Thursday, November 13, 2014

Mỹ: VN muốn được quyền lợi không đơn giản chỉ thả tù nhân lương tâm

Mỹ: VN muốn được quyền lợi không đơn giản chỉ thả tù nhân lương tâm

Trà Mi phỏng vấn Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ-Nhân quyền-Lao động Tom Malinowski.
Trà Mi phỏng vấn Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ-Nhân quyền-Lao động Tom Malinowski.
Một quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ vừa hoàn tất chuyến công du Việt Nam tuyên bố Hà Nội không thể gặt hái các quyền lợi quan trọng từ mối quan hệ với Washington đơn giản bằng cách phóng thích tù nhân lương tâm.
Chuyến thăm của Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ-Nhân quyền-Lao động Tom Malinowski vào hạ tuần tháng 10 diễn ra ngay sau khi Hà Nội trục xuất tù nhân bất đồng chính kiến Điếu Cày sang Mỹ giữa lúc Washington dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam và đôi bên đang nỗ lực hoàn tất Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP.
Trong cuộc phỏng vấn đặc biệt dành cho Trà Mi VOA Việt ngữ khi về lại Hoa Kỳ, ông Malinowski khẳng định dù Hoa Kỳ sẽ tiếp tục yêu cầu Việt Nam phóng thích tù nhân lương tâm, nhưng kế sách của Hà Nội thả vài người đổi chác quyền lợi khi cần thiết rồi lại bắt thêm nhiều người khác sẽ không lấy điểm được với Washington cũng như không mang lại TPP cho Việt Nam. Ông Malinowski nhấn mạnh mức độ phát triển của mối quan hệ Việt-Mỹ hoàn toàn tùy thuộc vào tốc độ cải cách nhân quyền, cải tổ luật lệ của Việt Nam.
VOA: Xin ông vui lòng tóm tắt thành quả chuyến thăm Việt Nam vừa qua?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi ở Việt Nam trong 5 ngày, gặp gỡ nhiều quan chức trong Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Công an, các giới chức trong đảng cộng sản, và đại diện các tổ chức xã hội dân sự, các nhà hoạt động, và những tù nhân lương tâm vừa được phóng thích. Thành quả chính của chuyến đi là tôi đã chuyển tải tới nhà nước Việt Nam thông điệp rất rõ ràng của chính phủ Mỹ rằng chúng tôi muốn bang giao Việt-Mỹ tốt đẹp hơn, một mối quan hệ sâu rộng-vững chắc như những mối quan hệ mà Hoa Kỳ đang có với các nước bạn thân thiết nhất trên khắp thế giới. Tuy nhiên, để được như vậy, Việt Nam nhất thiết phải có tiến bộ về nhân quyền. Tôi đã có dịp trao đổi với quan chức Việt Nam về những điều chúng tôi mong nhìn thấy họ thực hiện trong thời gian sắp tới.  
VOA: Phản hồi của phía Việt Nam như thế nào, thưa ông?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Chúng tôi đã có những cuộc trao đổi tốt đẹp. Phía Việt Nam cũng muốn biết quan điểm và trông đợi của phía Mỹ. Chính phủ Việt Nam hết sức mong muốn xây dựng một mối quan hệ an ninh-kinh tế gần gũi hơn với Hoa Kỳ. Chúng tôi cũng mong như vậy, nhưng chúng tôi không muốn tiến tới quá nhanh để rồi bị ngã lui. Để có được mối quan hệ bền vững với thời gian, hơn là một mối quan hệ đổi chác, cần đảm bảo rằng đôi bên có một nền tảng những giá trị chung, cùng tin tưởng, hướng tới một điều chung chứ không phải là đối nghịch với nhau trong cùng một điều.
VOA: Còn những quan tâm cụ thể nào khác mà ông đã nêu ra với chính phủ Việt Nam và Hà Nội hồi đáp thế nào?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi đã nêu một số vấn đề cụ thể. Chúng tôi đề cập đến vấn đề tù nhân chính trị. Chúng tôi bày tỏ mong muốn được thấy Việt Nam trả tự do cho những người bị cầm tù vì thể hiện quan điểm chính trị hay niềm tin tôn giáo một cách ôn hòa. Tuy nhiên, quan trọng hơn, tôi đã nhấn mạnh với Hà Nội rằng hành động phóng thích thôi là chưa đủ nếu như họ vẫn tiếp tục bắt giam công dân như vậy. Cho nên, điều quan trọng nhất mà Hoa Kỳ muốn nhìn thấy là tiến bộ trong việc cải cách luật lệ, đặc biệt là các điều luật về an ninh quốc gia trong Bộ luật Hình sự được Việt Nam dùng để sách nhiễu, bắt giam, và cầm tù công dân chỉ vì những hoạt động ôn hòa. Chính phủ Hà Nội nói họ thật sự muốn làm cho khung pháp lý của Việt Nam, kể cả Bộ luật Hình sự, phù hợp với chính bản Hiến pháp vừa thông qua năm 2013 và tương xứng với các chuẩn mực quốc tế. Chúng tôi đã thảo luận về việc này và đang chờ xem mọi chuyện sắp tới sẽ như thế nào.
VOA: Hà Nội có cho biết lịch trình cụ thể của kế hoạch đó như thế nào không, thưa ông?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Họ nói họ dự kiến các cải cách sửa đổi về Bộ luật Hình sự sẽ được đệ trình lên Quốc hội vào đầu năm tới và rằng việc này không thể diễn ra nhanh chóng. Tôi nói với họ rằng dĩ nhiên phải đề ra đường hướng cho các cải cách này theo lịch trình và tiến độ, nhưng triển vọng thắt chặt hơn mối quan hệ đối tác Việt-Mỹ tùy thuộc vào thành công trong nỗ lực đó. Tốc độ cải cách của Việt Nam nhanh tới mức nào thì quan hệ Việt-Mỹ sẽ tiến nhanh tới mức đó.
VOA: Ông nói Mỹ không muốn một mối quan hệ đổi chác với Việt Nam. Theo ông, Hoa Kỳ cần phải làm gì để chấm dứt những gì không mong muốn, mở ra một mối quan hệ như mong muốn?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Chúng tôi đã làm một số bước. Chúng tôi đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam để cung cấp một số lượng giới hạn các thiết bị phục vụ công tác bảo vệ duyên hải. Điều này chứng tỏ với nhà nước Việt Nam rằng Mỹ sẵn sàng thực hiện các bước tiến tới nghiêm túc, nhưng cùng lúc, chúng tôi tỏ rõ với họ rằng việc hủy bỏ hoàn toàn lệnh cấm này tùy thuộc vào các tiến bộ hơn nữa về nhân quyền của Việt Nam. Chúng tôi cũng thảo luận về khả năng Việt Nam trở thành một thành viên của Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP, vốn cũng là bước quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt-Mỹ chặt chẽ hơn, nhưng Hà Nội có vào được TPP hay không tùy thuộc mức độ họ gia tăng tôn trọng quyền của người lao động, cụ thể là cải cách để cho phép công nhân được quyền tự do lập hội, mở công đoàn độc lập. Tóm lại, có nhiều khả năng để hai nước Việt-Mỹ xích lại gần nhau hơn, nhưng cũng có nhiều trông đợi đối với những điều Việt Nam cần phải thực hiện để mở ra các cơ hội ấy.
VOA: Như ông nói, để Việt-Mỹ tiến xa hơn mối quan hệ đổi chác, Hà Nội phải thực hiện một số cải cách pháp lý. Có ý kiến cho rằng muốn điều đó xảy ra, Mỹ thay vì đòi hỏi Việt Nam phóng thích các trường hợp tù nhân lương tâm cụ thể, hãy yêu cầu Việt Nam cải cách luật lệ để được quyền lợi. Nếu không, dường như Mỹ đang tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội tiếp tục chiến thuật ‘đổi tù nhân lương tâm lấy quyền lợi.’ Ý kiến của ông ra sao?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi sẽ không ngừng yêu cầu phóng thích những người bị bắt giam một cách bất công. Tôi vui mừng mỗi khi có một người được tự do vì đáng lý ra họ không phải bị tù tội. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm như thế. Nhưng chúng tôi cũng chỉ rõ rằng việc này không tương đương với cải cách. Để hiện thực hóa quá trình cải cách ở Việt Nam, chúng tôi cần phải nhìn thấy những sửa đổi trong cấu trúc luật pháp. Và đó cũng là điều mà nhà nước Việt Nam đã cam kết với chính nhân dân của họ. Cho nên, đây không phải là một yêu cầu của Mỹ, không phải một đòi hỏi đến từ bên ngoài mà là điều mà người dân Việt Nam cần chính phủ của họ thực hiện như đã hứa. Chúng tôi chỉ biết chờ xem và theo dõi quá trình đó. Nếu quá trình đó diễn ra, nó sẽ mở ra nhiều cơ hội.
VOA: Phát biểu ở Hà Nội, ông nói nếu Việt Nam nghĩ rằng họ có thể dùng tù nhân chính trị như những con bài mặc cả với Mỹ thì sẽ không hiệu quả. Tuy nhiên, những gì đang diễn ra trên thực tế cho thấy chiến thuật này có kết quả, nếu không, đã không có những cuộc phóng thích không bao lâu, trước hoặc sau khi, Việt Nam gia nhập WTO, TPP, hay được Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí. Ông có suy nghĩ thế nào?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Có thể họ cho rằng các cuộc phóng thích này mang lại những kết quả đó, nhưng xin nhớ là những gì Việt Nam chung cuộc muốn gặt hái trong mối quan hệ với Hoa Kỳ sẽ không thể có được đơn giản bằng cách phóng thích tù nhân lương tâm, nhất là trong khi họ vẫn tiếp tục bắt giữ những người khác. Đó là điểm chúng tôi nhấn mạnh. Chẳng hạn như, dĩ nhiên chúng tôi vui mừng khi thấy một blogger như Điếu Cày được thả, nhưng cùng lúc đó lại thấy xuất hiện các cáo buộc đối với blogger Anh Ba Sàm. Đây cũng là một trường hợp mà tôi đã nêu ra trong chuyến công du Việt Nam vừa rồi. Nếu việc này cứ tiếp diễn, Hà Nội cứ thả vài người rồi bắt thêm vài người khác, họ sẽ không lấy điểm được với Hoa Kỳ và việc này dĩ nhiên sẽ không mang lại cho họ TPP. TPP là các cuộc thương lượng mà qua đó Việt Nam được hưởng nhiều quyền lợi rất quan trọng nhưng cũng bắt buộc phải thực hiện những bước đáng kể như cải cách pháp lý về quyền tự do lập hội. Và Việt Nam hiểu rất rõ điều này.   
VOA: Ngoài những lời tuyên bố của Hà Nội, có dấu hiệu nào cho thấy Việt Nam sẽ bỏ chính sách hình sự hóa các hoạt động ôn hòa của công dân trong tương lai gần hay chăng? Ông có nhìn thấy tiến bộ nào trong các nỗ lực tiến tới việc này không?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Cho tới nay chưa đủ tiến bộ. Chúng tôi nghe những cam kết từ chính phủ. Chúng tôi thấy trong năm nay số người bị bắt vì các điều luật về an ninh quốc gia có lẽ ít hơn, nhưng chưa xuống tới mức 0. Vẫn còn xảy ra các vụ sách nhiễu những người chỉ thực hành các quyền căn bản của công dân được quốc tế công nhận. Mọi việc còn chưa đủ, nhưng tôi nghĩ vẫn còn cơ hội. Tôi cảm nhận người dân Việt Nam và cả chính phủ đều muốn một tương lai khác hơn cũng như một mối quan hệ đối tác tốt hơn với Mỹ. Họ muốn hòa vào cộng đồng quốc tế và họ hiểu có một số việc họ phải làm để biến mong muốn đó thành hiện thực, bền vững.
VOA: Mỹ có kế hoạch cụ thể thế nào giúp chấm dứt chiến thuật gọi là ‘dùng tù nhân lương tâm đổi chác quyền lợi’ hay không?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Đó không phải là điều chúng tôi đã, đang, và sẽ làm. Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi phóng thích tù nhân lương tâm, nhưng các quyền lợi quan trọng mà Việt Nam muốn có được từ mối quan hệ với Hoa Kỳ đòi hỏi phía Việt Nam phải làm nhiều hơn nữa, đặc biệt là thực hiện những cam kết chính họ đã đưa ra.

