bị Nga sáp nhập hồi tháng Ba.
Mặc cho nhiều đồng minh công khai lên tiếng phản đối (từ Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski), Paris vẫn duy trì quan điểm. Trước hết, đó là vì nếu hủy hợp đồng bán hai chiếc Mistral, mà Matxcơva đã ứng trước 1,2 tỉ euro ; Nhà nước Pháp không chỉ phải hoàn tiền lại mà còn bị bồi thường, cũng như thanh toán cho cơ sở đóng tàu STX. Điều này rất tai hại cho Pháp trước những khách hàng tiềm năng như Ấn Độ, Brazil, Chilê…
Để làm giảm bớt những chỉ trích, Paris cố khẳng định là Nga chỉ được giao vỏ tàu, không được trang bị các loại vũ khí và thiết bị kỹ thuật cao như các chiến hạm Pháp. Một chuyên gia giấu tên nói : « Chúng ta cung ứng cho người Nga một công cụ tiên tiến, sau đó họ tự biết trang bị như ta thôi ». Chuyên gia này nhấn mạnh một nguyên tắc bất thành văn trong lãnh vực bán vũ khí : quốc gia là nước cung cấp trong tương lai cũng sẽ là nước đối phó tốt nhất, nhờ nắm rõ thiết bị đã bán.
BNP Parisbas và bài học từ « đồng đô la vua »
Cũng liên quan đến nước Pháp nhưng trên lãnh vực kinh tế, bài xã luận của Le Monde mang tựa đề « BNP Paribas trước đồng đô-la vua » cho rằng các ngân hàng phải học được bài học : đồng tiền không chỉ phản ánh sức mạnh kinh tế của một quốc gia phát hành đồng tiền ấy, mà còn cả sức mạnh chiến lược.
Theo thỏa thuận với tư pháp Hoa Kỳ, ngân hàng BNP Paribas phải nộp số tiền phạt khổng lồ là 8,97 tỉ đô la, đồng thời phải ngưng các giao dịch bằng đồng tiền này ở lãnh vực năng lượng trong vòng một năm. Nguyên nhân là từ việc ngân hàng Pháp thông qua một chi nhánh Thụy Sĩ đã tiến hành những giao dịch cho các công ty thương mại dầu lửa những nước bị Mỹ cấm vận, chủ yếu là Sudan, nhưng có cả Iran và Cuba.
Đối với luật pháp của Pháp và châu Âu, các hoạt động trên là hợp pháp. Nhưng vì giao dịch bằng đô la Mỹ, kể cả ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ nên phải chịu sự áp đặt của luật pháp Mỹ. Việc mở rộng phạm vi áp dụng luật pháp Mỹ có tầm vóc đặc biệt khi biểt rằng đồng đô la luôn ngự trị, với vai trò đồng tiền chủ yếu trên các thị trường tài chính và trong thương mại quốc tế.
Vì sao ? Có hai nguyên nhân. Một mặt, nếu trọng lượng của đồng đô la có sụt giảm đôi chút, thì nền kinh tế Mỹ vẫn là một trong những nền kinh tế năng động nhất thế giới. Mặt khác, Hoa Kỳ luôn là cường quốc đứng -đầu về quân sự, với bộ máy quốc phòng hùng hậu, mạng lưới liên minh và sự hấp dẫn của mô hình « quyền lực mềm ». Chính sự tin tưởng vào tổng thể này đã tạo nên uy lực của đồng đô la, hiện đang chiếm 87% lượng giao dịch tài chính và 81% thương mại thế giới.
Cựu Tống thống Pháp bị truy tố : Sự kiện chấn động
Sự kiện chưa từng thấy là cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy bị câu lưu và khởi tố, được tất cả các báo Pháp hôm nay chú trọng. Nhật báo Le Monde chạy tựa trang nhất : « Sarkozy, các lý do câu lưu ». Nhật báo cánh tả Libération đăng bức ảnh chân dung ông Sarkozy với vẻ mặt ưu tư và đặt câu hỏi : « Liệu ông có thể quay lại với chính trường ? ». Trang nhất của tờ báo cánh hữu Le Figaro là dòng tựa : « Sarkozy : Cú sốc ». Tờ báo cộng sản L'Humanité nói về « Nicolas Sarkozy, từ nhà hàng sang trọng Fouquet’s đến đồn cảnh sát », còn nhật báo kinh tế Les Echos nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên một cựu Tổng thống bị áp dụng biện pháp này.
