Thursday, July 3, 2014

Tình huống xấu nhất trong xung đột với TQ là gì?

Tình huống xấu nhất trong xung đột với TQ là gì?

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
2014-07-03
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
nguyen-phu-trong-305.jpg
TBT Nguyễn Phú Trọng gặp Ủy Viên Quốc Vụ TQ Dương Khiết Trì tại Hà Nội chiều 18/6/2014.
AFP

Những tình huống xấu nhất cho tình hình xung đột hiện nay với Trung Quốc được các vị lãnh đạo Việt Nam lường trước và có phương cách ứng phó.
Những tình huống xấu nhất đó là gì và người dân nhận định về dự báo của các lãnh đạo và hành động của họ ra sao?

Lãnh đạo dự báo

Ngay sau kỳ họp quốc hội mà không có nghị quyết riêng về tình hình căng thẳng tại Biển Đông, các vị lãnh đạo Đảng và chính phủ đến các tỉnh, thành để gặp gỡ cử tri của họ.
Vấn đề Biển Đông suốt hơn hai tháng qua là chủ đề được cử tri nêu ra và các vị đại biểu quốc hội là lãnh đạo cao cấp của Đảng đã trả lời. Tại Hà Nội, ông tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sau khi được cử tri quận Tây Hồ - Hà Nội hỏi, ông này cũng lặp lại là kịch liệt lên án hành vi sai trái của Trung Quốc, nhất định không nhân nhượng. Ông này nói rằng Việt Nam không mong chiến tranh, nhưng nếu có chiến tranh, Việt Nam luôn sẵn sàng chuẩn bị mọi phản ứng.
Tại quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi nhắc lại những điều mà ông cũng như các vị khác nói đến lâu nay, ông nói Việt Nam kiên quyết nhất định không chấp nhận, không khuất phục một sự đe dọa, một sự áp đặt, hay một sự lệ thuộc nào.
Lời phát biểu của ông tổng bí thư như vậy tôi hơi ngạc nhiên; bởi vì từ trước tới nay, đối với Trung Quốc ông thường giữ một thái độ ủy mị.
-Nguyễn Anh Dũng
Trưởng ban Nội chính Trung ương, Nguyễn Bá Thanh, cũng nói với cử tri tại thành phố Đà Nẵng là nhất định sẽ lấy lại tất cả những gì đã mất và sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Vào ngày 1 tháng 7, tại cuộc họp báo chính phủ, ông chủ nhiệm văn phòng chính phủ Nguyễn Văn Nên còn cho rằng tình huống xấu nhất là có thể chấm dứt quan hệ giữa hai nước.

Nhận định của người dân

Trước những phát biểu mới đó của các vị lãnh đạo Đảng và chính phủ Hà Nội, người dân có nhận định ra sao?
Ông Nguyễn Anh Dũng, một cựu chiến binh thời kỳ chiến tranh Việt Nam, hiện ở Hà Nội bày tỏ ngạc nhiên khi nghe các vị lãnh đạo đề cập đến tình huống xấu nhất là xảy ra chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc:
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng (phải) và Ủy viên Quốc vụ Viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Hà Nội hôm 18/6/2014. AFP
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng (phải) và Ủy viên Quốc vụ Viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Hà Nội hôm 18/6/2014. AFP
“Lời phát biểu của ông tổng bí thư như vậy tôi hơi ngạc nhiên; bởi vì từ trước tới nay, đối với Trung Quốc ông thường giữ một thái độ ủy mị và gần như là một người cam chịu sự lấn chiếm của Trung Quốc.
Cái tình huống xấu có thể xảy ra hay không thì chưa biết được, vì còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề lắm: vấn đề trong nước, vấn đề quốc tế. Đặc biệt là vấn đề trong nước vì dù muốn hay không đây là tình huống của Việt Nam, Việt Nam phải giải quyết. Thế thì khả năng xảy ra hay không chưa thể biết; nhưng nếu có xảy ra thì tôi e rằng đó là vấn đề khó cho Nhà nước Cộng sản này vì thực tế bây giờ người dân mất lòng tin vào đảng Cộng sản rồi , người ta không tin vào  đảng Cộng sản nữa.”
Một người từ Bình Dương, blogger Nguyễn Thiện Nhân, thì cho rằng có thể xảy ra khả năng bùng nổ chiến tranh, còn về mặt kinh tế thì không thể có chấm dứt quan hệ giữa hai phía:
“Về kinh tế hiện nay quan hệ  mậu dịch giữa hai nước đạt con số rất cao, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên 40 tỷ đô la/một năm nên rất khó cho việc dừng giao dịch giữa hai nước. Tuy nhiên theo tôi khả năng xảy ra chiến tranh ở Biển Đông có thể xảy ra vì hai nước không có tiếng nói chung; nước nào cũng bảo chủ quyền là của mình; như vậy tất yếu sẽ xảy ra chiến tranh thôi.”