VOA: Có thể trông đợi điều gì sau chuyến công du của ông tới Việt Nam với trọng tâm về nhân quyền, nhất là sau khi Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí cho Hà Nội?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Thông điệp chúng tôi đã gửi đi là chúng tôi sẵn lòng rằng có cơ hội cải thiện mối quan hệ an ninh song phương. Dỡ bỏ một phần cấm vận vũ khí cho Việt Nam là một hành động chân thành. Chúng đáng ra đã dỡ bỏ hẳn toàn bộ lệnh cấm này nếu như không có quan ngại về nhân quyền Việt Nam. Và điều đó đã đánh đi một tín hiệu rất rõ ràng cho Việt Nam. Chúng ta cần phải đợi xem mọi việc như thế nào, tôi sẽ không đưa ra dự đoán về những gì sẽ xảy ra. Tôi chỉ có thể nói rằng Mỹ muốn một quan hệ tốt hơn với Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng thực hiện các bước rất quan trọng vì lợi ích của cả đôi bên. Chúng tôi không yêu cầu cái gì bất khả dĩ với chính phủ Việt Nam cả, chỉ yêu cầu họ đi đúng con đường họ đã hứa sẽ thực hiện, con đường cải cách pháp lý, làm cho việc thực thi luật hàng ngày tại Việt Nam phù hợp với Hiến pháp.
VOA: Liệu sẽ có thêm những vụ phóng thích sau chuyến thăm của ông?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi hy vọng tiếp tục sẽ nhìn thấy có thêm người được phóng thích và không ai bị bắt nữa.
VOA: Qua chuyến đi, ông nhận thấy có tín hiệu tích cực hay tiêu cực về vấn đề nhân quyền Việt Nam?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi vừa mới về nên không dự kiến sẽ thấy bất kỳ sự thay đổi cơ bản nào. Một điều chúng tôi trông đợi có thể sớm xảy ra là Quốc hội Việt Nam thông qua Công ước Liên hiệp quốc Chống tra tấn. Đây là một trong những quan ngại lâu nay của chúng tôi về nhân quyền Việt Nam. Tôi cảm nhận chính phủ Hà Nội khá nghiêm túc trong vấn đề này, họ hiểu rằng việc thông qua Công ước chỉ là bước đầu, và sau khi thông qua, Quốc hội Việt Nam cần phải làm nhiều thứ để đảm bảo các luật lệ quy định hành vi của công an được tuân thủ đầy đủ với Công ước mà Việt Nam vừa tham gia.

