Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (4)
VietnamDefence - Sự cạnh tranh và hợp tác giữa Không quân và Hải quân Mỹ trong khuôn khổ học thuyết Tác chiến không-biển.
>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (1)
>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (2)
>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (3)
>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (5)
Sự phối hợp giữa Hải quân và Không quân Mỹ
Không quân và Hải quân Mỹ có kinh nghiệm lâu dài kể cả hợp tác và cạnh tranh. Ngay từ khi xuất hiện lực lượng không quân trong quân đội Mỹ, cả Lục quân và Hải quân Mỹ đều quan tâm đến lực lượng này. Không quân Mỹ đã không hài lòng với việc Hải quân duy trì một lực lượng không quân mạnh, độc lập và đã tìm cách hạn chế nó. Một sự hiểu biết chung về lịch sử phối hợp giữa Không quân và Hải quân Mỹ cũng quan trọng khi xem xét công việc trong khuôn khổ ASB.
Lần đầu tiên, lực lượng không quân của Hải quân Mỹ và của Lục quân Mỹ cùng nhau hành động còn trước khi Mỹ nhảy vào tham gia Thế chiến I - vào năm 1914, các phi công của cả hai quân chủng đã tham gia cuộc can thiệp của Mỹ vào Mexico. Trong Thế chiến I mà Mỹ nhảy vào tham gia khi đã ở giai đoạn cuối, các lĩnh vực hoạt động của không quân lục quân và không quân hải quân Mỹ ít chồng chéo nhau: không quân lục quân tập trung vào trinh sát phục vụ các đơn vị mặt đất và chi viện trực tiếp cho các đơn vị này, còn không quân hải quân tập trung báo tác chiến chống ngầm. Sau Thế chiến I, giữa không quân hải quân và lực lượng không quân (Army Air Corps) vốn nhiều lần đổi tên của Lục quân Mỹ bắt đầu thời kỳ cạnh tranh quyết liệt.
Không quân Mỹ và Hải quân Mỹ có kinh nghiệm hợp tác, cũng như cạnh tranh lâu dài
Trong những năm 1920-1930, không quân lục quân đã cố gắng sử dụng thích ứng các máy bay ném bom tầm xa cho các nhiệm vụ phòng thủ bờ biển chống hạm đội mặt nước của đối phương. Năm 1921, trong quá trình tập trận, trong đó chủ lực hạm Ostfriesland mà Mỹ có được sau khi phân chia hạm đội của Đức đã bị bom đánh chìm. Mặc dù tàu này không di chuyển và dĩ nhiên là không sử dụng hỏa lực phòng không, bản than việc tiêu diệt một chủ lực hạm bằng không quân đã gây ấn tượng mạnh cho người đương thời. Từ đó, diễn ra cuộc tranh cãi bất tận về một trong những vấn đề nhạy cảm nhất trong hoạt động phối hợp giữa Hải quân và Không quân Mỹ: đó là không phận trên biển thuộc trách nhiệm của ai? Câu hỏi này đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm và là một trở ngại khi xây dựng học thuyết ASB.
Một trong những nỗ lực đầu tiên phân chia trách nhiệm trong lĩnh vực không quân là Thỏa thuận MacArthur-Pratt (MacArthur-Pratt Agreement) ký kết giữa Tư lệnh Lục quân Mỹ Douglas MacArthur và Tư lệnh Hải quân Mỹ William Pratt vào năm 1931. Người ta đã quyết định rằng, hạm đội và không quân của nó sẽ cơ động tối đa và sẽ nhận các nhiệm vụ chiến đấu ngoài khơi xa, còn Lục quân Mỹ và không quân của mình phụ trách nhiệm vụ phòng thủ bờ biển. Tuy nhiên, sau khi Đô đốc Pratt rời khỏi chức vụ Tư lệnh, Hải quân Mỹ bắt đầu né tránh các thỏa thuận này vì lo ngại sự gia tăng vai trò của không quân lục quân. Tùy thuộc theo sự tăng lên hay suy giảm vai trò của hạm đội, chiều rộng dải ven bờ mà không quân lục quân bị dao động mạnh. Ví dụ, vào năm 1937, dải này có độ rộng 555 km.
Trong những năm Thế chiến II, giống như trong các thử nghiệm lớn khác, Hải quân Mỹ và Không quân Lục quân Mỹ đã gạt bỏ những bất đồng. tạm ngừng tranh giành ảnh hưởng và ngân sách, thể hiện công tác chỉ huy đáng tôn trọng mà một trong những ví dụ nổi tiếng nhất là cuộc tập kích đường không Doolittle raid tấn công Tokyo vào ngày 18/4/1942 do các phi công Lục quân Mỹ thực hiện bằng các máy bay ném bom “lục quân” B-25 cất cánh từ boong một tàu sân bay.
Sau khi chiến tranh kết thúc và Không quân Mỹ ra đời như một quân chủng độc lập theo Đạo luật An ninh quốc gia năm 1947, thay cho sự hợp tác lại là sự cạnh tranh quyết liệt. Không quân Mỹ cố gắng duy trì cho mình thế độc quyền tạm thời đối với vũ khí nguyên tử. Bộ chỉ huy Không quân Mỹ cho rằng, với sự xuất hiện của vũ khí nguyên tử và không quân tầm xa với tư cách phương tiện mang chủ yếu của vũ khí này, vai trò của các quân, binh chủng khác của quân đội Mỹ, trong đó có Hải quân Mỹ và vũ khí chính của nó là các tàu sân bay sẽ giảm mạnh. Đỉnh điểm của sự đối đầu này là cái gọi là “cuộc nổi loạn của các đô đốc” năm 1949 mà nhiều người biết tiếng và việc hủy bỏ đóng tàu sân bay United States mà lẽ ra sẽ là siêu tàu sân bay đầu tiên với chức năng chính là tấn công hạt nhân.