Hành động của họ

Hẳn nhiên khi có biến không chỉ quân đội và các lực lượng bán vũ trang được huy động để chiến đấu, mà những thành phần nam giới cũng được động viên tham gia.
Những điều mà các vị gọi là lãnh đạo Nhà nước nói hay, rất là hay; nhưng từ lời nói đến việc làm có một khoảng cách quá xa.
-Nguyễn Anh Dũng
Cựu chiến binh Nguyễn Anh Dũng thẳng thừng nói rõ lần này ông sẽ không cầm súng chiến đấu như trước đây nữa vì lúc đó ông bị lừa, và nay không thể chiến đấu để bảo vệ quyền lợi cho riêng Đảng:
“Tôi từng tham chiến ở miền nam, nhưng việc tham chiến đó không phải chúng tôi tự nguyện, mà vì chúng tôi bị lừa bịp: họ nói rằng chúng tôi đi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đánh cho Mỹ cút- đánh cho Ngụy nhào. Thời đó chúng tôi là những thanh niên nghe tuyên truyền một đàng, còn bây giờ chúng tôi tham chiến để làm gì?  Chúng tôi bảo vệ tổ quốc chứ không bảo vệ Nhà nước này.”
Blogger Nguyễn Thiện Nhân thì tham gia theo lệnh chung, nhưng anh thấy việc cầm súng hiện nay trong tương quan lực lượng với Trung Quốc là không hiệu quả:
“Tổng động viên thì tôi đi thôi; nhưng việc cầm súng đối với tôi là một người chưa được đào tạo chiến đấu, chưa qua đào tạo tác chiến trên biển, việc tôi cầm súng ra Hoàng Sa hay Trường Sa, tác động không lớn. Chiến tranh hiện nay đâu phải là sức người đâu!”

Đường hướng cần có

000_Hkg9950036-250.jpg
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) tiếp Ủy viên Quốc vụ viện TQ Dương Khiết Trì tại nhà khách chính phủ ở Hà Nội ngày 18 tháng 6 năm 2014. AFP PHOTO / POOL / LƯƠNG THÁI LINH.
Cựu chiến binh Nguyễn Anh Dũng nêu ra một thực tế là vừa qua, một số người dân đi biểu tình để chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam và đã bị cơ quan chức năng bắt bớ, trấn dẹp với lý do đã có Đảng và Nhà Nước lo; nên lần này họ cũng để cho Nhà Nước lo. Theo ông này Đảng và Nhà Nước nay không thể lo được nữa mà phải có thay đổi thì mới mong bảo vệ được chủ quyền đất nước. Ông phát biểu:
“Những điều mà các vị gọi là lãnh đạo Nhà nước nói hay, rất là hay; nhưng từ lời nói đến việc làm có một khoảng cách quá xa. Người ta vẫn nói một câu mà ông Nguyễn Văn Thiệu nói, theo tôi, rất đúng ‘ Chớ nghe Cộng sản nói, hãy xem Cộng sản làm’.”
Blogger Nguyễn Thiện Nhân thì nêu rõ trở ngại trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo và thoát khỏi sự lệ thuộc kinh tế quá lớn vào Trung Quốc lâu nay:
“Việt Nam hiện nay theo chủ nghĩa xã hội về mặt chính trị, chủ nghĩa này bế tắc về mặt lý luận và cả trên thực tiễn; tức chủ nghĩa không khả thi về mặt thực tế cho nên bộ máy chính trị Việt Nam phải nhân nhượng Trung Quốc để tồn tại trong một ý thức hệ chung, do đó Việt Nam sẽ nhường nhịn Trung Quốc; nhưng nhường nhịn trên những nguyên tắc, chứ không thể nhường nhịn chủ quyền cho họ.
Khó là khó trong tư tưởng của người lãnh đạo, vì quyền lợi của họ, vì lợi ích chính trị, vì tư tưởng giữ quyền lực nên họ không có sự quyết liệt trong việc thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Myanmar đã từng làm được, Myan mar từng bị ảnh hưởng nặng nề bởi Trung Quốc. Từ một nước nghèo như vậy mà người ta vẫn thoát khoải được ảnh hưởng của Trung Quốc, tại sao Việt Nam không làm được? Việt Nam có những điều kiện còn hơn Myanmar nữa; do vậy Việt Nam chỉ cần quyết tâm là làm được; vấn đề khó là ở chỗ tư tưởng của mấy ông lãnh đạo, còn nếu quyết tâm sẽ làm được thôi.
Tôi nghĩ sắp đến chính phủ cũng phải có những bước đi phù hợp để mà thoát khỏi bàn tay của Trung Quốc mà thôi!”
Blogger Trần Kinh Nghị có bài viết ‘Vài suy nghĩ nhân phát biểu của Tổng bí thư’, kết luận rằng “Muộn còn hơn không, xin chân thành khuyên Tổng bí thư cùng Bộ Chính trị hãy nhìn vấn đề một cách thực tế linh hoạt trên cơ sở cầu thị lắng nghe lòng dân và ý kiến của bạn bè quốc tế để kịp thời thay đổi chính mình may ra vẫn còn cơ hội để cứu nước.

No comments:

Post a Comment