Người Hà Nội trước 30 tháng 4 năm 1975
Nếu như với người Sài Gòn, biến cố 30 tháng 4 năm 1975 là một sự chia lìa, một nỗi mất mát và là vết thương khó phai… thì với người Hà Nội, ở một thành phố từng được tuyên truyền bằng mọi giá phải vào giải phóng miền Nam, mở cửa vĩ tuyến 17 để mang ánh sáng tự do và văn minh đến cho đồng bào miền Nam, biến cố 30 tháng 4 là một sự ngỡ ngàng, bàng hoàng và nuối tiếc về một điều gì đó rất mơ hồ. Những người từng tham chiến trong công cuộc “giải phóng miền Nam” chia sẻ kinh nghiệm của họ sẽ cho thấy điều đó.
Tiếc nuối và ngỡ ngàng
Một người lính buồn bã nói: “Đầu tiên mình phải xác định kỹ, kiểu như hai anh em con bố mẹ đã chia nhà, có sổ đỏ riêng, vậy thì người ta chơi với ai, lấy ai là việc của người ta, thì đừng can thiệp vào, đó là chuyện của người ta, cớ gì mà anh bảo người ta chơi với người này người nọ. Như Bắc với Nam đã chia nhau qua vĩ tuyến sau hiệp định Geneve, đã là hai quốc gia, theo quốc tế vậy thì cớ gì anh. Như cuốn truyện viết ra thì được làm phim. Mãi sau này vẫn bị cắt nhiều chữ như truyện gọi người lính phía Nam là quân lực Việt Nam Cộng Hòa, sau này, họ cắt sạch và làm phim, phim trình chiếu hai buổi thì bị cấm...”
Theo nhà văn không muốn nêu tên này, câu chuyện chiến tranh những tưởng đã khép lại sau mốc 30 tháng 4 nhưng trên thực tế, nó chỉ bắt đầu hé lộ và càng về sau, nó càng lộ diện kể từ 30 tháng 4 năm 1975. Và ông cảm thấy xót thương, tiếc nuối cho hàng núi máu xương của thế hệ ông và nhiều thế hệ khác, ông cảm thấy tiếc nuối cho hàng triệu dự án còn đang dở dang và hàng trăm ngàn công trình bị chiến tranh thiêu rụi một cách vô lý.
Và đáng sợ nhất là chiến tranh súng đạn đã kết thúc cách đây 40 năm nhưng chiến tranh tâm hồn vẫn còn dai dẵng mãi cho tới hôm nay và chưa biết bao giờ sẽ ngừng lặng. Vết thương chiến tranh tâm hồn ngày càng toang hoác, tấy mủ và người ta không ngừng nghỉ dày xéo lên nó như một nỗi kiêu hãnh đầy tính bản năng giết tróc.
Ngay ở tuổi thơ và tuổi trẻ của ông, ông hãnh diện mình là một người lính, ông được học trong môi trường chiến tranh và được dạy cho những bài học về lòng hận thù, những bài thơ của Tố Hữu hay những ca khúc của Lưu Hữu Phước, Phạm Tuyên, Trần Hoàn một thời làm sôi sục dòng máu tuổi trẻ của ông, thúc giục đôi chân ông lên đường để thực hiện giấc mơ cứu nước.
Khi vào đến Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn, ông thật sự bị sốc vì miền Nam quá hiện đại, mọi thứ nghèo khổ mà ông từng học, từng nghe nói đều không thấy, chỉ thấy sự giàu có, hoa lệ và hiện đại. Liền lúc đó, không ít người mau chóng chuyển hóa sự hụt hẫng của một anh hùng giải phóngMột người lính
Dường như thế hệ của ông, chừng mười ba tuổi đã được đào tạo tất cả mọi kĩ năng của một người lính trưởng thành mặc dù có người đứng còn thấp hơn mũi súng. Nhưng khi cần thiết, họ sẵn sàng mang súng ra chiến trường và cứ như vậy mà bóp cò, thẳng tiến. Bởi lý tưởng tuổi trẻ bao giờ cũng cao đẹp, trong sáng, thấy bất bình là không chịu nổi. Trong khi đó, từ giáo dục đến tuyên truyền miền Bắc lúc bấy giờ đều nói rằng Việt Nam Cộng Hòa xấu xa, người dân miền Nam nghèo đói, mất tự do và cần những người như ông đến cứu giúp.
Và tuổi trẻ của ông cùng nhiều thế hệ thanh niên miền Bắc đã gửi trọn vào chiến trường miền Nam, đánh miền Nam như một niềm tự hào lớn để thực hiện lý tưởng của tuổi trẻ. Nhưng khi vào đến Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn, ông thật sự bị sốc vì miền Nam quá hiện đại, mọi thứ nghèo khổ mà ông từng học, từng nghe nói đều không thấy, chỉ thấy sự giàu có, hoa lệ và hiện đại. Liền lúc đó, không ít người mau chóng chuyển hóa sự hụt hẫng của một anh hùng giải phóng sang reo vui cướp chiến lợi phẩm của kẻ thắng cuộc.