Tuy vậy, cần lưu ý rằng, cả trong thời gian cạnh tranh căng thẳng, Không quân và Hải quân Mỹ cũng không ngừng trao đổi kinh nghiệm, các giải pháp thành công và vũ khí trang bị. Ví dụ, các tên lửa không đối không chủ yếu của Mỹ: tầm trung AIM-7 Sparrow và tầm gần AIM-9 Sidewinder ban đầu đã được phát triển theo đơn đặt hàng của Hải quân, nhưng do các loại tên lửa tương tự chế tạo cho Không quân Mỹ có tính năng kém hơn nhiều nên Không quân Mỹ cũng nhận các tên lửa này vào trang bị. Tiêm kích F-4 Phantom II vốn ban đầu cũng được phát triển làm tiêm kích đánh chặn trên hạm, nhưng sau đó lại trở thành tiêm kích chủ lực của Không quân Mỹ.
Đồng thời, trừ phi quá cần thiết, Không quân và Hải quân Mỹ luôn tìm cách thực hiện các chương trình độc lập với cớ có những khác biệt về yêu cầu. Thỉnh thoảng lại có chuyện một quân chủng này áp đặt các chương trình của mình cho quân chủng khác và chuyện này hay gây ra phản ứng. Chẳng hạn, các nỗ lực “hải quân hóa” các tiêm kích F-15 và F-16 đã bị thất bại. Ý tưởng đầy tham vọng chế tạo trên một mẫu cơ sở máy bay ném bom chiến thuật dành cho Không quân Mỹ (F-111A) và máy bay đánh chặn cho Hải quân Mỹ (F-111B) đã gặp phải sự phản kháng kịch liệt của giới quân sự và kết thúc bằng việc Hải quân Mỹ rút khỏi chương trình.
Việc lực lượng không quân Mỹ đánh đắm chủ lực hạm Ostfriesland vào năm 1921 đã gây ấn tượng mạnh cho người đương thời
Những xung đột như thế hiện nay vẫn diễn ra: Hải quân Mỹ muốn mua tên lửa hành trình SLAM-ER (“họ hàng” xa của tên lửa chống hạm Harpoon) thay vì JASSM phát triển cho Không quân Mỹ; Không quân Mỹ rút khỏi chương trình ban đầu là chung nhằm phát triển và sản xuất bom có điều khiển JSOW; do không thể thỏa thuận về vấn đề chế tạo máy bay không người lái trinh sát-tiến công chung mà chương trình J-UCAS đã bị đóng lại.
Tuy vậy, vẫn như trước đây, khi thật cần thiết, sự hợp tác được tiến hành nghiêm túc và tận tâm tận lực. Ví dụ nổi bật là việc chế tạo họ máy bay F-35 Lightning II. Chương trình này có tầm quan trọng sống còn cả đối với Không quân Mỹ, lần Bộ Hải quân Mỹ, nên việc hợp tác trong khuôn khổ chương trình này là cao nhất - hai bên chia xẻ chi phí, cung cấp cho nhau hạ tầng, các phi công thử nghiệm làm việc chung, thậm chí còn thành lập trung tâm huấn luyện thống nhất, nơi các phi công và kỹ thuật viên của Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ cùng nhau nghiên cứu làm chủ vũ khí trang bị mới và trao đổi kinh nghiệm.
Mặc dù ở đây cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn vì xét theo thông tin có được thì không phải ai trong Hải quân Mỹ cũng thấy là cần mua F-35C mà lại muốn ít nhất là giảm số lượng mua sắm F-35C để mua các máy bay quen thuộc F/A-18E/F Super Hornet và EA-18G Growler. Nhưng ý tưởng này là không thể chấp nhận đối với Thủy quân lục chiến và Không quân Mỹ vì nó sẽ giáng đòn nặng vào F-35B và F-35A, mà phương án thay thế thực sự hiện nay là không có.
Trong những năm 1970, Không quân Mỹ lại bắt đầu tỏ ra quan tâm đến việc tham gia tranh giành ưu thế trên đại dương - hậu thuẫn cho xu hướng này là sự hiện diện của Hải quân Liên Xô ngày càng hùng mạnh. Các máy bay ném bom B-52 đã có thể được sử dụng để trinh sát chiến lược trên biển, rải thủy lôi và tác chiến chống mục tiêu mặt nước, trong những năm 1980, một số phi đội B-52 thậm chí đã được chuyên môn hóa cho các nhiệm vụ trên biển.
Trong thập niên 1990, tất cả các quân chủng của quân đội Mỹ đã vấp phải một thách thức lớn - đó là sự sụp đổ của Liên Xô và chấm dứt chiến tranh lạnh với một đối thủ tương đương về sức mạnh. Thay vào đó, Mỹ tạm thời lâm vào tình thế là siêu cường quân sự duy nhất và bước vào thời kỳ hầu như lien tục có các xung đột cục bộ và chiến dịch quân sự. Tuy vậy, điều đó đã giúp củng cố sự hợp tác giữa Hải quân và Không quân Mỹ: đóng vai trò chủ yếu là lực lượng không quân triển khai trên biển và trên bộ có sự phối hợp chặt chẽ với nhau.
