Bạch Thư
Về
Âm Mưu Của Đảng CS Tàu Chiếm Đoạt Hoàng Sa & Trường Sa
Nguy Cơ Bất Ổn Trong Khu Vực & Thế Giới
Center For VietNam Studies
259 Meridian Avenue, # 7
San Jose, CA. 95126
259 Meridian Avenue, # 7
San Jose, CA. 95126
E-mail : vietresearch@yahoo.com
2008
* * * * *
Mục Lục Phần I : Công Bố
- Dẫn Nhập
- Tuyên Bố của Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ VN về việc TC loan báo Biên Giới Mới trên Biển Đông, ngày 08/08/2006.
- Tuyên Bố của Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ VN về việc TC thiết lập cơ quan hành chánh để quản trị các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ngày 12/12/2007.
- Tuyên Bố số 2 của Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ VN về việc TC thiết lập cơ quan hành chánh gọi là Tam Sa, ngày 21/12/2007.
- Hình và Bản Đồ.
- Tuyên Bố của Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ VN về việc TC loan báo Biên Giới Mới trên Biển Đông, ngày 08/08/2006.
- Tuyên Bố của Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ VN về việc TC thiết lập cơ quan hành chánh để quản trị các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ngày 12/12/2007.
- Tuyên Bố số 2 của Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ VN về việc TC thiết lập cơ quan hành chánh gọi là Tam Sa, ngày 21/12/2007.
- Hình và Bản Đồ.
Phần II : Chủ Quyền VN Về Địa Lý Trên Hoàng Sa & Trường Sa
- Học Gỉả Vũ Hữu San, Địa Lý Biển Đông Với Trường Sa & Hoàng Sa, UBBVSVTLT, 1994.
- Dữ kiện về địa lý : khoảng cách giữa các đảo gần nhất đối với Lục Địa Tàu và VN.
Bản Đồ.
- Dữ kiện về địa lý : khoảng cách giữa các đảo gần nhất đối với Lục Địa Tàu và VN.
Bản Đồ.
Phần III. Chủ Quyền Về Phương Diện Lịch Sử
- Chủ quyền Việt Nam trên Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Tiến Sĩ Trần Huy Bích, Đại Học University of Southern California, 2006.
Phần IV : Chủ Quyền Về Pháp Lý
- La Souveraineté Sur Les Archipels Paracels et Spratleys, Prof. Monique Chemillier-Gendreau, Paris, 1996.
- Conclusions et Bases De Règlement Du Differend, Prof Monique Chemillier-Gendreau, 1996, Paris.
- Conclusions et Bases De Règlement Du Differend, Prof Monique Chemillier-Gendreau, 1996, Paris.
Phần V : Biển Đông & Hoà Bình, An Ninh Trong Vùng
- “Biển Đông và An Ninh trong Vùng Đông Nam Á” GS Nguyễn Văn Canh, Viện Nghiên Cứu Hoover về Chiến Tranh, Cách Mạng và Hoà Bình, Đại Học Stanford và Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Việt Nam, 1995.
Phần Kết Luận
- Các Bản Đổ cổ về Hoàng Sa và Bìa 2.
* * * * *
- Các Bản Đổ cổ về Hoàng Sa và Bìa 2.
* * * * *
Phần I : Công Bố
I. Dẫn Nhập
Ngày 10/05/2008 Lấn chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của TC và An Ninh trong vùng và thế giới Đảng Cộng Sản TC (TC) vào tháng 6 năm 2006 phổ biến một bản đồ vẽ Biển Đông của Việt Nam mà người ta quen gọi là Biển Nam Hải là lãnh hải mới của TC. Bản đồ mới này gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Rồi đến, tháng 11/2007, TC chính thức thiết lập một cơ quan hành chánh địa phương, lấy tên là Tam Sa, thuộc quyền tỉnh Hải Nam để công khai quản trị hai vùng quần đảo này. Đứng trước sự việc TC ngang nhiên chiếm lãnh hải của VN, Đảng Cộng Sản VN (VC) từ cả hai chục năm nay chỉ đưa ra lời tuyên bố rỗng tuyếch gọi là phản kháng. Chúng không có một hành vi nào để bảo vệ lãnh thổ của VN. Việc bán nước bọt đó chỉ là hành vi che dấu sự chuyển nhượng âm thầm đất đai của Việt Nam cho TC.
Chủ Nghĩa Bá Quyền của TC (CHNDTH) và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa VN (CHXHCNVN).