VOA: Thang điểm của ông về nhân quyền Việt Nam trong chuyến đi lần này so với chuyến đi lần trước lên hay xuống?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi sẽ không cho điểm. Tôi đặt mong mỏi và kỳ vọng rất cao. Tôi không đong đếm thành tích nhân quyền từng ngày hay từng tháng. Tôi tiếp tục nỗ lực cùng với các đồng nghiệp ở Bộ Ngoại giao trong chính quyền của Tổng thống Obama để đạt được tiến bộ theo từng năm.
Mỹ: VN muốn được quyền lợi không đơn giản chỉ thả tù nhân lương tâm
VOA: Trong chuyến thăm Việt Nam, ông có được tiếp xúc với tất cả những người mà ông muốn gặp?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Chúng tôi có thể tiếp xúc hầu như mọi người mà chúng tôi muốn gặp. Có một số người muốn gặp chúng tôi bị công an sách nhiễu. Chúng tôi cũng liệu trước việc này vì đã từng xảy ra trong quá khứ. Đó là điều không thể chấp nhận và chúng tôi đã bày tỏ thất vọng với chính phủ Việt Nam về các hành động đó.
VOA: Ông được phép vào thăm một nhà tù tại Việt Nam nhưng không gặp tù nhân lương tâm nào. Phải chăng vì ông không yêu cầu cụ thể hay vì nhà cầm quyền Việt Nam không cho phép?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Họ bảo các tù nhân lương tâm chúng tôi muốn gặp ở một trại giam khác, nhưng làm sao biết được thực hư thế nào. Họ cho phép chúng tôi thăm nhà tù là điều tích cực. Trong các dịp khác, nhân viên đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đã vào thăm một số tù nhân lương tâm bị giam cầm. Chúng tôi sẽ tiếp tục yêu cầu được tiếp cận như vậy. Chúng tôi cảm kích việc này vì nó giúp xây dựng lòng tin. Dĩ nhiên ở Mỹ thì bất kỳ ai cũng được vào thăm bất kỳ tù nhân nào, điều này chứng tỏ là quốc gia và chính phủ không có gì phải che dấu.
VOA: Ông ghi nhận gì từ các cuộc gặp với đại diện xã hội dân sự, giới bất đồng chính kiến, và các nhà hoạt động tại Việt Nam?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Thật thú vị. Tôi thấy nhiều người trong số họ chia sẻ cùng quan điểm với chúng tôi. Họ dĩ nhiên rất quan tâm về tình hình tại Việt Nam. Một số họ đã qua thời gian tù đày vì các hoạt động cổ xúy cải cách. Họ phản ánh với chúng tôi một bức tranh rõ ràng, chân thật, nhưng đầy khó khăn về thực trạng nhân quyền Việt Nam. Đa số họ cho rằng một mối quan hệ Việt-Mỹ xích lại gần hơn chính là cơ hội, nếu chúng ta tiếp tục vận dụng mối quan hệ đó để cổ võ cho nhân quyền được tôn trọng hơn. Nếu có một điều mà các thành viên trong chính phủ Việt Nam và các thành viên trong xã hội dân sự Việt Nam cùng tán đồng đó chính là tìm kiếm một mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ.
VOA: Họ cần sự hỗ trợ hơn nữa từ phía Hoa Kỳ ra sao?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Dĩ nhiên, họ mong muốn Hoa Kỳ lên tiếng vận động chính phủ Việt Nam thực hiện những gì đã cam kết. Song song đó, họ cũng muốn có sự hiện diện của Hoa Kỳ về mặt kinh tế. Nhiều người cũng muốn Mỹ có quan hệ an ninh với Việt Nam trước những quan ngại về nước láng giềng phương Bắc. Tôi ghi nhận những thao thức rất mạnh mẽ muốn có sự hiện diện của Mỹ và mong Mỹ dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy chính phủ Việt Nam theo hướng như vậy.
VOA: Xin cho biết hồi đáp của chính phủ Mỹ trước những lời kêu gọi đó?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Đó chính là những gì mà chúng tôi cam kết thực hiện.
VOA: Ông có được báo cáo về xu hướng gia tăng bạo lực đối với các nhà hoạt động trong nước? Hoa Kỳ có kế hoạch nào thêm nữa giúp bảo vệ quyền tự do ngôn luận không bị đàn áp và sách nhiễu tại Việt Nam?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Họ có trình bày với chúng tôi là tình trạng sách nhiễu vẫn tiếp diễn, nhưng gia tăng hay giảm bớt thì tôi không rõ. Họ cho tôi biết đã xảy ra các trường hợp sách nhiễu trầm trọng và thường xuyên bởi công an, và tôi đã nêu vấn đề khi gặp giới chức chính phủ, kể cả trong cuộc họp 2 giờ đồng hồ với Thứ trưởng Bộ Công an ngay ngày đầu của chuyến thăm. Chúng tôi chưa đạt được những gì mong đợi trong vấn đề này trong lúc mở ra cơ hội tìm cách giải quyết.
VOA: Về trường hợp phóng thích mới đây đối với blogger Điếu Cày, Việt Nam viện dẫn lý do nhân đạo. Ông có bình luận ra sao?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi mừng thấy ông ấy ra khỏi tù. Tôi mừng khi thấy người ta được phóng thích vì bất cứ lý do gì. Dù vậy, suy cho cùng, việc phóng thích này không phản ánh tiến bộ đáng kể về nhân quyền trừ phi các nhà bất đồng chính kiến có thể tái lập cuộc sống ngay trên quê nhà với quyền tự do viết lách, tự do phát biểu ý kiến, và tự do lập hội.
VOA: Điếu Cày đi Mỹ là sự lựa chọn của cá nhân ông ấy hay là một thỏa thuận giữa hai nước Việt-Mỹ liên quan đến việc phóng thích?

Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Đó không phải là một thỏa thuận giữa Hà Nội và Washington. Có những trường hợp chính phủ Hà Nội nhất quyết rằng các nhà bất đồng chính kiến bị tù phải rời khỏi nước như là một điều kiện để được phóng thích. Có những trường hợp tù nhân lương tâm được trả tự do và được phép lưu lại đất nước. Chúng tôi rất mong là họ được phép tái lập cuộc sống tại Việt Nam sau khi được phóng thích, và chúng tôi đã nêu rõ điều này với chính phủ Việt Nam. Nếu những tù nhân lương tâm được chỉ thị phải ra đi mà họ đồng ý thì dĩ nhiên chúng tôi hoan nghênh họ tới Mỹ mặc dù rõ ràng đây không phải là thành quả khã dĩ tốt nhất.
VOA: Quay sang vấn đề thương thảo TPP, với thực trạng nhân quyền hiện nay của Việt Nam và với một Quốc hội mới trúng cử ở Hoa Kỳ, tính tới thời điểm này ông thấy cơ hội Việt Nam trở thành thành viên TPP ra sao?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi nghĩ Việt Nam có cơ hội trở thành một thành viên của TPP nếu các cuộc thương lượng thành công và nếu như họ đáp ứng đề nghị mà đại diện đàm phán thương mại của chúng tôi đã đưa ra để nỗ lực nghiêm túc trong lĩnh vực quyền tự do lập hội. Nếu đạt được điều đó thì có cơ hội được Quốc hội Mỹ thông qua thỏa thuận TPP. Tôi không nghĩ kết quả bầu cử Quốc hội Mỹ sẽ tạo ra khác biệt về khả năng vào TPP của Việt Nam vì các thành viên trong cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa của Quốc hội Mỹ đều có chung các quan ngại về nhân quyền Việt Nam. Trong Quốc hội Hoa Kỳ có rất nhiều quan ngại về việc có nên để cho Việt Nam gia nhập TPP hay không mà lý do là vì thành tích nhân quyền của Hà Nội. Chúng tôi đang trông đợi các cuộc đàm phán TPP đưa ra được những dấu hiệu tích cực từ Hà Nội để chúng tôi có thể nói với bên lập pháp Hoa Kỳ rằng Việt Nam thật sự quyết tâm đạt tiến bộ trong lĩnh vực nhân quyền.
VOA: Những cải thiện cụ thể nào là điều kiện để Việt Nam gia nhập TPP?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Có những cải thiện rất cụ thể đang được thảo luận trong các cuộc thương thuyết TPP.
VOA: Ông có thể đơn cử vài điểm?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi không thể tiết lộ cụ thể vì còn phụ thuộc vào tiến trình thương lượng. Tôi chỉ có thể nói rằng vấn đề đang trên bàn thảo luận là quyền của người lao động, một phần của thỏa thuận TPP, nhất là quyền tự do lập hội.
VOA: Ông có thể chia sẻ đôi chút về cuộc đối thoại nhân quyền kế tiếp giữa hai nước Việt-Mỹ?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Bất kỳ cuộc gặp nào giữa đôi bên mà vấn đề nhân quyền được nêu ra đều là cuộc họp nhân quyền. Tôi dự trù là bất cứ khi nào Ngoại trưởng John Kerry, Tổng thống Barack Obama, hay Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman gặp gỡ các đối tác Việt Nam thì vấn đề nhân quyền cũng sẽ được nêu lên. Chúng tôi hy vọng sắp xếp cuộc đối thoại nhân quyền với Việt Nam vào một thời điểm nào đó trong năm tới. Cuộc đối thoại nhân quyền năm nay ở Washington, tôi hy vọng cuộc đối thoại lần tới sẽ diễn ra tại Việt Nam.
VOA: Thời điểm cụ thể ra sao, thưa ông?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Chúng tôi chưa thống nhất ngày giờ cụ thể nhưng chắc chắn sẽ tổ chức sự kiện này.
VOA: Xin chân thành cảm ơn Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Tom Malinowski đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này sau khi hoàn tất chuyến công du Việt Nam.
Trình bày ý kiến
Bấm vào đây để góp ý trên diễn đàn này (32)
Ý kiến
     
bởi: nong dan
13.11.2014 07:44
Mong Chinh khach Hoa ky len tieng chi trich Cong An Cong san Viet Nam su dung Con Do nhu mot cong cu de tran ap cac nha Dan Chu trong Nuoc!Viec nay da xay ra lua roi nhung khong Thay Chinh Phu Hoa Ky Len Tieng Can Thiep.day la dieu vo cung toi te vi Chinh phu Cong San Viet Nam da dong hoa minh voi Toi Pham.

bởi: nguyen hoai từ: phan lan
13.11.2014 07:25
Viet cong khong bao gio biet xau ho la gi .