Cũng có thể nói đến sự gia tăng đối kháng tư tưởng nhất định với Lục quân Mỹ do các cách tiếp cận khác nhau - Hải quân và Không quân Mỹ giống nhau về khả năng tung nhanh sức mạnh đến bất cứ nơi nào trên trái đất và ở chỗ các chiến dịch của họ cơ bản mang tính chất “từ xa”. Do đó, gánh nặng chủ yếu tham gia các cuộc xung đột cục bộ nằm trên vai Không quân và Hải quân Mỹ, còn Lục quân Mỹ trong thập niên 1990, sau Chiến tranh Vùng Vịnh, đã không tiến hành các chiến dịch quy mô lớn. Tình thế đã xoay chuyển trong những năm 2000, khi mà nhu cầu của các chiến dịch ở Iraq và Afghanistan đã làm tăng mạnh vai trò của Lục quân Mỹ và chuyển hướng Thủy quân lục chiến Mỹ sang các các chiến dịch trên bộ.
Trong khi đó, cả trong những năm 1990-2000, Không quân và Hải quân Mỹ vẫn tiếp tục tranh giành ảnh hưởng và ngân sách với nhau bất chấp sự tăng cường hợp tác giữa hai bên. Thúc đẩy điều đó là sự cắt giảm quy mô lớn ngân sách quân sự trong thập kỷ 1990. Ví dụ nổi bật là việc duy trì sự cạnh tranh về vấn đề phân chia khu vực ảnh hưởng trong không gian biển. Theo Giáo sư Học viện Hải quân Mỹ Milan Vego, Không quân và Hải quân Mỹ đến nay vẫn chưa có sự hiểu nhau rõ rang về việc không gian trên biển phải nằm trong khu vực trách nhiệm của ai. Ngoài ra, Không quân Mỹ thường cố gắng tìm cách củng cố vai trò lãnh đạo của vị tư lệnh thành phần không quân trong lực lượng liên quân trong tiến hành các chiến dịch đường không trên các chiến trường biển và ven biển. Ông Vego cho rằng, nếu như trong một số kịch bản, điều đó là có thể (khi tiến hành các chiến dịch phi quân sự) hoặc thậm chí là cần thiết (bảo đảm phòng không/phòng thủ tên lửa cho lực lượng mặt đất trên chiến trường ven biển), thì khi tiến hành loạt các hoạt động chiến đấu trên các chiến trường biển và ven biển (cụ thể như xác lập ưu thế trên biển, tác chiến chống các vũ khí A2/AD chuyên dung để đối phó với các lực lượng của hải quân), các chức năng này phải giao cho tư lệnh lực lượng hải quân trong thành phần lực lượng liên quân.
Từ đầu thập niên 1970, tỷ trọng ngân sách quốc phòng mà các bộ Hải quân và Không quân Mỹ nhận được là xấp xỉ nhau, điều đó giúp tạo ra “thế cân bằng sức mạnh” tương đối giữa hai bên. Đồng thời, sự cân bằng này luôn luôn là khá bất ổn định. Các thời kỳ hợp tác chặt chẽ, chủ yếu là trong thời gian các cuộc chiến tranh và khủng hoảng bị thay thế bởi các thời kỳ cạnh tranh ác liệt, chủ yếu là trong những năm giữa các cuộc chiến tranh mà đặc điểm điển hình là sự cắt giảm ngân sách quân sự. Chuyện đó đã xảy ra sau Thế chiến II, sau chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam và chiến tranh lạnh. Một trong những nhiệm vụ được nêu lên của ASB là sau thời kỳ các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, không bắt đầu một vòng đua tranh mới giữa hai quân chủng mà là sự gia tăng lien kết và phối hợp với nhau. Nhưng điều đó xem ra chẳng qua chỉ là lý tưởng khó đạt được mà thôi. Sự cắt giảm chi phí quân sự có nghĩa là sự hợp tác trong khuôn khổ ASB sẽ diễn ra song song với sự giành giật đầu tư ngân sách.
(Còn tiếp)
>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (1)
>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (2)
>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (3)
>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (5)
Nguồn:
"Tác chiến không-biển" bí ẩn / Prokhor Tebin, Aleksandr Ermakov // Oborona, N.6.2014.
VietnamDefence - Sự cạnh tranh và hợp tác giữa Không quân và Hải quân Mỹ trong khuôn khổ học thuyết Tác chiến không-biển.
>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (1)
>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (2)
>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (3)
>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (5)
Sự phối hợp giữa Hải quân và Không quân Mỹ
Không quân và Hải quân Mỹ có kinh nghiệm lâu dài kể cả hợp tác và cạnh tranh. Ngay từ khi xuất hiện lực lượng không quân trong quân đội Mỹ, cả Lục quân và Hải quân Mỹ đều quan tâm đến lực lượng này. Không quân Mỹ đã không hài lòng với việc Hải quân duy trì một lực lượng không quân mạnh, độc lập và đã tìm cách hạn chế nó. Một sự hiểu biết chung về lịch sử phối hợp giữa Không quân và Hải quân Mỹ cũng quan trọng khi xem xét công việc trong khuôn khổ ASB.
Lần đầu tiên, lực lượng không quân của Hải quân Mỹ và của Lục quân Mỹ cùng nhau hành động còn trước khi Mỹ nhảy vào tham gia Thế chiến I - vào năm 1914, các phi công của cả hai quân chủng đã tham gia cuộc can thiệp của Mỹ vào Mexico. Trong Thế chiến I mà Mỹ nhảy vào tham gia khi đã ở giai đoạn cuối, các lĩnh vực hoạt động của không quân lục quân và không quân hải quân Mỹ ít chồng chéo nhau: không quân lục quân tập trung vào trinh sát phục vụ các đơn vị mặt đất và chi viện trực tiếp cho các đơn vị này, còn không quân hải quân tập trung báo tác chiến chống ngầm. Sau Thế chiến I, giữa không quân hải quân và lực lượng không quân (Army Air Corps) vốn nhiều lần đổi tên của Lục quân Mỹ bắt đầu thời kỳ cạnh tranh quyết liệt.