Vào năm 1992, CHNDTH ban hành một đạo luật tuyên bố rằng Biển Đông là của chúng, rằng bất cứ tàu quân sự hay tàu khoa học nào của ngoại quốc đi ngang qua Biển Đông phải xin phép chính quyền TC, nếu không sẽ bị đánh đắm. Sau đó, TC ra tuyên cáo cấm ngư dân Việt đánh cá trong Biển Đông, hoặc loan báo các cuộc tập trận trong vùng. Vào tháng 07/2007, một đơn vị Hải Quân TC bắn chết 1 ngư dân Việt và làm một số bị thương, cũng như đánh chìm ngư thuyền Việt, gần đảo Trường Sa vì lý do “xâm phạm lãnh hải” của chúng. Vụ bắn giết này xảy ra trước sự chứng kiến của tàu Hải Quân của VC. Tàu ấy chỉ đứng nhìn … Trong khi đó, TC công khai tuyên bố rằng đã có 'thoả thuận chung' giữa TC và VC về chủ quyền của TC trên vùng biển này.
Ngoài ra, vào năm 1999, hai bên đã ký một hiệp ước phân định biên giới phía Bắc VN. VC đã nhượng đất cho TC. Nhiều dãy núi trước đây là của VN thuộc tỉnh Hà Giang và Lạng Sơn nay thuộc lãnh thổ TH. Năm 2000, chúng ký một hiệp ước khác, nhượng 11 ngàn km2 thuộc Vịnh Bắc Việt cho TC. Mới đây, tháng 11/2007, khi Quốc Vụ Viện của CHNDTH thiết lập huyện Tam Sa để chính thức quản trị các quần đảo của VN, cả ngàn sinh viên Việt Nam tại các Đại Học Hà Nội và Sài Gòn biểu tình phản kháng. Không hài lòng với các cuộc biểu tình của sinh viên Việt, Tần Cương, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao TC trách cứ (báo chí quốc tế dùng chữ chided) lãnh đạo CHXHCNVN về sự việc này. Lê Dũng thuộc Bộ Ngoại Giao CHXHCNVN biện bạch rằng CHXHCNVN không đỡ đầu các cuộc phản kháng ấy và gọi đó là các hành vi 'tự phát' (1). Sau đó, hàng ngàn mật vụ và quân nhân mặc quần áo dân sự, được huy động để triệt tiêu các cuộc biểu tình phản kháng để thoả mãn những yêu sách của quan thày của chúng ngồi ở Bắc Kinh. Việc bóp nghẹt các cuộc biểu tình đó đến nay còn tiếp diễn ở Hà Nội và Sài Gòn. Sinh viên bị hăm doạ, gồm cả việc cảnh sát xâm phạm vào thân thể sinh viên, và tống giam họ vào các các trại tù để thoả mãn các đòi hỏi của TC.
CHXHCNVN dưới sự lãnh đạo của VC, ngày nay trở thành một thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An của Liên Hiệp Quốc, lại đóng vai trò tay sai cho TC bành trướng về phía Nam. Ở vị trí này, CHXHCNVN trở thành công cụ cho TC để kiểm soát Biển Đông, như thế kiểm soát hành lang đường biển giữa Đông và Tây. Khả năng quân sự của TC đang được kiện toàn và phát triển, nay gồm cả hoả tiễn liên lục địa và võ khí chống hoả tiễn đang làm cán cân quân sự thay đổi trong vùng Đông Á và như thế có ảnh hưởng đến tình hình thế giới. Về căn cứ bí mật Hải Quân mới được xây ở Hải Nam là Tam Á, mà Richard Fisher của Tạp Chí Jane's Intelligence Review số ra ngày 15/04/2008 nói rằng 'căn cứ ấy có thể chứa được 6 hàng không mẫu hạm và khoảng 20 tàu ngầm nguyên tử loại 094'. Căn cứ ấy được thiết lập là nhằm mục tiêu bành trướng này, ngoài căn cứ quân sự (như phi trường trên Đảo Phú lâm) đã được xây trên quần đảo Hoàng Sa và được sử dụng như là tiền đồn cho các cuộc hành quân quân sự tiến về phía Nam. Việc vẽ lại bản đồ nới rộng lãnh hải của TC và bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa mà không gập một phản ứng tích cực nào của CHXHCNVN là một bằng chứng rằng VC đóng góp vào tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.
