Thông báo về các kế hoạch hợp tác quân sự trên được Bộ Quốc phòng Nhật đưa ra vào cuối giờ chiều nay (giờ Nhật) ngay sau khi được Hội đồng an ninh quốc gia Nhật (NSC) thông qua. Đây là quyết định quan trọng đầu tiên của cơ quan này kể từ khi thành lập cách đây hơn một năm, theo nguyên mẫu của Hội đồng An ninh Mỹ.
Trong khuôn khổ hợp tác với Anh Quốc, đó là việc triển khai chương trình chế tạo tên lửa Meteor do tập đoàn chế tạo vũ khí châu Âu MBDA thực hiện. Loại tên lửa này được chế tạo dành để lắp đặt cho chiến đấu cơ của Mỹ F-35, hiện đang có trong phiên chế của không quân Nhật.
Chương trình hợp tác thứ hai với Hoa Kỳ liên quan đến tập đoàn công nghiệp Misubishi Heavy Industries (MHI) sẽ xuất khẩu các thiết bị thu tín hiệu dùng trong hệ thống tên lửa phòng thủ PAC-2 (Patriot Advanced Capability-2), dự kiến sẽ bán cho Qatar.
Các hợp tác quốc phòng của Nhật với nước ngoài được thông báo trong lúc bối cảnh hôm 1/4 vừa qua Tokyo đã quyết định bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí ra nước ngoài do tự Nhật đặt ra từ cách đây gần nửa thế kỷ.
Quy định mới thay thế cho lệnh cấm từ năm 1967 chủ yếu sẽ giúp Nhật hợp tác nghiên cứu và chế tạo vũ khí cùng với các đối tác nước ngoài như Mỹ hay các nước châu Âu. Đồng thời quy định này còn cho phép Nhật xuất khẩu các trang thiết bị quân sự được sử dụng vào mục đích hoà bình hay nhân đạo, thí dụ như trong các sứ mệnh giữ gìn hoà bình của Liên hiệp quốc.
Với quy định mới, Tokyo có thể xuất khẩu thiết bị quân sự cho những nước nằm dọc tuyến đường hàng hải mà các tàu chuyên chở dầu mỏ khí đốt của Nhật đi qua.
Tuy nhiên quy định mới vẫn cấm xuất khẩu các loại vũ khí được cho là có thể đe doạ hoà bình và an ninh thế giới. Chính phủ Nhật phải bảo đảm vũ khí xuất khẩu của họ không được xuất lại qua nước thứ 3.
Năm 1967, trong khi thế giới đang ở giữa cuộc chiến tranh lạnh, nhật Bản ra lệnh cấm xuất khẩu vũ khí tới các nước Cộng sản, những nước đang chịu lệnh cấm vận của Liên hiệp quốc và những nước can dự vào các xung đột quốc tế. Quy định ràng buộc trên đã được thắt chặt thêm vào năm 1976 bằng lệnh cấm hoàn toàn việc buôn bán vũ khí.
Từ giờ trở đi, Nhật Bản có thể tham gia các chương trình vũ khí quốc tế.
Trong khuôn khổ hợp tác với Anh Quốc, đó là việc triển khai chương trình chế tạo tên lửa Meteor do tập đoàn chế tạo vũ khí châu Âu MBDA thực hiện. Loại tên lửa này được chế tạo dành để lắp đặt cho chiến đấu cơ của Mỹ F-35, hiện đang có trong phiên chế của không quân Nhật.
Chương trình hợp tác thứ hai với Hoa Kỳ liên quan đến tập đoàn công nghiệp Misubishi Heavy Industries (MHI) sẽ xuất khẩu các thiết bị thu tín hiệu dùng trong hệ thống tên lửa phòng thủ PAC-2 (Patriot Advanced Capability-2), dự kiến sẽ bán cho Qatar.
Các hợp tác quốc phòng của Nhật với nước ngoài được thông báo trong lúc bối cảnh hôm 1/4 vừa qua Tokyo đã quyết định bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí ra nước ngoài do tự Nhật đặt ra từ cách đây gần nửa thế kỷ.
Quy định mới thay thế cho lệnh cấm từ năm 1967 chủ yếu sẽ giúp Nhật hợp tác nghiên cứu và chế tạo vũ khí cùng với các đối tác nước ngoài như Mỹ hay các nước châu Âu. Đồng thời quy định này còn cho phép Nhật xuất khẩu các trang thiết bị quân sự được sử dụng vào mục đích hoà bình hay nhân đạo, thí dụ như trong các sứ mệnh giữ gìn hoà bình của Liên hiệp quốc.
Với quy định mới, Tokyo có thể xuất khẩu thiết bị quân sự cho những nước nằm dọc tuyến đường hàng hải mà các tàu chuyên chở dầu mỏ khí đốt của Nhật đi qua.
Tuy nhiên quy định mới vẫn cấm xuất khẩu các loại vũ khí được cho là có thể đe doạ hoà bình và an ninh thế giới. Chính phủ Nhật phải bảo đảm vũ khí xuất khẩu của họ không được xuất lại qua nước thứ 3.
Năm 1967, trong khi thế giới đang ở giữa cuộc chiến tranh lạnh, nhật Bản ra lệnh cấm xuất khẩu vũ khí tới các nước Cộng sản, những nước đang chịu lệnh cấm vận của Liên hiệp quốc và những nước can dự vào các xung đột quốc tế. Quy định ràng buộc trên đã được thắt chặt thêm vào năm 1976 bằng lệnh cấm hoàn toàn việc buôn bán vũ khí.
Từ giờ trở đi, Nhật Bản có thể tham gia các chương trình vũ khí quốc tế.
No comments:
Post a Comment