Không quân Mỹ và Hải quân Mỹ có kinh nghiệm hợp tác, cũng như cạnh tranh lâu dài |
Một trong những nỗ lực đầu tiên phân chia trách nhiệm trong lĩnh vực không quân là Thỏa thuận MacArthur-Pratt (MacArthur-Pratt Agreement) ký kết giữa Tư lệnh Lục quân Mỹ Douglas MacArthur và Tư lệnh Hải quân Mỹ William Pratt vào năm 1931. Người ta đã quyết định rằng, hạm đội và không quân của nó sẽ cơ động tối đa và sẽ nhận các nhiệm vụ chiến đấu ngoài khơi xa, còn Lục quân Mỹ và không quân của mình phụ trách nhiệm vụ phòng thủ bờ biển. Tuy nhiên, sau khi Đô đốc Pratt rời khỏi chức vụ Tư lệnh, Hải quân Mỹ bắt đầu né tránh các thỏa thuận này vì lo ngại sự gia tăng vai trò của không quân lục quân. Tùy thuộc theo sự tăng lên hay suy giảm vai trò của hạm đội, chiều rộng dải ven bờ mà không quân lục quân bị dao động mạnh. Ví dụ, vào năm 1937, dải này có độ rộng 555 km.
Trong những năm Thế chiến II, giống như trong các thử nghiệm lớn khác, Hải quân Mỹ và Không quân Lục quân Mỹ đã gạt bỏ những bất đồng. tạm ngừng tranh giành ảnh hưởng và ngân sách, thể hiện công tác chỉ huy đáng tôn trọng mà một trong những ví dụ nổi tiếng nhất là cuộc tập kích đường không Doolittle raid tấn công Tokyo vào ngày 18/4/1942 do các phi công Lục quân Mỹ thực hiện bằng các máy bay ném bom “lục quân” B-25 cất cánh từ boong một tàu sân bay.
Sau khi chiến tranh kết thúc và Không quân Mỹ ra đời như một quân chủng độc lập theo Đạo luật An ninh quốc gia năm 1947, thay cho sự hợp tác lại là sự cạnh tranh quyết liệt. Không quân Mỹ cố gắng duy trì cho mình thế độc quyền tạm thời đối với vũ khí nguyên tử. Bộ chỉ huy Không quân Mỹ cho rằng, với sự xuất hiện của vũ khí nguyên tử và không quân tầm xa với tư cách phương tiện mang chủ yếu của vũ khí này, vai trò của các quân, binh chủng khác của quân đội Mỹ, trong đó có Hải quân Mỹ và vũ khí chính của nó là các tàu sân bay sẽ giảm mạnh. Đỉnh điểm của sự đối đầu này là cái gọi là “cuộc nổi loạn của các đô đốc” năm 1949 mà nhiều người biết tiếng và việc hủy bỏ đóng tàu sân bay United States mà lẽ ra sẽ là siêu tàu sân bay đầu tiên với chức năng chính là tấn công hạt nhân.
Tuy vậy, cần lưu ý rằng, cả trong thời gian cạnh tranh căng thẳng, Không quân và Hải quân Mỹ cũng không ngừng trao đổi kinh nghiệm, các giải pháp thành công và vũ khí trang bị. Ví dụ, các tên lửa không đối không chủ yếu của Mỹ: tầm trung AIM-7 Sparrow và tầm gần AIM-9 Sidewinder ban đầu đã được phát triển theo đơn đặt hàng của Hải quân, nhưng do các loại tên lửa tương tự chế tạo cho Không quân Mỹ có tính năng kém hơn nhiều nên Không quân Mỹ cũng nhận các tên lửa này vào trang bị. Tiêm kích F-4 Phantom II vốn ban đầu cũng được phát triển làm tiêm kích đánh chặn trên hạm, nhưng sau đó lại trở thành tiêm kích chủ lực của Không quân Mỹ.
Đồng thời, trừ phi quá cần thiết, Không quân và Hải quân Mỹ luôn tìm cách thực hiện các chương trình độc lập với cớ có những khác biệt về yêu cầu. Thỉnh thoảng lại có chuyện một quân chủng này áp đặt các chương trình của mình cho quân chủng khác và chuyện này hay gây ra phản ứng. Chẳng hạn, các nỗ lực “hải quân hóa” các tiêm kích F-15 và F-16 đã bị thất bại. Ý tưởng đầy tham vọng chế tạo trên một mẫu cơ sở máy bay ném bom chiến thuật dành cho Không quân Mỹ (F-111A) và máy bay đánh chặn cho Hải quân Mỹ (F-111B) đã gặp phải sự phản kháng kịch liệt của giới quân sự và kết thúc bằng việc Hải quân Mỹ rút khỏi chương trình.
Việc lực lượng không quân Mỹ đánh đắm chủ lực hạm Ostfriesland vào năm 1921 đã gây ấn tượng mạnh cho người đương thời |
Những xung đột như thế hiện nay vẫn diễn ra: Hải quân Mỹ muốn mua tên lửa hành trình SLAM-ER (“họ hàng” xa của tên lửa chống hạm Harpoon) thay vì JASSM phát triển cho Không quân Mỹ; Không quân Mỹ rút khỏi chương trình ban đầu là chung nhằm phát triển và sản xuất bom có điều khiển JSOW; do không thể thỏa thuận về vấn đề chế tạo máy bay không người lái trinh sát-tiến công chung mà chương trình J-UCAS đã bị đóng lại.