Các hoả tiễn nguyên tử liên lục địa trang bị từ các tàu ngầm này là loại có nhiều đầu đạn nguyên tử. Căn cứ Tam Á sẽ giúp cho tàu ngầm 094 có chỗ trú ẩn sâu dưới 5000 thước tây trong vùng Nam đảo Hải Nam.
Các hoả tiễn nguyên tử liên lục địa trang bị từ các tàu ngầm này là loại có nhiều đầu đạn nguyên tử. Căn cứ Tam Á sẽ giúp cho tàu ngầm 094 có chỗ trú ẩn sâu dưới 5000 thước tây trong vùng Nam đảo Hải Nam.
Vấn đề này chắc chắn sẽ gây ra bất ổn trong vùng và trên căn bản đó, CHXHCNVN không thích ứng với vai trò của một thành viên của tổ chức quốc tế có uy tín.
Mặt khác, trong những năm qua, lãnh đạo của TC nói rất nhiều về tham vọng của họ trong việc khống chế Biển Đông. Hơn nữa, Chì hạo Điền, Bộ trưởng Quốc Phòng, kiêm Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương của TC trong bài nói chuyện cho cán bộ quân đội vào ngày 18/08/2005 với để tài “Chiến Tranh Không Xa Chúng Ta” đã công khai nói rõ ý định của họ và đưa ra những đường nét chính trong âm mưu chinh phục thế giới, “dù rằng có phải hi sinh ½ dân số TC”. Trong tình thế này, người ta không loại bỏ sự đóng góp của Ban lãnh đạo VC cho các nỗ lực của TC như là một công cụ trong tuyến đầu để thực hiện âm mưu này để phục vụ quan thày đang che chở cho chúng. Như thế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng cho đời sống của nhân loại và là nguyên do đe doạ cho toàn thể thế giới.
Vì lý do này, chúng ta
- nêu ra vấn đề này để báo động cho Liên Hiệp Quốc về nguy cơ mà CHXHCNVN, một thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc sẽ gây ra cho hoà bình thế giới, và kêu gọi quí vị ấy tìm cách ngăn chặn để VC ngưng đóng vai trò tay sai đó. Mặt khác, chúng ta kêu gọi tất cả thành viên Liên Hiệp Quốc trục xuất CHXHCNVN ra khỏi tổ chức của quí vị vì đang chơi trò chơi hai mặt nguy hiểm : khi chấp nhận làm Hội Viên LHQ là để đóng góp cho Hoà Bình của thế giới, CHXHCNVN lại âm thầm phục vụ như một công cụ nguy hiểm cho TC mà quôc gia này lại âm mưu phá hủy mục tiêu cao quí đó. Là một quốc gia chư hầu của TC, CHXHCNVN sẽ tích cực và mạnh mẽ đóng góp vào mục tiêu bành trướng của TC và như vậy gây tang tóc đau thương cho toàn thế giới.
- cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới tự do và các hội viên LHQ áp dụng các biện pháp thích hợp để đối phó với Nước Tàu Đỏ để
A) Phần đất của Việt Nam trên biên giới phía Bắc, và chừng 11 ngàn km2 trong vùng Vịnh phải được trả về cho chân chính sở hữu chủ. Đó là dân tộc Việt Nam. Việc chuyển nhượng năm 1999 và 2000 là hành vi bất hợp pháp mà Đảng Công Sản VN thực hiện với Đảng CS Tàu. Đây không phải do nhân dân Việt Nam thực hiện.
B). Quần Đảo Hoàng Sa và một số chừng 20 đảo trong Quần Đảo Trường Sa cũng phải được trao trả cho nhân dân Việt Nam. Các đảo ậy bị TC cướp đoạt bằng bạo lực trong những năm 1956, 1974 và 1988.
Những kẻ sử dụng bạo lực để chiếm đoạt đất đai của người khác không thể được tưởng thưởng vì đó là sự khuyến khích để các hành vi bất hợp pháp của chúng được tiếp tục.
C) Kế hoạch bành trướng phải bị ngăn chặn và Nước Tàu Đỏ phải trở thành một thành viên văn minh của Cộng Đồng thế giới.
B). Quần Đảo Hoàng Sa và một số chừng 20 đảo trong Quần Đảo Trường Sa cũng phải được trao trả cho nhân dân Việt Nam. Các đảo ậy bị TC cướp đoạt bằng bạo lực trong những năm 1956, 1974 và 1988.