bởi: Nam Phong từ: VN
13.11.2014 05:40
"Nếu có một điều mà các thành viên trong chính phủ Việt Nam và các thành viên trong xã hội dân sự Việt Nam cùng tán đồng đó chính là tìm kiếm một mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ" đây là nhận định khách quan của ngài trợ lý ngoại trưởng Mỹ và là ý nguyện chung của người dân VN bao gồm cả những người đấu tranh dân chủ tại VN. Còn với các vị dân chủ hải ngoại thì không muốn Mỹ thân VN, các vị chỉ muốn điều đó sảy ra khi các vị làm lãnh đạo nước VN. Nhưng kiểu đấu tranh dân chủ chỉ vì "lợi ích bản thân và sự hận thù" đó của các vị sẽ chẳng đc sự ủng hộ của đông đảo người dân VN và kết quả lại giống mấy chục năm qua mà thôi. Người dân VN như tôi cũng mong muốn VN trở thành một xã hội dân chủ nhưng chúng tôi chỉ hi vọng và tin tưởng vào những người đấu tranh dân chủ sống tại VN vì chúng tôi biết họ đấu tranh ko phải vì bản thân mình mà vì lợi ích chung của người dân VN.

bởi: Nguyễn Thị Tuyết Sương từ: Đồng Ké- Quảng Ngãi
13.11.2014 04:57
Không có cộng sản thì mất vui anh Trương Khoa ạ,
Từ ngày Việt Nam có cộng sản thì dân không hề chết đói và mù chữ,từ ngày thống nhất Việt Nam tiến lên vù vù khiến Mỹ ngán,từ chỗ Mỹ ném tiền qua VN nay VN ném tiền qua MỸ.
Việt Cộng bày đặt mua vũ khí Mỹ chứ Cộng Sản nó hổng mua đâu.
Mua vũ khí làm gì,đánh ai đây ?Nay thì ai dại thò vào Việt Nam nữa.
Thế giới ngày nay chưa có nước nào dân chủ nhân quyền đâu,thuế nước nào cũng ao vời vợi mà dân chủ quái gì,nước nào thất nghiệp cũng tràn lan mà nhân quyền cái nỗi gì ? Xài tiền như nước đến nợ ngập đầu không bao giờ trả nỗi mà cứ nói phét cả.
Dân nước nào cũng là nô lệ hiện đại cả mà thôi.

bởi: KHỈ GIÓ từ: TP.H.C.M.
13.11.2014 04:52
thực thi dân chủ và tôn trọng nhân quyền luôn dược người dân trong nướcchúng tôi thường xuyên nhắc nhở ban lảnh dạo nước nghiêm chỉnh thi hành phải dược nghiêm chỉnh thi hành và áp dụng thường xuyên trong cả nước.
chính phủ luôn luôn lắng nghe nhửng lời phát biểu ,phản ảnh của người dân .tôn trọng nhửng ý kiến xây dựng thực sự vì nước của người dân .
qua hình ảnh trên facebook cảnh người dân chống dối, thậm chí dánh cả công an mà người dân chỉ nhìn mà không hề can thiệp giúp dở người cảnh sát giao thông trong lúc thi hành nhiệm vụ . nhửng hình ảnh cho thấy người chiến sỉ công an nhân dân luôn tôn trọng người dân công an không hề có chủ trương dàn áp công dân trong lúc thi hành nhiệm vụ .họ không dược vỏ trang trong lúc thi hành nhiệm vụ thời cộng sản bao cấp ( trước ngày liên xô sụp dổ ) làm gì có chuyện dó..
giáo dục công an nhân dân việt nam là một chuyện còn tiếp thu lại là chuyện không thể ép buộc dược .công an dánh dân thì công an phải chịu kỷ luật ra tòa lảnh án . người dân quá khích nhục mạ công an trong lúc thi hành nhiệm vụ thì sao ? có nên xử lý hay không ?
cảnh sát mỷ bắn chết một công dân da den thì sao ? kêt quả thế nào vẩn chưa dược công bố . có thể gọi là vi phạm quyền dược sống của người dân hay không ?
-tron sách vở có câu - HẠT BỤI TRONG MẮT NGƯỜI TA THÌ MÍNH THẤY NHƯNG CỘNG RƠM TRONG MẮT MÌNH THÌ CÓ NHÌN THẤY NÓ HAY KHÔNG ?
CÁI GÌ CỦNG TƯƠNG DỐI THÔI DỪNG DÒI HỎI QUÁ DỘ VỀ DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM .

bởi: Năm Saigon từ: Saigon
13.11.2014 04:47
Xem ra Mỹ đã nhìn thấy được sự tráo trở của Hà Nội trong vấn đề trao đổi. Tuy nhiên Mỹ sẽ không tiên liệu hết được những gì sẽ xảy ra đâu, mặc dù sự hiểu biết có khá hơn trước. Việc vô hiệu hóa sự đấu tranh dân chủ trong nước bằng cách tống khứ thành phần như Điếu Cày, có vẻ làm cho dân Mỹ (qua Quốc Hội) hài lòng, sẽ được lặp lại, song song với sự đàn áp sách nhiểu dã man nhựng người đấu tranh dân chủ trong và ngoài nhà tù, thì dân Mỹ ít được biết tới.
Dầu sao cũng mừng khi thấy bộ ngoại giao Mỹ đã nhìn thấy được phần nào sự trí trá của Hà Nội, không đến nổi đề Hà Nội "xỏ mũi" dắt đi như những lần trước.

bởi: nhà rùa học từ: viện ngâm cú rùa hà nội
13.11.2014 01:46
Chính phủ cộng sản VN và những tên lừa đảo cộng sản thường rất thích chơi chữ và dùng những từ dao to búa lớn để lừa bịp thiên hạ . Họ thường tuyên bố đủ thứ danh từ trừu tượng vĩ đại để tròng lên các sự kiện . khi họ muốn thì họ cho đó là đối tác chiến lược, quan trọng, tòan diện, anh em, bạn bè thân thiết, hửu nghị....ôi thôi đủ thứ danh tự trừu tượng vĩ đại , đẹp đẽ nhưng bản chất và nội dung hành động thì không có gì hết . Bản chất của cộng sản là vậy. họ đã dùng những từ ngữ vỉ đại nhất , tốt đẹp nhất để viết lên lý thuyết chủ nghhixa cộng sản nhung hành động và trên thực tế thì chỉ là một đống hỗn lọan tệ hại và thối nát nhất . Khốn khổ cho dân tộc Việt.