Tuy vậy, vẫn như trước đây, khi thật cần thiết, sự hợp tác được tiến hành nghiêm túc và tận tâm tận lực. Ví dụ nổi bật là việc chế tạo họ máy bay F-35 Lightning II. Chương trình này có tầm quan trọng sống còn cả đối với Không quân Mỹ, lần Bộ Hải quân Mỹ, nên việc hợp tác trong khuôn khổ chương trình này là cao nhất - hai bên chia xẻ chi phí, cung cấp cho nhau hạ tầng, các phi công thử nghiệm làm việc chung, thậm chí còn thành lập trung tâm huấn luyện thống nhất, nơi các phi công và kỹ thuật viên của Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ cùng nhau nghiên cứu làm chủ vũ khí trang bị mới và trao đổi kinh nghiệm.
Mặc dù ở đây cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn vì xét theo thông tin có được thì không phải ai trong Hải quân Mỹ cũng thấy là cần mua F-35C mà lại muốn ít nhất là giảm số lượng mua sắm F-35C để mua các máy bay quen thuộc F/A-18E/F Super Hornet và EA-18G Growler. Nhưng ý tưởng này là không thể chấp nhận đối với Thủy quân lục chiến và Không quân Mỹ vì nó sẽ giáng đòn nặng vào F-35B và F-35A, mà phương án thay thế thực sự hiện nay là không có.
Trong những năm 1970, Không quân Mỹ lại bắt đầu tỏ ra quan tâm đến việc tham gia tranh giành ưu thế trên đại dương - hậu thuẫn cho xu hướng này là sự hiện diện của Hải quân Liên Xô ngày càng hùng mạnh. Các máy bay ném bom B-52 đã có thể được sử dụng để trinh sát chiến lược trên biển, rải thủy lôi và tác chiến chống mục tiêu mặt nước, trong những năm 1980, một số phi đội B-52 thậm chí đã được chuyên môn hóa cho các nhiệm vụ trên biển.
Trong thập niên 1990, tất cả các quân chủng của quân đội Mỹ đã vấp phải một thách thức lớn - đó là sự sụp đổ của Liên Xô và chấm dứt chiến tranh lạnh với một đối thủ tương đương về sức mạnh. Thay vào đó, Mỹ tạm thời lâm vào tình thế là siêu cường quân sự duy nhất và bước vào thời kỳ hầu như lien tục có các xung đột cục bộ và chiến dịch quân sự. Tuy vậy, điều đó đã giúp củng cố sự hợp tác giữa Hải quân và Không quân Mỹ: đóng vai trò chủ yếu là lực lượng không quân triển khai trên biển và trên bộ có sự phối hợp chặt chẽ với nhau.
Cũng có thể nói đến sự gia tăng đối kháng tư tưởng nhất định với Lục quân Mỹ do các cách tiếp cận khác nhau - Hải quân và Không quân Mỹ giống nhau về khả năng tung nhanh sức mạnh đến bất cứ nơi nào trên trái đất và ở chỗ các chiến dịch của họ cơ bản mang tính chất “từ xa”. Do đó, gánh nặng chủ yếu tham gia các cuộc xung đột cục bộ nằm trên vai Không quân và Hải quân Mỹ, còn Lục quân Mỹ trong thập niên 1990, sau Chiến tranh Vùng Vịnh, đã không tiến hành các chiến dịch quy mô lớn. Tình thế đã xoay chuyển trong những năm 2000, khi mà nhu cầu của các chiến dịch ở Iraq và Afghanistan đã làm tăng mạnh vai trò của Lục quân Mỹ và chuyển hướng Thủy quân lục chiến Mỹ sang các các chiến dịch trên bộ.
Trong khi đó, cả trong những năm 1990-2000, Không quân và Hải quân Mỹ vẫn tiếp tục tranh giành ảnh hưởng và ngân sách với nhau bất chấp sự tăng cường hợp tác giữa hai bên. Thúc đẩy điều đó là sự cắt giảm quy mô lớn ngân sách quân sự trong thập kỷ 1990. Ví dụ nổi bật là việc duy trì sự cạnh tranh về vấn đề phân chia khu vực ảnh hưởng trong không gian biển. Theo Giáo sư Học viện Hải quân Mỹ Milan Vego, Không quân và Hải quân Mỹ đến nay vẫn chưa có sự hiểu nhau rõ rang về việc không gian trên biển phải nằm trong khu vực trách nhiệm của ai. Ngoài ra, Không quân Mỹ thường cố gắng tìm cách củng cố vai trò lãnh đạo của vị tư lệnh thành phần không quân trong lực lượng liên quân trong tiến hành các chiến dịch đường không trên các chiến trường biển và ven biển. Ông Vego cho rằng, nếu như trong một số kịch bản, điều đó là có thể (khi tiến hành các chiến dịch phi quân sự) hoặc thậm chí là cần thiết (bảo đảm phòng không/phòng thủ tên lửa cho lực lượng mặt đất trên chiến trường ven biển), thì khi tiến hành loạt các hoạt động chiến đấu trên các chiến trường biển và ven biển (cụ thể như xác lập ưu thế trên biển, tác chiến chống các vũ khí A2/AD chuyên dung để đối phó với các lực lượng của hải quân), các chức năng này phải giao cho tư lệnh lực lượng hải quân trong thành phần lực lượng liên quân.
