Đó là những bức ảnh do chính những người được tờ báo cho là « thắng cuộc », những nhà nhiếp ảnh « phía Bắc » thực hiện trong suốt cuộc chiến. Tờ báo cho hay đề tài chiến tranh Việt Nam thường xuyên xuất hiện trong triển lãm ảnh Perpignan với những tấm ảnh phóng sự do các nhiếp ảnh kỳ cựu thực hiện như Larry Burrows, Gilles Caron hay Nick Út Công Huỳnh (với bức ảnh nổi tiếng bé gái bị bỏng do bom nepalm).
Trái với những hình ảnh quá quen thuộc như cảnh chết chóc, khóc than của thường dân hay nỗi tuyệt vọng của các binh sĩ Mỹ những chùm ảnh giới thiệu lần này mang đến nhiều kinh ngạc cho người xem: Đó là hình ảnh người phụ nữ trên tuyến đầu của những trận đánh, những dân quân du kích trang bị vũ khí thô sơ với nụ cười rạng rỡ trên từng khuôn mặt.
Ông Patrick Chauvel, người khởi xướng và hỗ trợ cho đợt triển lãm ảnh lần này cho biết bên cạnh những phóng viên ảnh kỳ cựu, còn có sự tham gia của bốn nhà nhiếp ảnh « phía Bắc », những người mà ông đánh giá là « tuyệt vời ». Đối với Le Monde, sự ngạc nhiên đến từ vị thế của các nhiếp ảnh gia « phía Bắc ». Nếu như khi đối mặt với thảm họa, mục tiêu của các phóng viên ảnh độc lập lên án chiến tranh, thì đối với các nhiếp ảnh gia Bắc Việt Nam, vai trò chính của họ tuyên truyền hơn là phóng viên ảnh. Bởi vì, « họ ở đó là để vực dậy tinh thần dân tộc, chỉ cho mọi người thấy sự chiến thắng » theo như giải thích của ông Chauvel.
Theo lời thuật của những nhà nhiếp ảnh « phía Bắc » với ông Chauvel điều kiện làm việc của họ nơi chiến trường rất cực kỳ khó khăn : chỉ được trang bị một máy ảnh thô sơ hiệu Zenith, họ phải băng rừng sâu nhiều ngày để mang phim về. Đôi khi họ phải « cho phóng ảnh » trong đêm khuya dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh và để ảnh vào trong một cái hộp kèm theo lời di chúc trong trường hợp bị hy sinh. Và cũng như các đồng nghiệp phương Tây, thậm chí còn nhiều hơn nữa, những con người đó phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Theo ước tính, khoảng 450 phóng viên Việt Nam bỏ mạng trong giai đoạn 1947-1975.
Cuối cùng, ông Patrick Chauvel còn lấy làm tiếc không xem được nhiều tấm ảnh độc đáo hơn do bị kiểm duyệt hay bị hủy. Chính vì vậy ông đã quyết định thực hiện dự án của mình mà không cần sự đồng ý chính thức của chính quyền do e sợ bị cản trở.
Dân chủ cho Hồng Kông : Bắc Kinh phản bội lời hứa
Phần trang thế giới các báo Pháp hôm nay bàn nhiều về việc Bắc Kinh áp đặt điều kiện cho cuộc bầu lãnh đạo hành pháp tại Hồng Kông vào năm 2017. Đối với bài xã luận trên báo Le Monde, « Bắc Kinh nuốt lời hứa với Hồng Kông ».
Bài viết cho rằng văn bản công bố hôm chủ nhật 31/08/2014 vừa qua là một hành động phủ nhận tinh thần 1997, thỏa thuận ký kết giữa Margaret Thatcher và Đặng Tiểu Bình, dựa trên nguyên tắc « một quốc gia, hai chế độ ». Bài viết lấy làm tiếc rằng Hồng Kông đáng lý ra đã có thể trở thành một ví dụ, một mô hình cho sự tự do hóa từ từ cho Hoa Lục. Thế nhưng Bắc Kinh phản đối điều đó. Người dân Hồng Kông bị ép buộc hoặc vắng mặt hoặc phải chấp nhận bỏ phiếu cho một « tên bù nhìn » thân Bắc Kinh trong cuộc bầu lãnh đạo hành pháp sắp tới năm 2017.
