TTIP, một siêu dự án nhằm đồng nhất các chuẩn mực của châu Âu và Mỹ
Biểu tình chống hiệp định TTIP và CETA tại Berlin, Đức ngày 17/09/2016.REUTERS/Fabrizio Bensch
TTIP, dự án về hiệp định tự do mậu dịch xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu sẽ nằm trong chương trình nghị sự của các bộ trưởng Thương Mại Liên Hiệp Châu Âu tại Bratislava ngày hôm nay 23/09/2016.
Mục đích của TTIP là gì ?
Mục tiêu quan trọng nhất của TTIP là thống nhất các quy định mậu dịch giữa hai siêu cường thương mại thế giới.
Trước tiên là để tạo ra nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp, và về lý thuyết là nâng cao thu nhập cho người lao động thông qua việc tăng cường các trao đổi mậu dịch, vốn đã rất dồi dào, giữa hai đối tác, chẳng hạn, mỗi ngày giá trị xuất khẩu của Mỹ xuất sang Châu Âu đạt 700 triệu đô la. Năm 2015, bà Cecilia Malsmström, Cao Ủy Thương Mại của Ủy Ban Châu Âu đã khẳng định : « TTIP tạo ra tiềm lực mạnh mẽ về công ăn việc làm và tăng trưởng ». Trong một nghiên cứu năm 2013, Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Sách Kinh Tế Luân Đôn dự báo mỗi năm Liên Hiệp Châu Âu sẽ thu về được 119 tỉ đô la và Mỹ sẽ thu được 95 tỉ đô la.
Trước tiên là để tạo ra nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp, và về lý thuyết là nâng cao thu nhập cho người lao động thông qua việc tăng cường các trao đổi mậu dịch, vốn đã rất dồi dào, giữa hai đối tác, chẳng hạn, mỗi ngày giá trị xuất khẩu của Mỹ xuất sang Châu Âu đạt 700 triệu đô la. Năm 2015, bà Cecilia Malsmström, Cao Ủy Thương Mại của Ủy Ban Châu Âu đã khẳng định : « TTIP tạo ra tiềm lực mạnh mẽ về công ăn việc làm và tăng trưởng ». Trong một nghiên cứu năm 2013, Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Sách Kinh Tế Luân Đôn dự báo mỗi năm Liên Hiệp Châu Âu sẽ thu về được 119 tỉ đô la và Mỹ sẽ thu được 95 tỉ đô la.
Mỗi đợt đàm phán giữa Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu kéo dài năm ngày. Đợt đàm phán thứ 15 dự kiến sẽ diễn ra vào tuần thứ ba của tháng 10/2016 tại New York. Ngay cả khi Ủy Ban Châu Âu đã công bố bản tóm tắt kết quả đàm phán, nhiều người vẫn phản đối vì họ cho rằng các nội dung này không rõ ràng.
Một lợi thế khác cực kỳ quan trọng cho cả Mỹ và Châu Âu nếu hai bên ký được hiệp định TTIP, đó là trong tương lai, họ sẽ có khả năng áp đặt chuẩn mực lên các nước khác.
Theo cựu tổng giám đốc Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, Mỹ và Châu Âu ký được hiệp định tự do mậu dich xuyên Đại Tây Dương, họ sẽ làm chủ các tiêu chuẩn trên thế giới. Người Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc sẽ phải điều chỉnh các tiêu chuẩn của họ cho phù hợp với tiêu chuẩn Âu-Mỹ. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ : Mỹ đã ký với các đối tác châu Á hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TTP, cũng với những mục tiêu tương tự như hiệp định tự do mậu dich xuyên Đại Tây Dương với Châu Âu.
Nội dung hiệp định TTIP
Nội dung Hiệp Định Tự Do mậu Dịch Xuyên Đại Tây Dương gồm ba phần chính : trao đổi mậu dịch nói chung, hoạt động của các doanh nghiệp và đời sống công dân.
Về nội dung trao đổi mậu dịch hay thị trường, hiệp định có liên quan tới việc xóa bỏ hoặc cắt giảm hàng rào thuế quan, tạo điều kiện cho các công ty thâm nhập được vào thị trường nước ngoài, cho phép các doanh nghiệp tham gia vào các chương trình mời thầu của nhà nước đối tác và cố gắng đảm bảo chỉ các sản phẩm sản xuất tại châu Âu và Mỹ mới được áp dụng theo các quy định của TTIP.