Nếu tờ báo thiên tả Libération chỉ trích « đạo đức chính trị đáng ngờ », cho rằng ông Nicolas Sarkozy có trách nhiệm phải làm sáng tỏ trước người dân Pháp về các tội danh bị cáo buộc, thì tờ báo cánh hữu Le Figaro chú ý đến « Sự tính toán thận trọng của các địch thủ ông Sarkozy ».
Bài báo so sánh sự tương phản giữa tính chất thô bạo khi câu lưu rồi sau đó truy tố cựu Tổng thống, và sự dè dặt nếu không muốn nói là thiếu vắng phản ứng của các chính khách, dù là để bảo vệ hay đả kích ông Sarkozy. Chỉ có mỗi lãnh tụ đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia là công khai nói : « Tất cả nhằm góp phần xóa tan mọi ý định quay lại chính trường ».
Theo tờ báo, điều mỉa mai là những gì phe cực hữu lớn tiếng nói ra, lại là mong ước thầm lặng của đa số lãnh đạo cánh tả, và nhất là đảng UMP của chính ông Sarkozy. Đặc biệt đối với những ai mà tư pháp có thể là trợ thủ quý giá nhưng không thể thổ lộ đối với ý định lên làm lãnh đạo cánh hữu năm 2017. Như vậy không phải vì tôn trọng thủ tục tố tụng, mà vì thận trọng chiến lược nên họ tránh bình luận. Mục tiêu của tất cả các địch thủ của cựu Tổng thống là tránh tập trung tranh luận chính trị xung quanh mỗi một câu hỏi, bênh vực hay chống đối ông, và họ tin rằng thời kỳ hậu Sarkozy đã có thể bắt đầu.
Phương Tây sẽ không còn can thiệp quân sự ?
Nhìn rộng ra trên thế giới về mặt quân sự, bài phân tích trên báo Le Figaro đặt vấn đề : « Việc can thiệp quân sự của phương Tây rồi sẽ chấm dứt ? » và dẫn nhận xét của một thành viên tham gia cuộc đối thoại chiến lược Pháp-Israel : Hoa Kỳ không còn là người đảm bảo hòa bình thế giới.
Trước câu hỏi, thế kỷ 21 phải chăng là thế kỷ kết thúc việc can thiệp quân sự của các nước phương Tây, tác giả điểm lại : việc đưa quân vào Irak và Afghanistan là thất bại nặng nề. Chiến dịch Sangaris của Pháp đang sa lầy một cách nguy hiểm ở Trung Phi, và chiến dịch Serval tuy được coi là kiểu mẫu vẫn không tiêu diệt được mối nguy thánh chiến tại Mali. Còn thành công của liên quân Anh-Pháp ở Libya, ngày nay bị đặt lại vấn đề trước lực lượng Hồi giáo trỗi dậy ở miền nam. Chỉ có tại Côte d’Ivoire và Kosovo thì châu Âu « ăn may », nhưng kết quả gặt hái được không đáng kể mấy.
Một nhà ngoại giao Pháp nhìn nhận « hạn chế của công cụ quân sự, không còn thành công trong việc lật đổ các chế độ, chấm dứt những cuộc chiến và giúp ổn định các đất nước đang gặp khủng hoảng ».