Cùng quan điểm với Le Monde, nhật báo công giáo La Croix với bài viết đề tựa « Một thời kỳ bất tuân dân sự đang mở ra tại Hồng Kông » còn nhận thấy là kể từ khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc vào 01/07/1997, mối quan hệ giữa cựu thuộc địa Anh quốc và Hoa Lục không ngừng xuống cấp. Sau 17 năm về với Trung Quốc, niềm tin tối thiểu giữa đôi bên đã bị xói mòn.
Người dân Hồng Kông có cảm giác Bắc Kinh không giữ lời hứa tôn trọng quyền tự trị cho đặc khu hành chính này và ngày càng có hành động « can thiệp không thể chấp nhận được » trong đời sống riêng tư cũng như là trong hệ thống chính trị. Một nhận định cũng được Le Figaro đồng chia sẻ trong bài viết mang tựa « Tại Hồng Kông, một làn gió nổi dậy chống lại sức ép của Bắc Kinh ».
Phía Bắc Kinh thì cho là Hồng Kông tuy không có được « quyền tự trị hoàn toàn » nhưng rõ ràng có « quá nhiều quyền ». Chính quyền trung ương cáo buộc phe đối lập đã không hiểu rõ nguyên tắc « một quốc gia, hai hệ thống » và lên án họ đang bị các « thế lực ngoại bang » thao túng.
Về điểm này, Libération cho rằng công thức « một quốc gia, hai hệ thống » giờ đang lộ rõ điểm yếu. Hồng Kông là chốn duy nhất của Trung Quốc mà người dân được hưởng quyền tự do ngôn luận và biểu tình. Những quyền tự do đó được đảm bảo trong thỏa thuận về trao trả lãnh thổ Anh-Trung ký kết vào năm 1984.
Thế nhưng, Liberation nhắc lại rằng thỏa thuận này được Bắc Kinh ký trong một thế yếu. Ba thập niên sau, Trung Quốc giờ cảm thấy đủ tự tin về sức mạnh của mình, thỏa thuận lịch sử đó có thể đã chạm tới giới hạn của nó. Nếu như vậy, thì rõ ràng « Bắc Kinh đang dội gáo nước lạnh lên khát vọng tự do của Hồng Kông », theo như tựa đề bài viết.
Chấn chỉnh nợ công, Bắc Kinh thị uy lên các địa phương
Cũng liên quan đến Trung Quốc nhưng trên lãnh vực tài chính, tờ Le Figaro cho biết « Bắc Kinh cho chấn chỉnh lại nền tài chính các địa phương ». Một đạo luật mới vừa được thông qua cho phép các địa phương phát hành trái phiếu.
Le Figaro cho biết nợ công các địa phương ngày càng chồng chất, và đã đạt đến mức đáng lo khiến chính quyền trung ương bất an và đang ra sức chẩn chỉnh. Theo đó, kể từ tháng Giêng năm 2015, các tỉnh sẽ được phép phát hành trái phiếu nhưng phải tuân theo các điều khoản nghiêm ngặt.
Luật hiện hành không cho phép các địa phương vay tư nhân, nhưng trong thực tế hầu như ngược lại. Để đầu tư và phát triển, các tỉnh thường phải dựa vào những khoản vay không rõ ràng từ các doanh nghiệp hay các định chế tài chính. Và kiểu áp dụng này thường làm phát sinh nhiều vấn đề như xây dựng nhiều dự án tốn kém thiếu hiệu quả và nhất là nạn hối lộ.
Vào lúc mà tăng trưởng kinh tể Trung Quốc đang có dấu hiệu chậm lại, mức nợ công địa phương tăng vọt rõ ràng đang làm « lạnh xương sống » các nhà lãnh đạo tại Bắc Kinh. Theo nhận xét của một vị chuyên gia trong nước, « Nợ công địa phương đang là một mối họa dài hạn cho nền kinh tế Trung Quốc. Mục tiêu là cố gắng buộc các địa phương tập trung đầu tư vào các dự án có ích cho người dân ».
Vào lúc chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình đang làm run sợ các vị « tiểu hoàng đế » địa phương, đạo luật mới này là một tín hiệu mới cho thấy Bắc Kinh đang thâu tóm quyền lực. Vấn đề còn lại phải xem đạo luật này có được áp dụng hay không, Le Figaro kết luận.