Từ đầu thập niên 1970, tỷ trọng ngân sách quốc phòng mà các bộ Hải quân và Không quân Mỹ nhận được là xấp xỉ nhau, điều đó giúp tạo ra “thế cân bằng sức mạnh” tương đối giữa hai bên. Đồng thời, sự cân bằng này luôn luôn là khá bất ổn định. Các thời kỳ hợp tác chặt chẽ, chủ yếu là trong thời gian các cuộc chiến tranh và khủng hoảng bị thay thế bởi các thời kỳ cạnh tranh ác liệt, chủ yếu là trong những năm giữa các cuộc chiến tranh mà đặc điểm điển hình là sự cắt giảm ngân sách quân sự. Chuyện đó đã xảy ra sau Thế chiến II, sau chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam và chiến tranh lạnh. Một trong những nhiệm vụ được nêu lên của ASB là sau thời kỳ các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, không bắt đầu một vòng đua tranh mới giữa hai quân chủng mà là sự gia tăng lien kết và phối hợp với nhau. Nhưng điều đó xem ra chẳng qua chỉ là lý tưởng khó đạt được mà thôi. Sự cắt giảm chi phí quân sự có nghĩa là sự hợp tác trong khuôn khổ ASB sẽ diễn ra song song với sự giành giật đầu tư ngân sách.
(Còn tiếp)
>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (1)
>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (2)
>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (3)
>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (5)
Nguồn:
"Tác chiến không-biển" bí ẩn / Prokhor Tebin, Aleksandr Ermakov // Oborona, N.6.2014.
Các tin khác
- Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (3)
- Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (2)
- Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (1)
- Chiến thuật tác chiến mới của F-22
- Học thuyết “Tác chiến không-biển” hóa giải chiến lược “chống tiếp cận” của Trung Quốc
- Tôn Tử Binh pháp. Thiên thứ mười ba: Dụng gián
- Tôn Tử Binh pháp. Thiên thứ mười hai: Hoả công
- Tôn Tử Binh pháp. Thiên thứ mười một: Cửu địa
- Tôn Tử Binh pháp. Thiên thứ mười: Địa hình
- Tôn Tử Binh pháp. Thiên thứ chín: Hành quân
- Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (3)
- Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (2)
- Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (1)
- Chiến thuật tác chiến mới của F-22
- Học thuyết “Tác chiến không-biển” hóa giải chiến lược “chống tiếp cận” của Trung Quốc
- Tôn Tử Binh pháp. Thiên thứ mười ba: Dụng gián
- Tôn Tử Binh pháp. Thiên thứ mười hai: Hoả công
- Tôn Tử Binh pháp. Thiên thứ mười một: Cửu địa
- Tôn Tử Binh pháp. Thiên thứ mười: Địa hình
- Tôn Tử Binh pháp. Thiên thứ chín: Hành quân
VietnamDefence - Sự cạnh tranh và hợp tác giữa Không quân và Hải quân Mỹ trong khuôn khổ học thuyết Tác chiến không-biển.
>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (1)
>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (2)
>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (3)
>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (5)
Sự phối hợp giữa Hải quân và Không quân Mỹ
Không quân và Hải quân Mỹ có kinh nghiệm lâu dài kể cả hợp tác và cạnh tranh. Ngay từ khi xuất hiện lực lượng không quân trong quân đội Mỹ, cả Lục quân và Hải quân Mỹ đều quan tâm đến lực lượng này. Không quân Mỹ đã không hài lòng với việc Hải quân duy trì một lực lượng không quân mạnh, độc lập và đã tìm cách hạn chế nó. Một sự hiểu biết chung về lịch sử phối hợp giữa Không quân và Hải quân Mỹ cũng quan trọng khi xem xét công việc trong khuôn khổ ASB.
Lần đầu tiên, lực lượng không quân của Hải quân Mỹ và của Lục quân Mỹ cùng nhau hành động còn trước khi Mỹ nhảy vào tham gia Thế chiến I - vào năm 1914, các phi công của cả hai quân chủng đã tham gia cuộc can thiệp của Mỹ vào Mexico. Trong Thế chiến I mà Mỹ nhảy vào tham gia khi đã ở giai đoạn cuối, các lĩnh vực hoạt động của không quân lục quân và không quân hải quân Mỹ ít chồng chéo nhau: không quân lục quân tập trung vào trinh sát phục vụ các đơn vị mặt đất và chi viện trực tiếp cho các đơn vị này, còn không quân hải quân tập trung báo tác chiến chống ngầm. Sau Thế chiến I, giữa không quân hải quân và lực lượng không quân (Army Air Corps) vốn nhiều lần đổi tên của Lục quân Mỹ bắt đầu thời kỳ cạnh tranh quyết liệt.
Không quân Mỹ và Hải quân Mỹ có kinh nghiệm hợp tác, cũng như cạnh tranh lâu dài |
Một trong những nỗ lực đầu tiên phân chia trách nhiệm trong lĩnh vực không quân là Thỏa thuận MacArthur-Pratt (MacArthur-Pratt Agreement) ký kết giữa Tư lệnh Lục quân Mỹ Douglas MacArthur và Tư lệnh Hải quân Mỹ William Pratt vào năm 1931. Người ta đã quyết định rằng, hạm đội và không quân của nó sẽ cơ động tối đa và sẽ nhận các nhiệm vụ chiến đấu ngoài khơi xa, còn Lục quân Mỹ và không quân của mình phụ trách nhiệm vụ phòng thủ bờ biển. Tuy nhiên, sau khi Đô đốc Pratt rời khỏi chức vụ Tư lệnh, Hải quân Mỹ bắt đầu né tránh các thỏa thuận này vì lo ngại sự gia tăng vai trò của không quân lục quân. Tùy thuộc theo sự tăng lên hay suy giảm vai trò của hạm đội, chiều rộng dải ven bờ mà không quân lục quân bị dao động mạnh. Ví dụ, vào năm 1937, dải này có độ rộng 555 km.
Trong những năm Thế chiến II, giống như trong các thử nghiệm lớn khác, Hải quân Mỹ và Không quân Lục quân Mỹ đã gạt bỏ những bất đồng. tạm ngừng tranh giành ảnh hưởng và ngân sách, thể hiện công tác chỉ huy đáng tôn trọng mà một trong những ví dụ nổi tiếng nhất là cuộc tập kích đường không Doolittle raid tấn công Tokyo vào ngày 18/4/1942 do các phi công Lục quân Mỹ thực hiện bằng các máy bay ném bom “lục quân” B-25 cất cánh từ boong một tàu sân bay.