Và cũng chính vì trải qua quá lâu trong khói lửa chiến tranh, mệt mỏi, thù hận và lý tưởng cháy bỏng, khi chiến thắng, hiện thực đời sống miền Nam phơi bày, nhiều người đã thất vọng, chuyển sang đập phá, hung hãn. Tất cả những biểu hiện này như một sự trả thù chiến tranh phi lý. Và với ông, với tư cách một người cầm bút, ông đã nhiều lần xót xa, tiếc nuối cho hàng tấn sách quí đã bị thiêu rụi trong công cuộc cải cách miền Nam.
Vẫn chưa hết sự phân biệt đối đãi
Một người đàn ông khác, không muốn nêu tên, là cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc sau hiệp định Geneve và trở về miền Nam trong tháng 3 năm 1975, chia sẻ: “Hàng năm, nhà nước chọn và chiếu những phim nói về giải phóng miền Nam và cho chiếu những con người gọi là nhân chứng lịch sử nói về ngày đó. Cho đến bây giờ tôi thấy chẳng tin nữa và cá nhân tôi chưa bao giờ thấy có chuyện giải phóng 30 tháng 4, chẳng có chuyện ấy dâu, nó chỉ là cuộc xâm chiếm. Sự phân biệt đối xử vẫn còn nặng nề…”.
Theo vị này, sai lầm lớn nhất của một dân tộc chính là sự phân biệt đối đãi, xét nhân cách theo lý lịch gia đình và phân bổ công việc theo thành tích chiến tranh. Nhưng ngay cả việc phân bổ công việc theo thành tích chiến tranh cũng có lắm chuyện cười ra nước mắt, một ông bán tiết canh lòng lợn không có chữ nghĩa cũng có thể lên làm chủ tịch xã, thậm chí chủ tịch huyện, một anh học chưa hết phổ thông trung học nắm quyền chủ tịch tỉnh, một anh chưa bao giờ biết trường đại học dài ngắn vuông tròn ra sao lại có thể lên làm nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo đất nước.
Hàng năm, nhà nước chọn và chiếu những phim nói về GPMN và cho chiếu những con người gọi là nhân chứng lịch sử nói về ngày đó. Cho đến bây giờ tôi thấy chẳng tin nữa và cá nhân tôi chưa bao giờ thấy có chuyện giải phóng 30 tháng 4, chẳng có chuyện ấy dâu, nó chỉ là cuộc xâm chiếm. Sự phân biệt đối xử vẫn còn nặng nềMột cán bộ miền Nam tập kết
Tất cả chủ trương xét việc, xét người dựa trên thành tích chiến tranh đã làm cho đất nước vốn nghèo đói sau chiến tranh trở nên rệu rã và toang hoác. Những gì cần giữ lại, người ta không đủ văn hóa để hiểu biết giá trị của nó nên đã cho đập phá, những gì không có giá trị thì lại được phong thánh, lại xem như chân lý. Chính sự sai lầm mang tính khủng hoảng chất xám này đã nhanh chóng đẩy đất nước xuống vực nghèo đói, lạc hậu.
Và sự phân biệt đối đãi theo lý lịch này vẫn còn một vệt nối dài cho đến hôm nay. Hàng triệu thanh niên tài năng đã phải vượt biển, hàng triệu thanh niên tài năng khác không thoát thân được đã cam chịu thân phận cần lao để tồn tại bởi lý lịch của họ không đỏ. Cái chính sách “vừa hồng vừa chuyên” đã giết chết tương lai Việt Nam. Và cũng như bao người lính Cộng sản khác từng ôm lý tưởng giải phóng đất nước, từng chịu cực khổ nơi miền Bắc xa xôi và chịu cảnh vợ trước vợ sau theo chủ trương của đảng, nhà nước, ông cảm thấy gia đình là một hệ lụy của chiến tranh.
Nghĩa là bất kì người lính Cộng sản miền Nam nào tập kết ra Bắc đều được đảng sắp xếp cho cưới một cô vợ người Bắc để tiếp tục sinh ra những người lính Cộng sản khác và xem miền Bắc là quê hương thứ hai. Và ông cũng không thoát khỏi chủ trương này, mặc dù đã có vợ và ba người con ở miền Nam, ông vẫn phải lấy vợ và đẻ tiếp hai người con nữa trên đất Bắc.
Và ngay trên đất Bắc, lý lịch con nhà phong kiến của ông cũng làm khó ông trăm bề, nhiều lúc ông chỉ muốn chết cho xong chuyện.
Khi hai miền nối liền, trở ngại đầu tiên của ông chính là sự chênh lệch thân phận và kiến thức giữa con đời trước và con đời sau. Những người con đời trước tại miền Nam có người là sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nhưng các con sau lại là những người lính Cộng sản trung thành. Quan niệm và tư tưởng của hai bên khác nhau, quyền lợi và rủi ro cũng đối lập nhau. Ông trở thành tấm khiêng chịu đòn.
Ông lấy làm tiếc nuối cho một thời tuổi trẻ, thay vì học hành mở rộng tầm mắt, ông đã dán mắt vào chiến tranh. Và dư âm của nó lại ùa về, che kín tâm hồn ông mỗi khi được mời dự lễ ăn mừng chiến thắng. Với ông, đó là nỗi buồn và là vết thương. Nếu như ai đó reo hò thì ông chỉ thấy âm ỉ một nỗi đau về một thời tuổi trẻ đã tự trầm, trôi hun hút!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
No comments:
Post a Comment