Thất bại của nền ngoại giao "nữ cổ vũ viên" Bắc Triều Tiên
Le Monde tiếp tục đưa độc giả đến với xứ sở khép kín nhất hành tinh Bắc Triều Tiên. Ai cũng biết là Bình Nhưỡng đề nghị gởi một đoàn nữ cổ vũ viên đến Seoul nhân Thế vận hội Châu Á, sắp diễn ra vào ngày 19/09. Sau một thời gian thương lượng, phía Hàn Quốc đã từ chối vì nghi ngờ đó là những gián điệp. Le Monde chạy tựa « Thất bại của kiểu ngoại giao ‘nữ cổ vũ viên’ Bắc Triều Tiên ».
Son Kwang-ho, phó chủ tịch Ủy ban Thế vận hội Bắc Triều Tiên lấy làm tiếc rằng « Các cuộc thương lượng đã thất bại, do phía Hàn Quốc xem các nữ cổ vũ viên của chúng tôi là ‘một phái đoàn nữ gián điệp chống Hàn Quốc’ ». Cũng theo ông Son, Seoul nghi ngờ « tầm quan trọng của phái đoàn, kích cỡ của quốc kỳ và các chi phí » cần thiết cho chuyến đi.
Trong khi đó, phía Hàn Quốc lại cho rằng chính Bình Nhưỡng tự ý ngưng các cuộc thương lượng. Bởi vì, khác với những lần trước, đợt này Hàn Quốc buộc quốc gia anh em phía Bắc phải tự trang trải chi phí theo như quy định của Hội đồng Thế vận hội Châu Á. Nghĩa là Bình Nhưỡng phải tự chịu trách nhiệm các khoản chi phí cho các vận động viên và cả các nữ cổ vũ viên.
Hôm thứ Bảy 30/08 vừa qua, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA phát lời chỉ trích của Ủy ban Thế vận hội cho rằng chính phủ Nam Hàn đã « đi ngược lại ý tưởng của Thế Vận hội vì những mục tiêu chính trị thảm hại và nhằm đối đầu với người đồng hương của mình ».
Le Monde cho biết cũng trong ngày hôm đó, Ủy ban Hợp nhất hòa bình của Bắc Triều Tiên đã chỉ trích cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn vừa chấm dứt. Bình Nhưỡng xem chúng như là những đợt thao dợt xâm nhập lãnh thổ Bắc Triều Tiên.
Chiến sự tại Ukraina : Nga tiếp tục khiêu khích phương Tây
Đề tài chiến sự tại Ukraina tiếp tục làm hao tốn giấy mực trên báo Pháp. Nhật báo La Croix chạy tít lớn trên trang nhất : « Putin tiến các quân cờ tại Ukraina ».
Bài xã luận của La Croix nhận định : « Ông chủ điện Kremly giờ không việc gì phải giấu diếm nữa : Nga hỗ trợ vũ khí cho phe nổi dậy ở đông Ukraina là quá hiển nhiên. Ông Putin yêu cầu thành lập một « nhà nước » cho các vùng lãnh thổ do phe nổi dậy kiểm soát. Một thông điệp gởi đến cho những ai vẫn còn nghi ngờ về điều này : nước Nga sẽ không chỉ dừng ở việc sáp nhập Crimée như là một ‘sự bù đắp’ cho việc mất quyền kiểm soát lên Ukraina ».
Về điềm này, Le Monde trong bài viết tựa đề « NATO và Liên Hiệp Châu Âu đối mặt với hành động leo thang của Putin », cũng có cùng quan điểm, khi trích nhận định của viên chức ngoại giao Châu Âu, mục đích của Putin là rất rõ ràng : « Duy trì bất ổn sao cho Ukraina nằm sâu dưới đáy vực càng lâu càng tốt, nhằm có thể đạt được đến mức tối đa các nhượng bộ từ Kiev ».
Giờ đứng trước các hành động khiêu khích từ Matxcơva, trận chiến đang xoay quanh trên vùng miền mang tính biểu tượng và các trừng phạt kinh tế. Thế nhưng La Croix cho rằng tốt hơn hết là nên tập trung đánh vào lĩnh vực kinh tế hơn là leo thang quân sự. Tuy nhiên, theo Le Monde, các nhà lãnh đạo Châu Âu vẫn tỏ ra chia rẽ về các lệnh trừng phạt mới chống lại Nga. Châu Âu quan ngại hệ quả của các lệnh trừng phạt đó lên nền kinh tế uể oải của mình, và nhất là đòn trả đũa của Nga lên việc cung cấp khí đốt trong khi mùa đông sắp đến gần.
