Từ Tokyo, thông tín viên RFI Frédéric Charles tường trình :
« Thế giới biết rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của Châu Á ». Thủ tướng Ấn Độ, ông Narendra Modi đã tuyên bố như trên tại Tokyo, và ông nhấn mạnh, thế nhưng diện mạo và bản chất của thế kỷ này phụ thuộc vào việc Ấn Độ và Nhật Bản hợp tác với nhau. Thông điệp này hướng tới Trung Quốc. Chính vì thế, hai nước muốn thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, chiến lược song phương, với các cuộc tham khảo thường xuyên ở cấp Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng.
Hải quân Nhật Bản và Ấn Độ sẽ tiến hành các cuộc tập trận chung và hải quân Hoa Kỳ có thể cùng tham gia. Trong lĩnh vực hạt nhân dân sự, hai nước sẽ đẩy mạnh tiến độ các cuộc thảo luận, vốn bị gián đoạn từ sau thảm họa Fukushima, để có thể đạt được một thỏa thuận về năng lượng. Thế nhưng, trước tiên, Tokyo muốn có được bảo đảm là hợp tác hạt nhân giữa Nhật Bản-Ấn Độ không bị lợi dụng vì mục đích quân sự.
Trong vòng 5 năm tới, Nhật Bản sẽ tăng gấp đôi mức đầu tư trực tiếp tại Ấn Độ. Các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tham gia vào các dự án tàu cao tốc và lập các tổ hợp công nghiệp. Đồng thời, hai nước cũng đã quyết định hợp tác trong lĩnh vực sản xuất đất hiếm, nguyên liệu cần thiết cho các sản phẩm công nghệ cao. Điều này giúp Nhật Bản giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc ».
« Thế giới biết rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của Châu Á ». Thủ tướng Ấn Độ, ông Narendra Modi đã tuyên bố như trên tại Tokyo, và ông nhấn mạnh, thế nhưng diện mạo và bản chất của thế kỷ này phụ thuộc vào việc Ấn Độ và Nhật Bản hợp tác với nhau. Thông điệp này hướng tới Trung Quốc. Chính vì thế, hai nước muốn thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, chiến lược song phương, với các cuộc tham khảo thường xuyên ở cấp Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng.
Hải quân Nhật Bản và Ấn Độ sẽ tiến hành các cuộc tập trận chung và hải quân Hoa Kỳ có thể cùng tham gia. Trong lĩnh vực hạt nhân dân sự, hai nước sẽ đẩy mạnh tiến độ các cuộc thảo luận, vốn bị gián đoạn từ sau thảm họa Fukushima, để có thể đạt được một thỏa thuận về năng lượng. Thế nhưng, trước tiên, Tokyo muốn có được bảo đảm là hợp tác hạt nhân giữa Nhật Bản-Ấn Độ không bị lợi dụng vì mục đích quân sự.
Trong vòng 5 năm tới, Nhật Bản sẽ tăng gấp đôi mức đầu tư trực tiếp tại Ấn Độ. Các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tham gia vào các dự án tàu cao tốc và lập các tổ hợp công nghiệp. Đồng thời, hai nước cũng đã quyết định hợp tác trong lĩnh vực sản xuất đất hiếm, nguyên liệu cần thiết cho các sản phẩm công nghệ cao. Điều này giúp Nhật Bản giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc ».
No comments:
Post a Comment