bởi: HOÀNG KỲ(NPCN)Btn
13.11.2014 00:56
Đây mới chính thức là chủ trương của Hoa-Kỳ,là tổng hợp tất cả những kinh nghiệm mà Sau hai mươi năm chính thức bang giao,và HK dường như cũng đã học hỏi từ những chiến thuật "ngoại giao lưu manh" của CSVN.
Lần này MỸ có những lập trường khá dứt khoát,thận trọng,và có mức độ với một chính quyền mà MỸ biết rất rõ nó sẽ không thể tồn tại,và sự sửa soạn của MỸ tiệm tiến nhưng vững chắc.
Sự thay đổi chế độ chính trị tại VN là điều ai cũng "Quan sát được,và Đo lường được"
Cánh cửa mở để "giải tỏa một phần Vũ khí sát thương",và TPP ko do CSVN có thể quyết định,mọi manh nha lừa bịp,xảo trá như lúc gia nhập WTO,vốn không khả dụng vì luật lệ,những điều kiện trở nên thành viên TPP rất nghiêm ngặt,khó khăn,không có cơ hội cho CSVN giở trò lưu manh.
Ngoài ra MỸ cũng nắm vững những xu hướng,những khao khát của NDVN,và MỸ cũng nhìn thấy sự chuyển động mãnh liệt của xu hướng Xã Hội Dân Sự độc lập đang thành hình,như một lực đối lập,và công phá những kềm hãm,phi dân chủ từ Tập đoàn Nhà Nước,vốn đã không còn khả năng bức ép,định hướng các xu hướng Dân chủ,Nhân quyền trong một tương lai rất gần.
Sự thay đổi tại VN sẽ bắt buộc phải xẩy ra,vì rằng sự mâu thuẫn,suy nhược nội lực trên mọi lãnh vực quan trọng nhất như Kinh tế VN chứa chấp nhiều rủi ro,và chỉ là một nền kinh tế kí sinh,hoàn toàn không có sự sản xuất độc lập,phải dựa vào những đầu tư sản xuất của Tư bản ngoại quốc,khu vực Quốc doanh vốn đạ là nguồn gốc tàn phá KT,và tạo ra tham nhũng hết thuốc chữa.
Về chính tri Đảng CSVN đã phá sản ý thức hệ,chỉ còn thuật ngữ,dựa trên sự Kiên định Mác-Lê vốn chỉ là thứ lí tuyết bất khả dụng,sai lầm,và hoang tưởng,thứ lí thuyết bị đào thải,và quan trọng nhất là "niềm tin" vào mô hình chính trị của ĐCSVN đã băng hoại.Và,chính Đảng CSVN cũng không thể "định vị" môt mô hình mà họ gọi là định hướng XHCN,vốn cũng hoang tưởng,chỉ là một sự dối trá,không bao giờ có thực,vì cả cơ chế nay rõ rang như một thứ kí sinh,sông còn bởi kinh tế thị trường,một thuật ngữ để tranh né phải dùng Thuật ngữ Tư bản CN.
Về sức mạnh quân đội cũng đã trở nên tụt hậu,trang bị những vũ khí,khí tài cổ lỗ,những vũ khí,khí tài của quân đội VN lại không thống nhất,đủ mọi nguồn,quân đội tổ chức vốn vẫn dậm chân tại chỗ bằng 3 binh chủng Bộ binh,Hải quân,và Không quân và trận chiến chiến cuối cùng của họ đã cách đây hơn 30 năm kể từ mốc điểm năm 79,xẩy ra chiến tranh với TQ,vũ khí không mấy thay đổi,những kinh phí quốc phòng gần nhất,sự mua sắm khí tài,Tầu ngầm Ki-Lo,máy bay Su-Khoi,các dàn phi đạn cũng không đủ để tạo ra một quân đội tân tiến,và có khả năng phản ứng nhanh,trước tình thế mà VN đang đối mặt.
Tóm lại cho dù Mỹ có bán cho Vũ khí,hay vào TPP cũng không phải là do CSVN quyết định,và những cánh cửa mở là do MỸ mở ra,CSVN chẳng có thứ gì để "đổi chác",đem bất đồng chính kiến ra đặt điều kiện e rằng đã lỗi thời.
CSVN càng bắt nhiều người tranh đấu cho DC,NQ và TD cho VN thì MỸ càng có cơ hội mở ra nhiều cánh cửa để Nhân dân VN có thể "QUAN SÁT được,và ĐO LƯỜNG được",sự chọn lựa từ NDVN mới là quan trọng trong chiến lược làm thay đổi VN của MỸ,chứ không phải là mớ Đảng,Đoàn,lãnh tụ.
Vì rằng những thứ ấy đang trên đường phá sản,và bị đào thải.Chắc mẩm là thế!

bởi: thien
13.11.2014 00:37
nhu sau cuoc chien 75. My di thang den ban luan voi thang Tau. viet nam qua xem trong minh roi

bởi: Tran từ: Ha Noi
13.11.2014 00:36
moi nguoi dan VN deu chan nghet CS.

bởi: Thanh Binh từ: Australia
12.11.2014 23:41
Rõ ràng như ban ngày, muốn làm bạn thân với Mỹ phải thật sự có tự do tổi thiểu của con người được nói lên sự bất công.
Cộng sản tranh đấu để phá đổ sự bất công nhưng chính Cộng sản lại nẩy sinh một thứ bất công khác. Đó chính là "câm miệng" trong đời sống thường nhật và chỉ được nói khi bị ép cung để dẫn đến buộc tội. Đáng buồn cười vì Cộng sản cho rằng tư bản chủ nghĩa là một xã hội bất công bị bóc lột bởi chủ nhân. Nhưng thực tế, tư bản Mỹ lại ép buộc CSVN phải bỏ đi sự bất công của chính sách CS ứng dụng trên chính con người của con dân nước họ. Rõ như ban ngày, ai là thủ phạm bất công?
Việt Nam phải thay đổi, nếu không đưa đầu vào thòng lọng Tàu cộng, đưa cả dân tộc bị nô lệ vào một thế lực bất công CS kiểu mới. Đó chính là CS Á châu còn tệ hại hơn cả CS Tây phương trước đây.

bởi: Không ghi tên từ: viet nam
12.11.2014 22:58
dân chủ nhân quyền đảng phái,hội hè tùm lum tùm la không ra tiền...nên sang Thailand..Ucrai....để rút kinh nghiệm, muốn có chế độ ổn định cần một chế độ cai trị độc tài ,nên dẹp bỏ hết mọi đảng phái lằng nhằng.tôi thích một chế độ cai trị như TQ,Singapore,Nga,Vietnam,Thailand hiện tại....