Quá trình toàn cầu hóa, sự phát triển kỹ thuật từ nay không chỉ giới hạn ở tầm vóc Nhà nước, và nhất là cái giá của can thiệp quân sự đã làm yếu đi khả năng hành động của các cường quốc truyền thống. Khủng hoảng khiến các nước châu Âu phải cắt giảm ngân sách quốc phòng, và ngay cả Hoa Kỳ cũng thế. Một vị tướng nhận định : « Để có thể hiệu quả, can thiệp quân sự đòi hỏi triển khai đông đảo quân lính trong một thời kỳ dài, mà các cường quốc nay không còn phương tiện ».
Sự co cụm lại của siêu cường Mỹ đã làm các đồng minh của Hoa Kỳ hoang mang, đồng thời khuyến khích các cường quốc mới nổi và những nhân tố khác chiếm lấy khoảng trống. Một nhà ngoại giao Israel băn khoăn : « Dựa trên việc từ chối sử dụng vũ lực, chính sách đối ngoại của ông Barack Obama liệu có tạo ra chiến tranh nhiều hơn là hòa bình hay không ? »
Ông Yasser Arafat bị đầu độc: Vẫn tiếp tục là giả thiết
Về Trung Đông, Le Figaro có bài điều tra « Vụ Yasser Arafat : Giả thiết bị đầu độc lại được đưa ra » cho biết, mười năm sau cái chết của lãnh tụ Palestine, tư pháp lại yêu cầu các chuyên gia Pháp mở lại hồ sơ này. Nhiều nhân chứng đã kể lại các triệu chứng bất ngờ làm sức khỏe của Chủ tịch Arafat suy sụp.
Qua thẩm vấn 49 người gồm các cận vệ của ông Arafat, các tài xế riêng, người phụ trách an ninh và những nhân viên quay phim truyền hình, các dự thẩm viên ghi nhận họ đều khai rằng sức khỏe ông Arafat bỗng dưng bị sút giảm nghiêm trọng sau bữa ăn tối hôm 12/10/2004, ít lâu sau khi ông được chữa răng. Ông bị ói, đau bụng, sốt, và sụt mất ba kí lô trong vòng hai tuần lễ sau đó.
Lãnh tụ Palestine thường dùng bữa chung với các cận vệ, tuy nhiên thuốc men đựng trong một chiếc cặp của ông thì không ai được đụng đến. Nhưng chiếc cặp này đã bị tiêu hủy khi ông rời nơi bị quản chế là Mouqataa, mà theo điều tra nội bộ của Palestine thì lệnh này do Mohammed Dahlan, một trong các trưởng nhóm an ninh đưa ra, mà nhân vật này trong quá khứ có quan hệ với Shin Beth, cơ quan tình báo Israel.
Quan trọng nhất ở chiến hạm loại BPC có lẽ là tính đa năng. Buồng chỉ huy của các tàu chiến này đầy các thiết bị điện tử, bệnh viện trên tàu có cả phòng phẫu thuật, chiến hạm cũng chở theo được các trực thăng. Đây là một công năng hết sức quan trọng trong chiến dịch Harmattan ở Libya năm 2011, giúp các trực thăng cất cánh một cách hoàn toàn bí mật ở cách vùng duyên hải chỉ vài cây số, để không kích lực lượng của Kadhafi trong đêm tối. Nhà sử học Jean-Christophe Notin nhấn mạnh : « Chính nhờ sự can thiệp này mà Mistral đã chinh phục được người Nga ».
Nhưng có lẽ nhân một chiến dịch bí mật khác mà BPC đã chứng tỏ phạm vi hoạt động rộng rãi của mình. Tháng Giêng năm 2013, Paris đã âm thầm đưa đến ngoài khơi Somalie chiếc Dixmude, từ đó đội đặc nhiệm được trực thăng vận đến giải cứu Denis Allex, một nhân viên phản gián bị phe Hồi giáo bắt giữ, tuy không thành công. Địa điểm giam giữ đã được dựng lại bằng kích thước thật ngay trên tàu.
Tại Nga, hợp đồng được ký năm 2011 giữa hai tổng thống Vladimir Putin và Nicolas Sarkozy đã gây phản ứng trong giới công nghiệp quốc phòng Nga. Họ đặt câu hỏi : Vì sao lại mua của Pháp trong khi Nga có thể sản xuất được ? Ngoài ý nghĩa ngoại giao, việc mua hai chiếc Mistral giúp Matxcơva rút ngắn được thời gian vàng ngọc.