Sau khi chiến tranh kết thúc và Không quân Mỹ ra đời như một quân chủng độc lập theo Đạo luật An ninh quốc gia năm 1947, thay cho sự hợp tác lại là sự cạnh tranh quyết liệt. Không quân Mỹ cố gắng duy trì cho mình thế độc quyền tạm thời đối với vũ khí nguyên tử. Bộ chỉ huy Không quân Mỹ cho rằng, với sự xuất hiện của vũ khí nguyên tử và không quân tầm xa với tư cách phương tiện mang chủ yếu của vũ khí này, vai trò của các quân, binh chủng khác của quân đội Mỹ, trong đó có Hải quân Mỹ và vũ khí chính của nó là các tàu sân bay sẽ giảm mạnh. Đỉnh điểm của sự đối đầu này là cái gọi là “cuộc nổi loạn của các đô đốc” năm 1949 mà nhiều người biết tiếng và việc hủy bỏ đóng tàu sân bay United States mà lẽ ra sẽ là siêu tàu sân bay đầu tiên với chức năng chính là tấn công hạt nhân.
Tuy vậy, cần lưu ý rằng, cả trong thời gian cạnh tranh căng thẳng, Không quân và Hải quân Mỹ cũng không ngừng trao đổi kinh nghiệm, các giải pháp thành công và vũ khí trang bị. Ví dụ, các tên lửa không đối không chủ yếu của Mỹ: tầm trung AIM-7 Sparrow và tầm gần AIM-9 Sidewinder ban đầu đã được phát triển theo đơn đặt hàng của Hải quân, nhưng do các loại tên lửa tương tự chế tạo cho Không quân Mỹ có tính năng kém hơn nhiều nên Không quân Mỹ cũng nhận các tên lửa này vào trang bị. Tiêm kích F-4 Phantom II vốn ban đầu cũng được phát triển làm tiêm kích đánh chặn trên hạm, nhưng sau đó lại trở thành tiêm kích chủ lực của Không quân Mỹ.
Đồng thời, trừ phi quá cần thiết, Không quân và Hải quân Mỹ luôn tìm cách thực hiện các chương trình độc lập với cớ có những khác biệt về yêu cầu. Thỉnh thoảng lại có chuyện một quân chủng này áp đặt các chương trình của mình cho quân chủng khác và chuyện này hay gây ra phản ứng. Chẳng hạn, các nỗ lực “hải quân hóa” các tiêm kích F-15 và F-16 đã bị thất bại. Ý tưởng đầy tham vọng chế tạo trên một mẫu cơ sở máy bay ném bom chiến thuật dành cho Không quân Mỹ (F-111A) và máy bay đánh chặn cho Hải quân Mỹ (F-111B) đã gặp phải sự phản kháng kịch liệt của giới quân sự và kết thúc bằng việc Hải quân Mỹ rút khỏi chương trình.
Việc lực lượng không quân Mỹ đánh đắm chủ lực hạm Ostfriesland vào năm 1921 đã gây ấn tượng mạnh cho người đương thời |
Những xung đột như thế hiện nay vẫn diễn ra: Hải quân Mỹ muốn mua tên lửa hành trình SLAM-ER (“họ hàng” xa của tên lửa chống hạm Harpoon) thay vì JASSM phát triển cho Không quân Mỹ; Không quân Mỹ rút khỏi chương trình ban đầu là chung nhằm phát triển và sản xuất bom có điều khiển JSOW; do không thể thỏa thuận về vấn đề chế tạo máy bay không người lái trinh sát-tiến công chung mà chương trình J-UCAS đã bị đóng lại.
Tuy vậy, vẫn như trước đây, khi thật cần thiết, sự hợp tác được tiến hành nghiêm túc và tận tâm tận lực. Ví dụ nổi bật là việc chế tạo họ máy bay F-35 Lightning II. Chương trình này có tầm quan trọng sống còn cả đối với Không quân Mỹ, lần Bộ Hải quân Mỹ, nên việc hợp tác trong khuôn khổ chương trình này là cao nhất - hai bên chia xẻ chi phí, cung cấp cho nhau hạ tầng, các phi công thử nghiệm làm việc chung, thậm chí còn thành lập trung tâm huấn luyện thống nhất, nơi các phi công và kỹ thuật viên của Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ cùng nhau nghiên cứu làm chủ vũ khí trang bị mới và trao đổi kinh nghiệm.
Mặc dù ở đây cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn vì xét theo thông tin có được thì không phải ai trong Hải quân Mỹ cũng thấy là cần mua F-35C mà lại muốn ít nhất là giảm số lượng mua sắm F-35C để mua các máy bay quen thuộc F/A-18E/F Super Hornet và EA-18G Growler. Nhưng ý tưởng này là không thể chấp nhận đối với Thủy quân lục chiến và Không quân Mỹ vì nó sẽ giáng đòn nặng vào F-35B và F-35A, mà phương án thay thế thực sự hiện nay là không có.
Trong những năm 1970, Không quân Mỹ lại bắt đầu tỏ ra quan tâm đến việc tham gia tranh giành ưu thế trên đại dương - hậu thuẫn cho xu hướng này là sự hiện diện của Hải quân Liên Xô ngày càng hùng mạnh. Các máy bay ném bom B-52 đã có thể được sử dụng để trinh sát chiến lược trên biển, rải thủy lôi và tác chiến chống mục tiêu mặt nước, trong những năm 1980, một số phi đội B-52 thậm chí đã được chuyên môn hóa cho các nhiệm vụ trên biển.