bởi: Người VN từ: VN
12.11.2014 22:58
CSVN luôn sử dụng song hành 2 việc ĐÁNH và ĐÀM. Đàm là "ngón nghề" VC dùng hỗ trợ cho đánh. Đánh không phải là "đánh nhau" theo nghĩa đen, mà có nghĩa là họ hành động. Nếu họ lấn lướt được thì đàm kể như bỏ, khỏi tôn trọng những gì đã cam kết thỏa thuận. Nếu họ bị mắc kẹt trong chuyện làm càn, lấn lướt thì mới nại vào việc thương lượng cò kè để khỏi chết.
Người Mỹ đừng hy vọng VC thực tâm sửa chữa, thay đổi, chỉ viển vông thôi! Muốn VC thay đổi, phải ép cho nó cùng đường, lúc đó nó thay đổi để khỏi chết, chứ không phải vì lương tâm hay phục thiện!

bởi: Dân Việt từ: VN
12.11.2014 22:53
Công san VN lai giở giọng giả nai , công san VN thưa hiểu yêu câu của chinh quyền My muốn gi , nhưng đôi với chủ nghĩa công san thi`: tư do , dân chủ không bao giơ` co được trong chê´đô công san thi`co nghia la nêu VN con tôn tại chê´ đô công san thi` không bao giơ` co dân chủ , tư do theo đung vơi ban chât va đung nghĩa của no .

bởi: Nguyễn hải Vân từ: USA
12.11.2014 22:42
Chính người Cọng sản có một câu nói bất hủ đối với họ là
"Nhân đạo là Tự sát",như vậy csVN không bao giờ có Tự Do-Dân Chủ và Nhân quyền,nếu có chăng đó chẳng qua là đầu môi chót lưỡi,qua cầu rút ván của người cs mà thôi.
Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu có nói : Đừng nghe những gì cọng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cọng sản làm.

bởi: Không ghi tên từ: viet nam
12.11.2014 22:42
lam gì cứ phải TPP cho rách việc,chỉ có quan hệ kinh tế với TQ là có tiền mà chẳng cần điều kiện gì,rồi đây TQ sẽ là bá chủ kinh tế thế giới là người nắm toàn bộ thế giới này.Hoa kỳ còn phải cúi đầu huống chi các nước nhỏ....

bởi: anh hua từ: viet nam
12.11.2014 22:02
theo tôi thì nếu người Mỹ thực sự muốn giúp Viet Nam, tàu chiến của Mỹ đi khắp năm châu bốn bể rồi, biết nhiều, xem có hòn đảo nào đẹp một tý chưa có người ở(vì sợ ảnh hưởng đến người ta) mang hết đảng viên cộng sản và của cải của họ ra đó đi, để chúng tôi làm lại từ đầu

bởi: Bá Luật từ: VN
12.11.2014 21:50
Họ hứa và sẵn sang hứa that nhiều, cam kết that nhiều, để mọi chính khách trên Thế giới này thấy thiện chí sẵn sang của họ. Còn việc thực hiện thì còn phụ thuộc vào tình hình của quốc gia về chủ quyền. Mà thực ra đó là lý lẽ của riêng họ để mà trì hoãn hoặc làm chậm lại quá trình thực hiện những cam kết, những sự hứa hẹn hoặc không làm gì cả...

bởi: asas
12.11.2014 21:46
Điều chắc chắn là, chế độ cộng sản sẽ không tồn tại ở VN cũng như ở Địa Cầu. Việc phải làm là ‘’CÀNG SỚM CÀNG TỐT” SOẠN THẢO NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ KIẾN THIẾT ĐẤT NƯỚC và XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH ĐẤT NƯỚC, từ “CHÁNH PHỦ LÂM THỜI” cho đến QUỐC HỘI LẬP HIẾN để soạn thảo bản hiến pháp, .... và bầu cử chọn người LÃNH ĐẠO TỐI CAO để lập chánh phủ điều hành đất nước.
Ahead of us there is much to do and we will do it.

bởi: tin vào cs?
12.11.2014 21:29
csVN phải đem người dân VN ra đổi chát lấy quyền lợi cho chế độ,quyền lao động là quyền căn bản nhất cho con người thế nhưng csvn kg cho phép,Mỹ phải kêu gọi vc cho phép,thật buồn cho đất nước VN thế kỷ 21 mà vẫn còn 1 tập đoàn phi nhân dùng bạo lực trấn áp bóc lột dân VN,mỗi khi có trao đổi cái gì mà có lợi cho csvn không riêng gì Mỹ mà các nước văn minh dân chủ tiến bộ đều e ngại thành tích nhân quyền của csvn,hành xử đê hèn ác ôn chính đồng bào mình thì không thể tạo được sự tin cậy của những nước khác

bởi: nguyen thu từ: VN
12.11.2014 21:22
Người Mỹ được dạy dổ trong môi trường giáo dục bình đẳng,tự do,nhân bàn,lòng trung thựcđã ăn sâu trong huyết quản,đoó là sự khác biệt với nền giáo dục các nước XHCN hay độc tài...
Sự giả dối,lọc lừa,mất nhân tính thường xuyên xảy ra trong các quốc gia nay...
Vn muốn tiến bộ vươn lên như các nước tiên tiến Hàn quốc, Singapore,Nhật,,,, nên xóa bỏ ngay từ bây giờ cái chế đô THỐI NÁT,MỤC RUỔNG TỪ TRONG RA NGOÀI mà không hề hối tiết.mong lắm thay

bởi: Trương Khoa từ: Hà Nội
12.11.2014 19:24
nếu có cọng sãn là không có nhân quyền và ngươc lai nếu có nhân quyền thì không có cọng sãn.
Trả lời
bởi: Bin từ: Poland
13.11.2014 00:51
Trương Khoa hiểu sai về thế giới tự do rồi. Cộng sản không chấp nhận sự khác biệt, họ hủy diệt tất cả những gì khác với họ. Vì thế các nước Cs không có nhân quyền. Nhưng ở các nước tự do, có nhân quyền, vẫn có những người CS, có đảng CS, chẳng ai cấm họ cả, chỉ có điều là ở thế kỷ 21 nầy, họ không thể hành động như hồi thế kỷ 19, 20 được nữa, phần lớn loài người đã thấy rõ bản chất tàn bạo và lừa bịp của học thuyết CS, họ không thể tuyên truyền, tẩy nảo, kích động bạo lực, hận thù giai cấp như thời xa xưa được nữa, thế giới ngày nay phẳng rồi...tóm lại là ở các nước CS không thể có nhân quyền, nhưng ở các nước tự do, có nhân quyền, thì vẫn có CS, vì đó cũng là quyền của họ, họ có quyền tin vào ông Các Mác, ông Lê Nin, chỉ có điều là họ không thể giết người, hay bỏ tù, hay đày đọa người khác chỉ vì người ta không tin vào ông Các Mác, Lê Nin như họ, đó chính là sự khác biệt căn bản giữa các nước CS và thế giới tự do.