Như vậy, trước sức ép của Nga và thái độ chần chừ của Châu Âu, « Trong cảnh thoái lui tán loạn, Kiev điều chỉnh lại quân ngũ của mình để hạn chế thiệt hại » như tựa đề nhận định trên Libération. Nghĩa là, Ukraina không còn giải pháp nào khác ngoài việc tổ chức lại hệ thống phòng thủ theo khả năng của mình.
Trái với những hình ảnh quá quen thuộc như cảnh chết chóc, khóc than của thường dân hay nỗi tuyệt vọng của các binh sĩ Mỹ những chùm ảnh giới thiệu lần này mang đến nhiều kinh ngạc cho người xem: Đó là hình ảnh người phụ nữ trên tuyến đầu của những trận đánh, những dân quân du kích trang bị vũ khí thô sơ với nụ cười rạng rỡ trên từng khuôn mặt.
Ông Patrick Chauvel, người khởi xướng và hỗ trợ cho đợt triển lãm ảnh lần này cho biết bên cạnh những phóng viên ảnh kỳ cựu, còn có sự tham gia của bốn nhà nhiếp ảnh « phía Bắc », những người mà ông đánh giá là « tuyệt vời ». Đối với Le Monde, sự ngạc nhiên đến từ vị thế của các nhiếp ảnh gia « phía Bắc ». Nếu như khi đối mặt với thảm họa, mục tiêu của các phóng viên ảnh độc lập lên án chiến tranh, thì đối với các nhiếp ảnh gia Bắc Việt Nam, vai trò chính của họ tuyên truyền hơn là phóng viên ảnh. Bởi vì, « họ ở đó là để vực dậy tinh thần dân tộc, chỉ cho mọi người thấy sự chiến thắng » theo như giải thích của ông Chauvel.
Theo lời thuật của những nhà nhiếp ảnh « phía Bắc » với ông Chauvel điều kiện làm việc của họ nơi chiến trường rất cực kỳ khó khăn : chỉ được trang bị một máy ảnh thô sơ hiệu Zenith, họ phải băng rừng sâu nhiều ngày để mang phim về. Đôi khi họ phải « cho phóng ảnh » trong đêm khuya dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh và để ảnh vào trong một cái hộp kèm theo lời di chúc trong trường hợp bị hy sinh. Và cũng như các đồng nghiệp phương Tây, thậm chí còn nhiều hơn nữa, những con người đó phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Theo ước tính, khoảng 450 phóng viên Việt Nam bỏ mạng trong giai đoạn 1947-1975.
Cuối cùng, ông Patrick Chauvel còn lấy làm tiếc không xem được nhiều tấm ảnh độc đáo hơn do bị kiểm duyệt hay bị hủy. Chính vì vậy ông đã quyết định thực hiện dự án của mình mà không cần sự đồng ý chính thức của chính quyền do e sợ bị cản trở.
Dân chủ cho Hồng Kông : Bắc Kinh phản bội lời hứa
Phần trang thế giới các báo Pháp hôm nay bàn nhiều về việc Bắc Kinh áp đặt điều kiện cho cuộc bầu lãnh đạo hành pháp tại Hồng Kông vào năm 2017. Đối với bài xã luận trên báo Le Monde, « Bắc Kinh nuốt lời hứa với Hồng Kông ».
Bài viết cho rằng văn bản công bố hôm chủ nhật 31/08/2014 vừa qua là một hành động phủ nhận tinh thần 1997, thỏa thuận ký kết giữa Margaret Thatcher và Đặng Tiểu Bình, dựa trên nguyên tắc « một quốc gia, hai chế độ ». Bài viết lấy làm tiếc rằng Hồng Kông đáng lý ra đã có thể trở thành một ví dụ, một mô hình cho sự tự do hóa từ từ cho Hoa Lục. Thế nhưng Bắc Kinh phản đối điều đó. Người dân Hồng Kông bị ép buộc hoặc vắng mặt hoặc phải chấp nhận bỏ phiếu cho một « tên bù nhìn » thân Bắc Kinh trong cuộc bầu lãnh đạo hành pháp sắp tới năm 2017.
Cùng quan điểm với Le Monde, nhật báo công giáo La Croix với bài viết đề tựa « Một thời kỳ bất tuân dân sự đang mở ra tại Hồng Kông » còn nhận thấy là kể từ khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc vào 01/07/1997, mối quan hệ giữa cựu thuộc địa Anh quốc và Hoa Lục không ngừng xuống cấp. Sau 17 năm về với Trung Quốc, niềm tin tối thiểu giữa đôi bên đã bị xói mòn.