Trong thập niên 1990, tất cả các quân chủng của quân đội Mỹ đã vấp phải một thách thức lớn - đó là sự sụp đổ của Liên Xô và chấm dứt chiến tranh lạnh với một đối thủ tương đương về sức mạnh. Thay vào đó, Mỹ tạm thời lâm vào tình thế là siêu cường quân sự duy nhất và bước vào thời kỳ hầu như lien tục có các xung đột cục bộ và chiến dịch quân sự. Tuy vậy, điều đó đã giúp củng cố sự hợp tác giữa Hải quân và Không quân Mỹ: đóng vai trò chủ yếu là lực lượng không quân triển khai trên biển và trên bộ có sự phối hợp chặt chẽ với nhau.
Cũng có thể nói đến sự gia tăng đối kháng tư tưởng nhất định với Lục quân Mỹ do các cách tiếp cận khác nhau - Hải quân và Không quân Mỹ giống nhau về khả năng tung nhanh sức mạnh đến bất cứ nơi nào trên trái đất và ở chỗ các chiến dịch của họ cơ bản mang tính chất “từ xa”. Do đó, gánh nặng chủ yếu tham gia các cuộc xung đột cục bộ nằm trên vai Không quân và Hải quân Mỹ, còn Lục quân Mỹ trong thập niên 1990, sau Chiến tranh Vùng Vịnh, đã không tiến hành các chiến dịch quy mô lớn. Tình thế đã xoay chuyển trong những năm 2000, khi mà nhu cầu của các chiến dịch ở Iraq và Afghanistan đã làm tăng mạnh vai trò của Lục quân Mỹ và chuyển hướng Thủy quân lục chiến Mỹ sang các các chiến dịch trên bộ.
Trong khi đó, cả trong những năm 1990-2000, Không quân và Hải quân Mỹ vẫn tiếp tục tranh giành ảnh hưởng và ngân sách với nhau bất chấp sự tăng cường hợp tác giữa hai bên. Thúc đẩy điều đó là sự cắt giảm quy mô lớn ngân sách quân sự trong thập kỷ 1990. Ví dụ nổi bật là việc duy trì sự cạnh tranh về vấn đề phân chia khu vực ảnh hưởng trong không gian biển. Theo Giáo sư Học viện Hải quân Mỹ Milan Vego, Không quân và Hải quân Mỹ đến nay vẫn chưa có sự hiểu nhau rõ rang về việc không gian trên biển phải nằm trong khu vực trách nhiệm của ai. Ngoài ra, Không quân Mỹ thường cố gắng tìm cách củng cố vai trò lãnh đạo của vị tư lệnh thành phần không quân trong lực lượng liên quân trong tiến hành các chiến dịch đường không trên các chiến trường biển và ven biển. Ông Vego cho rằng, nếu như trong một số kịch bản, điều đó là có thể (khi tiến hành các chiến dịch phi quân sự) hoặc thậm chí là cần thiết (bảo đảm phòng không/phòng thủ tên lửa cho lực lượng mặt đất trên chiến trường ven biển), thì khi tiến hành loạt các hoạt động chiến đấu trên các chiến trường biển và ven biển (cụ thể như xác lập ưu thế trên biển, tác chiến chống các vũ khí A2/AD chuyên dung để đối phó với các lực lượng của hải quân), các chức năng này phải giao cho tư lệnh lực lượng hải quân trong thành phần lực lượng liên quân.
Từ đầu thập niên 1970, tỷ trọng ngân sách quốc phòng mà các bộ Hải quân và Không quân Mỹ nhận được là xấp xỉ nhau, điều đó giúp tạo ra “thế cân bằng sức mạnh” tương đối giữa hai bên. Đồng thời, sự cân bằng này luôn luôn là khá bất ổn định. Các thời kỳ hợp tác chặt chẽ, chủ yếu là trong thời gian các cuộc chiến tranh và khủng hoảng bị thay thế bởi các thời kỳ cạnh tranh ác liệt, chủ yếu là trong những năm giữa các cuộc chiến tranh mà đặc điểm điển hình là sự cắt giảm ngân sách quân sự. Chuyện đó đã xảy ra sau Thế chiến II, sau chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam và chiến tranh lạnh. Một trong những nhiệm vụ được nêu lên của ASB là sau thời kỳ các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, không bắt đầu một vòng đua tranh mới giữa hai quân chủng mà là sự gia tăng lien kết và phối hợp với nhau. Nhưng điều đó xem ra chẳng qua chỉ là lý tưởng khó đạt được mà thôi. Sự cắt giảm chi phí quân sự có nghĩa là sự hợp tác trong khuôn khổ ASB sẽ diễn ra song song với sự giành giật đầu tư ngân sách.
(Còn tiếp)
>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (1)
>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (2)
>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (3)
>> Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (5)
Nguồn:
"Tác chiến không-biển" bí ẩn / Prokhor Tebin, Aleksandr Ermakov // Oborona, N.6.2014.
Các tin khác
- Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (3)
- Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (2)
- Bí ẩn học thuyết Tác chiến không-biển (1)
- Chiến thuật tác chiến mới của F-22
- Học thuyết “Tác chiến không-biển” hóa giải chiến lược “chống tiếp cận” của Trung Quốc
- Tôn Tử Binh pháp. Thiên thứ mười ba: Dụng gián
- Tôn Tử Binh pháp. Thiên thứ mười hai: Hoả công
- Tôn Tử Binh pháp. Thiên thứ mười một: Cửu địa
- Tôn Tử Binh pháp. Thiên thứ mười: Địa hình
- Tôn Tử Binh pháp. Thiên thứ chín: Hành quân
No comments:
Post a Comment