bởi: Trường Công Minh từ: VN
12.11.2014 19:11
Lại giống quan hệ Mỹ - Trung, Mỹ - Nga từ 1989 (sau chiến tranh lạnh ) đến nay mà thôi. Trung Quốc và Nga về Human right có thay đổi gì được đâu ! Các đảng cầm quyền Mỹ lại tranh giành phiếu bằng cách làm ngơ các bạo lực, độc tài của các nước này... với chính sách như vậy thì ngày này Mỹ đang có đối trọng TQ tại biển Đông và Hoa Đông; Nga tại Đông Âu ( như Ukraine ...), IS, syria, Iran ... tại Trung Đông... Biết sao giờ. Việt Nam vướng vào TQ từ ngàn xưa đấn giờ, muốn " thoát Trung " ư! Cực khó! Phải bằng các nỗ lực tuyệt vời của giới lãnh đạo, mọi tầng lớp nhân dân mới mong có đượcđộc lập về chính trị , kinh tế, văn hóa... với TQ được. Chỉ có như thế, VN mới mong xã hội vận động phát triển ổn định và bền vững được. Mỗi mọi công dân VN phải chiến đấu như những chiến binh kiên cường, sáng suốt và cao thượng để phục vụ cho sự " thoát Trung ", sự phát triển ổn định bền vững của nước nhà...
Chúc cho tổ quốc Việt Nam mọi sự an lành, thịnh vượng cho đến ngàn đời !!!
Kính chúc

bởi: Không ghi tên
12.11.2014 18:16
TPP chỉ có 12 quốc gia do Mỹ đề xuất thành lập...Không!phải nói chính xác là do New Zealand-Singapore-Chile đề xuất vào 2003 mới đúng,Mỹ chỉ cướp công mà thôi.TPP chinh thức thành lập 2005 gồm 4 quốc gia là Brunei-New zealand-Singapore-Chile,từ 2008 đến nay có thêm 8 quốc gia trong đó có Mỹ và VN nhưng vẫn còn đang trong vòng đàm phán và vẫn còn lẩn quẩn trong tranh chấp lợi ích bởi Mỹ muốn làm trùm với lợi ích của Mỹ là tất cả.Thưa ngài Malinowski cho đến nay TPP lợi ích đâu chưa thấy chỉ thấy bị Mỹ baỳ trò hoặc bị nước Mỹ của ngài can thiệp trắng trợn vào nội bộ các quốc gia khác mà thôi.Với TPP đàm phán VN vẫn đàm phán nhưng VN vẫn tiến nhanh tiến thẳng vào FTAAP trước vả lại FTAAP có tới 21 quốc gia trong đó có 11/12 quốc gia của TPP (trừ Mỹ) tất cả cũng tham gia FTAAP bởi FTAAP công bằng,tất cả đặt quyền lợi các nước ngang nhau cũng như tôn trọng lẫn nhau và thưa ngài Tom Malinowski điều quan trọng nhất là FTAAP không bị Mỹ bắt nạt !
Trả lời
bởi: tony từ: SG
13.11.2014 07:17
Thêm một thằng bờm không dám đặt tên
Trả lời
bởi: Mẹ Khờ VN
13.11.2014 06:38
Nếu như FTAAP gồm có 21 Quốc Gia mà trong đó không có Mỹ thì quả là cũng nhiều lắm đấy nhỉ ? Vậy thì VN hãy gia nhập với khối này để làm ăn buôn bán với họ , cần gì phải lẽo đẽo theo Mỹ để mà xin gia nhập bằng đủ mọi cách để chúng mang Dân Chủ , Nhân Quyền ra để mà bắt nạt !
Trả lời
bởi: Tên Không ghi
13.11.2014 02:05
Nói Mỹ cướp công thật vô lý. Công ra ý kiến thành lập có gì quan trọng. Cái chính là thị trường lớn rộng của Mỹ nên các nước đưa Mỹ lên làm đại ca.
Mỹ đưa ra các yêu sách chỉ mong VN thật sự là đồng minh, đừng có xỏ lá như China. Vừa ăn cướp vừa la làng. Việt Nam nếm mùi giàn khoan rồi, đâm hư tàu VN mà la làng tàu VN đâm hư tàu China 1400 lần.
Theo FTAAP sẽ bị Trung Quốc nắm cổ đòi nợ, bị bắt nạt ở biển Đông còn chưa thấy sao?
Mau mau thỏa hiệp với Mỹ, mời cố vấn Mỹ thanh tra những bước thỏa yêu sách của Mỹ, cơ hội xù nợ China. Nợ nầng từ thời kháng chiến đến nay nên bị bắt nạt đủ thứ.
Trả lời
bởi: phan bien từ: hell xhcnvn
13.11.2014 00:28
( nguoi khong ten ) hay keu goi nha cam quyen csvn nen cham dut dam phan TPP , VA tuyet doi khong buon ban voi HOA KY ,PLEASE !
Trả lời
bởi: Không ghi tên
12.11.2014 23:44
Sợ thì đừng vào.

Muốn ăn mà chẳng muốn chịu thay đổi, đó là tất cả.

bởi: Nguyen Seattle từ: Highpoint
12.11.2014 17:32
VN can nhat la tien, vi tien la Tien la Phat... vi tien la da danh vong, vi tien la long che than...Tien la het y cuoc doi !
csvn thay Apec khong an thua roi se that bai neu My xep dat xong xuoi TPP !
Nen nhat dinh tim moi cach du noi phet, noi lao de duoc vao TPP.
MY biet rat ro, duong di nay no trong treo va muon gi, va se duoc gi, My tinh toan va do luong duoc tat ca !
Dut khoat csvn phai doi, phai hoa nhap, phai hoa giai dan toc de con co chut ton tai !
Khong bam duoc vao phao My de co dola thi se mat tat ca va se mat nuoc, mat mang !

bởi: Vô Danh từ: USA
12.11.2014 17:22
Tôi nghĩ các điều kiện mà Hoa Kỳ mong muốn hiện nay, cọng-sản VN có thể làm được theo cách gỉa tạo, để qua mặt Mỹ và Thế-Giới, rồi sau đó csVN trở lại nguyên trạng. csVN chẳng bao giờ tin nổi.

No comments:

Post a Comment