Người dân Hồng Kông có cảm giác Bắc Kinh không giữ lời hứa tôn trọng quyền tự trị cho đặc khu hành chính này và ngày càng có hành động « can thiệp không thể chấp nhận được » trong đời sống riêng tư cũng như là trong hệ thống chính trị. Một nhận định cũng được Le Figaro đồng chia sẻ trong bài viết mang tựa « Tại Hồng Kông, một làn gió nổi dậy chống lại sức ép của Bắc Kinh ».
Phía Bắc Kinh thì cho là Hồng Kông tuy không có được « quyền tự trị hoàn toàn » nhưng rõ ràng có « quá nhiều quyền ». Chính quyền trung ương cáo buộc phe đối lập đã không hiểu rõ nguyên tắc « một quốc gia, hai hệ thống » và lên án họ đang bị các « thế lực ngoại bang » thao túng.
Về điểm này, Libération cho rằng công thức « một quốc gia, hai hệ thống » giờ đang lộ rõ điểm yếu. Hồng Kông là chốn duy nhất của Trung Quốc mà người dân được hưởng quyền tự do ngôn luận và biểu tình. Những quyền tự do đó được đảm bảo trong thỏa thuận về trao trả lãnh thổ Anh-Trung ký kết vào năm 1984.
Thế nhưng, Liberation nhắc lại rằng thỏa thuận này được Bắc Kinh ký trong một thế yếu. Ba thập niên sau, Trung Quốc giờ cảm thấy đủ tự tin về sức mạnh của mình, thỏa thuận lịch sử đó có thể đã chạm tới giới hạn của nó. Nếu như vậy, thì rõ ràng « Bắc Kinh đang dội gáo nước lạnh lên khát vọng tự do của Hồng Kông », theo như tựa đề bài viết.
Chấn chỉnh nợ công, Bắc Kinh thị uy lên các địa phương
Cũng liên quan đến Trung Quốc nhưng trên lãnh vực tài chính, tờ Le Figaro cho biết « Bắc Kinh cho chấn chỉnh lại nền tài chính các địa phương ». Một đạo luật mới vừa được thông qua cho phép các địa phương phát hành trái phiếu.
Le Figaro cho biết nợ công các địa phương ngày càng chồng chất, và đã đạt đến mức đáng lo khiến chính quyền trung ương bất an và đang ra sức chẩn chỉnh. Theo đó, kể từ tháng Giêng năm 2015, các tỉnh sẽ được phép phát hành trái phiếu nhưng phải tuân theo các điều khoản nghiêm ngặt.
Luật hiện hành không cho phép các địa phương vay tư nhân, nhưng trong thực tế hầu như ngược lại. Để đầu tư và phát triển, các tỉnh thường phải dựa vào những khoản vay không rõ ràng từ các doanh nghiệp hay các định chế tài chính. Và kiểu áp dụng này thường làm phát sinh nhiều vấn đề như xây dựng nhiều dự án tốn kém thiếu hiệu quả và nhất là nạn hối lộ.
Vào lúc mà tăng trưởng kinh tể Trung Quốc đang có dấu hiệu chậm lại, mức nợ công địa phương tăng vọt rõ ràng đang làm « lạnh xương sống » các nhà lãnh đạo tại Bắc Kinh. Theo nhận xét của một vị chuyên gia trong nước, « Nợ công địa phương đang là một mối họa dài hạn cho nền kinh tế Trung Quốc. Mục tiêu là cố gắng buộc các địa phương tập trung đầu tư vào các dự án có ích cho người dân ».
Vào lúc chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình đang làm run sợ các vị « tiểu hoàng đế » địa phương, đạo luật mới này là một tín hiệu mới cho thấy Bắc Kinh đang thâu tóm quyền lực. Vấn đề còn lại phải xem đạo luật này có được áp dụng hay không, Le Figaro kết luận.
Thất bại của nền ngoại giao "nữ cổ vũ viên" Bắc Triều Tiên
Le Monde tiếp tục đưa độc giả đến với xứ sở khép kín nhất hành tinh Bắc Triều Tiên. Ai cũng biết là Bình Nhưỡng đề nghị gởi một đoàn nữ cổ vũ viên đến Seoul nhân Thế vận hội Châu Á, sắp diễn ra vào ngày 19/09. Sau một thời gian thương lượng, phía Hàn Quốc đã từ chối vì nghi ngờ đó là những gián điệp. Le Monde chạy tựa « Thất bại của kiểu ngoại giao ‘nữ cổ vũ viên’ Bắc Triều Tiên ».