Nhà nghiên cứu Pieter Wezeman của Viện Nghiên cứu Chiến lược Sipri ở Stockholm giải thích : « Nếu hai chiến hạm này không được Pháp bán cho, Nga sẽ phải huy động công nghiệp của chính mình. Như thế sẽ lâu hơn, chất lượng kém hơn, nhưng cũng tự đóng được ». Về phía chuyên gia Philippe Migault của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược thì ghi nhận : « Nga có vấn đề trong lãnh vực hàng hải : việc tự đóng tàu luôn trễ tràng và giá thành bị đội lên. Khi nhờ đến kỹ nghệ Pháp, họ biết rằng sẽ được giao đúng hạn, đồng thời mua được kỹ năng : nhờ tự động hóa, chỉ cần có 200 thủy thủ trên chiếc Mistral trong khi lẽ ra quân số phải gấp ba ».
Một trong hai chiến hạm Mistral bán cho Nga, chiếc Vladivostok đã hoàn tất, và 400 thủy thủ Nga chuẩn bị được đào tạo cách điều khiển trước khi đưa tàu về Nga mùa thu tới. Một sự mỉa mai của lịch sử : chiến hạm thứ hai sẽ giao năm 2015 được đặt tên là Sépastopol, tên thành phố cảng của Crimée, vùng đất Ukraina đã bị Nga sáp nhập hồi tháng Ba.
Mặc cho nhiều đồng minh công khai lên tiếng phản đối (từ Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski), Paris vẫn duy trì quan điểm. Trước hết, đó là vì nếu hủy hợp đồng bán hai chiếc Mistral, mà Matxcơva đã ứng trước 1,2 tỉ euro ; Nhà nước Pháp không chỉ phải hoàn tiền lại mà còn bị bồi thường, cũng như thanh toán cho cơ sở đóng tàu STX. Điều này rất tai hại cho Pháp trước những khách hàng tiềm năng như Ấn Độ, Brazil, Chilê…
Để làm giảm bớt những chỉ trích, Paris cố khẳng định là Nga chỉ được giao vỏ tàu, không được trang bị các loại vũ khí và thiết bị kỹ thuật cao như các chiến hạm Pháp. Một chuyên gia giấu tên nói : « Chúng ta cung ứng cho người Nga một công cụ tiên tiến, sau đó họ tự biết trang bị như ta thôi ». Chuyên gia này nhấn mạnh một nguyên tắc bất thành văn trong lãnh vực bán vũ khí : quốc gia là nước cung cấp trong tương lai cũng sẽ là nước đối phó tốt nhất, nhờ nắm rõ thiết bị đã bán.
BNP Parisbas và bài học từ « đồng đô la vua »
Cũng liên quan đến nước Pháp nhưng trên lãnh vực kinh tế, bài xã luận của Le Monde mang tựa đề « BNP Paribas trước đồng đô-la vua » cho rằng các ngân hàng phải học được bài học : đồng tiền không chỉ phản ánh sức mạnh kinh tế của một quốc gia phát hành đồng tiền ấy, mà còn cả sức mạnh chiến lược.
Theo thỏa thuận với tư pháp Hoa Kỳ, ngân hàng BNP Paribas phải nộp số tiền phạt khổng lồ là 8,97 tỉ đô la, đồng thời phải ngưng các giao dịch bằng đồng tiền này ở lãnh vực năng lượng trong vòng một năm. Nguyên nhân là từ việc ngân hàng Pháp thông qua một chi nhánh Thụy Sĩ đã tiến hành những giao dịch cho các công ty thương mại dầu lửa những nước bị Mỹ cấm vận, chủ yếu là Sudan, nhưng có cả Iran và Cuba.