Chẳng hạn, phía Mỹ muốn tìm giải pháp khắc phục tình trạng các nhà sản xuất dầu ôliu của Mỹ phải trả 1.680 đô la thuế quan cho 1 tấn dầu xuất sang Châu Âu trong khi các công ty Châu Âu chỉ phải trả có 34 đô la khi xuất 1 tấn dầu ôliu sang Mỹ.
Nội dung thứ hai liên quan đến « hợp tác theo quy chế » nhằm thống nhất những chuẩn mực chung để tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi giữa các doanh nghiệp, tránh cho các công ty phải áp dụng hai tiêu chuẩn khác nhau cho hai thị trường, ví dụ các tiêu chuẩn về an toàn sản phẩm, kiểm tra chất lượng hoặc nhãn mác. Liên quan đến nội dung này, hai bên rất khó đạt sự đồng thuận trong các cuộc đàm phán về an toàn thực phẩm, sử dụng thuốc trừ sâu, cho phép hay không việc sử dụng hoóc môn tăng trưởng trong chăn nuôi bò.
Nội dung thứ ba liên quan đến việc áp dụng các quy định trong các lĩnh vực cũng rất quan trọng như sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý nguồn gốc thực phẩm, các cơ chế giải quyết tranh chấp. Điểm này có thể đe dọa các quy định bảo vệ thực phẩm châu Âu như pho mát, các sản phẩm thịt đã qua chế biến ...
Tại sao TTIP có nguy cơ đổ vỡ ?
Dự án ký kết Hiệp Định Tự Do mậu Dịch Xuyên Đại Tây Dương có nguy cơ thất bại vì các cuộc đàm phán diễn ra rất chậm và tập trung vào các lĩnh vực liên quan tới toàn thể dân chúng. Điều này khiến TTIP càng có nguy cơ vấp phải nhiều sự phản đối.
Pháp đã yêu cầu ngừng đàm phán về TTIP. Hôm nay 23/09/2106, hãng tin AFP đãn lời bộ trưởng thương mại Pháp cho biết : « Quan điểm của chúng tôi đã rõ ràng : tôi sẽ yêu cầu kết thúc đàm phán ở Bratislava (…) Một thỏa thuận được ký kết nhanh chóng là một thỏa thuận có hại cho nước Pháp ».
Ở Đức, Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch Xuyên Đại Tây Dương được thủ tướng Angela Merkel ủng hộ nhưng phó Thủ tướng Sigmar Gabriel thuộc đảng Xã Hội - Dân Chủ lại phản đối.
Các tổ chức phi quốc tế, các nghiệp đoàn trong lĩnh vực kinh tế không phải lúc nào cũng ủng họ TTIP. Các nhà hoạt động cũng không ngừng đấu tranh, tập trung vào các chủ đề như an toàn thực phẩm, bảo vệ nông dân, các chuẩn mực xã hội, bảo vệ môi trường, sở hữu trí tuệ, dịch vụ công, thậm chí là cả nguy cơ các quyết định của chính phủ bị các các doanh nghiệp chi phối, mối lo phi công nghiệp hóa và các áp lực về tiền lương.
Hôm thứ Bảy tuần trước, hàng triệu người Đức đã tuần hành để phản đối Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch Xuyên Đại Tây Dương.
Lịch trình bầu cử ở các nước cũng tác động khiến việc thông qua TTIP trở nên khó khăn hơn. Ở Mỹ, cả hai ứng viên vào Nhà Trắng là Donald Trump và Hillary Clinton đều phê phán dự án này. Tại Pháp, chiến dịch bầu cử tổng thống đang tới gần, toàn thể giới chính trị đều thể hiện các quan điểm rất cứng rắn.
Cho dù một số nước thành viên châu Âu như Ý, Tây Ban Nha và Anh vẫn ủng hộ Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch Xuyên Đại Tây Dương nhưng khó có thể có khả năng TTIP được ký kết trước khi tổng thống Mỹ Barack Obama kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 01/2017, theo như mục tiêu đề ra ban đầu.
Cùng chủ đề
No comments:
Post a Comment