Son Kwang-ho, phó chủ tịch Ủy ban Thế vận hội Bắc Triều Tiên lấy làm tiếc rằng « Các cuộc thương lượng đã thất bại, do phía Hàn Quốc xem các nữ cổ vũ viên của chúng tôi là ‘một phái đoàn nữ gián điệp chống Hàn Quốc’ ». Cũng theo ông Son, Seoul nghi ngờ « tầm quan trọng của phái đoàn, kích cỡ của quốc kỳ và các chi phí » cần thiết cho chuyến đi.
Trong khi đó, phía Hàn Quốc lại cho rằng chính Bình Nhưỡng tự ý ngưng các cuộc thương lượng. Bởi vì, khác với những lần trước, đợt này Hàn Quốc buộc quốc gia anh em phía Bắc phải tự trang trải chi phí theo như quy định của Hội đồng Thế vận hội Châu Á. Nghĩa là Bình Nhưỡng phải tự chịu trách nhiệm các khoản chi phí cho các vận động viên và cả các nữ cổ vũ viên.
Hôm thứ Bảy 30/08 vừa qua, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA phát lời chỉ trích của Ủy ban Thế vận hội cho rằng chính phủ Nam Hàn đã « đi ngược lại ý tưởng của Thế Vận hội vì những mục tiêu chính trị thảm hại và nhằm đối đầu với người đồng hương của mình ».
Le Monde cho biết cũng trong ngày hôm đó, Ủy ban Hợp nhất hòa bình của Bắc Triều Tiên đã chỉ trích cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn vừa chấm dứt. Bình Nhưỡng xem chúng như là những đợt thao dợt xâm nhập lãnh thổ Bắc Triều Tiên.
Chiến sự tại Ukraina : Nga tiếp tục khiêu khích phương Tây
Đề tài chiến sự tại Ukraina tiếp tục làm hao tốn giấy mực trên báo Pháp. Nhật báo La Croix chạy tít lớn trên trang nhất : « Putin tiến các quân cờ tại Ukraina ».
Bài xã luận của La Croix nhận định : « Ông chủ điện Kremly giờ không việc gì phải giấu diếm nữa : Nga hỗ trợ vũ khí cho phe nổi dậy ở đông Ukraina là quá hiển nhiên. Ông Putin yêu cầu thành lập một « nhà nước » cho các vùng lãnh thổ do phe nổi dậy kiểm soát. Một thông điệp gởi đến cho những ai vẫn còn nghi ngờ về điều này : nước Nga sẽ không chỉ dừng ở việc sáp nhập Crimée như là một ‘sự bù đắp’ cho việc mất quyền kiểm soát lên Ukraina ».
Về điềm này, Le Monde trong bài viết tựa đề « NATO và Liên Hiệp Châu Âu đối mặt với hành động leo thang của Putin », cũng có cùng quan điểm, khi trích nhận định của viên chức ngoại giao Châu Âu, mục đích của Putin là rất rõ ràng : « Duy trì bất ổn sao cho Ukraina nằm sâu dưới đáy vực càng lâu càng tốt, nhằm có thể đạt được đến mức tối đa các nhượng bộ từ Kiev ».
Giờ đứng trước các hành động khiêu khích từ Matxcơva, trận chiến đang xoay quanh trên vùng miền mang tính biểu tượng và các trừng phạt kinh tế. Thế nhưng La Croix cho rằng tốt hơn hết là nên tập trung đánh vào lĩnh vực kinh tế hơn là leo thang quân sự. Tuy nhiên, theo Le Monde, các nhà lãnh đạo Châu Âu vẫn tỏ ra chia rẽ về các lệnh trừng phạt mới chống lại Nga. Châu Âu quan ngại hệ quả của các lệnh trừng phạt đó lên nền kinh tế uể oải của mình, và nhất là đòn trả đũa của Nga lên việc cung cấp khí đốt trong khi mùa đông sắp đến gần.
Như vậy, trước sức ép của Nga và thái độ chần chừ của Châu Âu, « Trong cảnh thoái lui tán loạn, Kiev điều chỉnh lại quân ngũ của mình để hạn chế thiệt hại » như tựa đề nhận định trên Libération. Nghĩa là, Ukraina không còn giải pháp nào khác ngoài việc tổ chức lại hệ thống phòng thủ theo khả năng của mình.
No comments:
Post a Comment