Đối với luật pháp của Pháp và châu Âu, các hoạt động trên là hợp pháp. Nhưng vì giao dịch bằng đô la Mỹ, kể cả ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ nên phải chịu sự áp đặt của luật pháp Mỹ. Việc mở rộng phạm vi áp dụng luật pháp Mỹ có tầm vóc đặc biệt khi biểt rằng đồng đô la luôn ngự trị, với vai trò đồng tiền chủ yếu trên các thị trường tài chính và trong thương mại quốc tế.
Vì sao ? Có hai nguyên nhân. Một mặt, nếu trọng lượng của đồng đô la có sụt giảm đôi chút, thì nền kinh tế Mỹ vẫn là một trong những nền kinh tế năng động nhất thế giới. Mặt khác, Hoa Kỳ luôn là cường quốc đứng -đầu về quân sự, với bộ máy quốc phòng hùng hậu, mạng lưới liên minh và sự hấp dẫn của mô hình « quyền lực mềm ». Chính sự tin tưởng vào tổng thể này đã tạo nên uy lực của đồng đô la, hiện đang chiếm 87% lượng giao dịch tài chính và 81% thương mại thế giới.
Cựu Tống thống Pháp bị truy tố : Sự kiện chấn động
Sự kiện chưa từng thấy là cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy bị câu lưu và khởi tố, được tất cả các báo Pháp hôm nay chú trọng. Nhật báo Le Monde chạy tựa trang nhất : « Sarkozy, các lý do câu lưu ». Nhật báo cánh tả Libération đăng bức ảnh chân dung ông Sarkozy với vẻ mặt ưu tư và đặt câu hỏi : « Liệu ông có thể quay lại với chính trường ? ». Trang nhất của tờ báo cánh hữu Le Figaro là dòng tựa : « Sarkozy : Cú sốc ». Tờ báo cộng sản L'Humanité nói về « Nicolas Sarkozy, từ nhà hàng sang trọng Fouquet’s đến đồn cảnh sát », còn nhật báo kinh tế Les Echos nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên một cựu Tổng thống bị áp dụng biện pháp này.
Nếu tờ báo thiên tả Libération chỉ trích « đạo đức chính trị đáng ngờ », cho rằng ông Nicolas Sarkozy có trách nhiệm phải làm sáng tỏ trước người dân Pháp về các tội danh bị cáo buộc, thì tờ báo cánh hữu Le Figaro chú ý đến « Sự tính toán thận trọng của các địch thủ ông Sarkozy ».
Bài báo so sánh sự tương phản giữa tính chất thô bạo khi câu lưu rồi sau đó truy tố cựu Tổng thống, và sự dè dặt nếu không muốn nói là thiếu vắng phản ứng của các chính khách, dù là để bảo vệ hay đả kích ông Sarkozy. Chỉ có mỗi lãnh tụ đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia là công khai nói : « Tất cả nhằm góp phần xóa tan mọi ý định quay lại chính trường ».
Theo tờ báo, điều mỉa mai là những gì phe cực hữu lớn tiếng nói ra, lại là mong ước thầm lặng của đa số lãnh đạo cánh tả, và nhất là đảng UMP của chính ông Sarkozy. Đặc biệt đối với những ai mà tư pháp có thể là trợ thủ quý giá nhưng không thể thổ lộ đối với ý định lên làm lãnh đạo cánh hữu năm 2017. Như vậy không phải vì tôn trọng thủ tục tố tụng, mà vì thận trọng chiến lược nên họ tránh bình luận. Mục tiêu của tất cả các địch thủ của cựu Tổng thống là tránh tập trung tranh luận chính trị xung quanh mỗi một câu hỏi, bênh vực hay chống đối ông, và họ tin rằng thời kỳ hậu Sarkozy đã có thể bắt đầu.
Phương Tây sẽ không còn can thiệp quân sự ?
Nhìn rộng ra trên thế giới về mặt quân sự, bài phân tích trên báo Le Figaro đặt vấn đề : « Việc can thiệp quân sự của phương Tây rồi sẽ chấm dứt ? » và dẫn nhận xét của một thành viên tham gia cuộc đối thoại chiến lược Pháp-Israel : Hoa Kỳ không còn là người đảm bảo hòa bình thế giới.
Trước câu hỏi, thế kỷ 21 phải chăng là thế kỷ kết thúc việc can thiệp quân sự của các nước phương Tây, tác giả điểm lại : việc đưa quân vào Irak và Afghanistan là thất bại nặng nề. Chiến dịch Sangaris của Pháp đang sa lầy một cách nguy hiểm ở Trung Phi, và chiến dịch Serval tuy được coi là kiểu mẫu vẫn không tiêu diệt được mối nguy thánh chiến tại Mali. Còn thành công của liên quân Anh-Pháp ở Libya, ngày nay bị đặt lại vấn đề trước lực lượng Hồi giáo trỗi dậy ở miền nam. Chỉ có tại Côte d’Ivoire và Kosovo thì châu Âu « ăn may », nhưng kết quả gặt hái được không đáng kể mấy.
Một nhà ngoại giao Pháp nhìn nhận « hạn chế của công cụ quân sự, không còn thành công trong việc lật đổ các chế độ, chấm dứt những cuộc chiến và giúp ổn định các đất nước đang gặp khủng hoảng ».
Quá trình toàn cầu hóa, sự phát triển kỹ thuật từ nay không chỉ giới hạn ở tầm vóc Nhà nước, và nhất là cái giá của can thiệp quân sự đã làm yếu đi khả năng hành động của các cường quốc truyền thống. Khủng hoảng khiến các nước châu Âu phải cắt giảm ngân sách quốc phòng, và ngay cả Hoa Kỳ cũng thế. Một vị tướng nhận định : « Để có thể hiệu quả, can thiệp quân sự đòi hỏi triển khai đông đảo quân lính trong một thời kỳ dài, mà các cường quốc nay không còn phương tiện ».
Sự co cụm lại của siêu cường Mỹ đã làm các đồng minh của Hoa Kỳ hoang mang, đồng thời khuyến khích các cường quốc mới nổi và những nhân tố khác chiếm lấy khoảng trống. Một nhà ngoại giao Israel băn khoăn : « Dựa trên việc từ chối sử dụng vũ lực, chính sách đối ngoại của ông Barack Obama liệu có tạo ra chiến tranh nhiều hơn là hòa bình hay không ? »
Ông Yasser Arafat bị đầu độc: Vẫn tiếp tục là giả thiết
Về Trung Đông, Le Figaro có bài điều tra « Vụ Yasser Arafat : Giả thiết bị đầu độc lại được đưa ra » cho biết, mười năm sau cái chết của lãnh tụ Palestine, tư pháp lại yêu cầu các chuyên gia Pháp mở lại hồ sơ này. Nhiều nhân chứng đã kể lại các triệu chứng bất ngờ làm sức khỏe của Chủ tịch Arafat suy sụp.
Qua thẩm vấn 49 người gồm các cận vệ của ông Arafat, các tài xế riêng, người phụ trách an ninh và những nhân viên quay phim truyền hình, các dự thẩm viên ghi nhận họ đều khai rằng sức khỏe ông Arafat bỗng dưng bị sút giảm nghiêm trọng sau bữa ăn tối hôm 12/10/2004, ít lâu sau khi ông được chữa răng. Ông bị ói, đau bụng, sốt, và sụt mất ba kí lô trong vòng hai tuần lễ sau đó.
Lãnh tụ Palestine thường dùng bữa chung với các cận vệ, tuy nhiên thuốc men đựng trong một chiếc cặp của ông thì không ai được đụng đến. Nhưng chiếc cặp này đã bị tiêu hủy khi ông rời nơi bị quản chế là Mouqataa, mà theo điều tra nội bộ của Palestine thì lệnh này do Mohammed Dahlan, một trong các trưởng nhóm an ninh đưa ra, mà nhân vật này trong quá khứ có quan hệ với Shin Beth, cơ quan tình báo Israel.
No comments:
Post a Comment