Những kẻ sử dụng bạo lực để chiếm đoạt đất đai của người khác không thể được tưởng thưởng vì đó là sự khuyến khích để các hành vi bất hợp pháp của chúng được tiếp tục.
C) Kế hoạch bành trướng phải bị ngăn chặn và Nước Tàu Đỏ phải trở thành một thành viên văn minh của Cộng Đồng thế giới.
Làm như thế là LHQ đóng góp vào mục tiêu hoà bình.
Thành viên Liên Hiệp Quốc cần có can đảm chấm dứt những điều xấu, không để chúng xảy ra.
Kèm theo đây là một số tài liệu chứng minh Biển Đông là một phần lãnh thổ của Việt Nam từ cổ thời và chứng minh rằng âm mưu lấn chiếm của TC có sự đồng loã của VC là nguồn gốc gây ra bất ổn trong vùng và cho cả thế giới. Đại diện Tổng Hộ Cựu Tù Nhân Chính Trị sẽ đến gặp một số giới chức Liên Hiệp Quốc và một số giơi chức các quốc gia lớn về mối nguy cơ này. Các tài liệu gồm có :
1) Các bản tuyên bố của Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ về
a) Chủ Quyền của Việt Nam trên Biển Đông (2006) ;
b) TC thiết lập huyện Tam Sa để hợp thức hoá sự chiếm sứ Biển Đông (2007), và
c) Chiến thuật của TC làm giảm bợt căn thẳng do Sinh Viên Viêt nam biểu tình (2007).
2) Dữ Kiện về Địa Lý và Bản Đồ chứng minh Chủ Quyền Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa
3) Chủ Quyền về Lịch Sử của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa
4) Chủ Quyền về Pháp Lý của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa
5) Biển Đông và An Ninh trong Vùng và Thế giới../.
Thành viên Liên Hiệp Quốc cần có can đảm chấm dứt những điều xấu, không để chúng xảy ra.
Kèm theo đây là một số tài liệu chứng minh Biển Đông là một phần lãnh thổ của Việt Nam từ cổ thời và chứng minh rằng âm mưu lấn chiếm của TC có sự đồng loã của VC là nguồn gốc gây ra bất ổn trong vùng và cho cả thế giới. Đại diện Tổng Hộ Cựu Tù Nhân Chính Trị sẽ đến gặp một số giới chức Liên Hiệp Quốc và một số giơi chức các quốc gia lớn về mối nguy cơ này. Các tài liệu gồm có :
1) Các bản tuyên bố của Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ về
a) Chủ Quyền của Việt Nam trên Biển Đông (2006) ;
b) TC thiết lập huyện Tam Sa để hợp thức hoá sự chiếm sứ Biển Đông (2007), và
c) Chiến thuật của TC làm giảm bợt căn thẳng do Sinh Viên Viêt nam biểu tình (2007).
2) Dữ Kiện về Địa Lý và Bản Đồ chứng minh Chủ Quyền Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa
3) Chủ Quyền về Lịch Sử của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa
4) Chủ Quyền về Pháp Lý của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa
5) Biển Đông và An Ninh trong Vùng và Thế giới../.
(1) Trong mối bang giao giữa các quốc gia, không bao giờ và cũng chưa bao giờ có xảy ra những hành vi miệt thị công khai ở mức như thế và người ta chứng kiến tinh thần chịu đựng như vậy của lảnh đạo VC ở mức rất cao. Đặc biệt là cách cư xử này lại phát xuất từ một viên chức cấp thấp về ngoại giao của TC đối với lãnh đạo VC và đã xảy ra nhiều lần trong vài chục năm nay. Cách đối xử như thế đối với lãnh đạo VC trong quá khứ từ họ Hồ trở xuống còn được cả hai bêu dấu kín ; chỉ có ít tin tức bị tiết lộ về sau Trong hiện tại lãnh đạo về Đảng như Nông Đức Mạnh, và nhà nước như Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng ... vẫn tỏ ra hài lòng công khai chấp nhận cách đối xử ấy. Thí dụ như vụ bắn giết ngư phủ Việt ở Trường Sa một tháng trước khi Nguyễn minh Triết đi TC vào tháng 05/2007, hay đang xảy ra khi Nguyễn phú Trọng, Chủ Tịch Quốc Hội đang thăm TC. Họ vẫn tỏ ra vui vẻ, tươi cười, lại còn tuyên bố : bang giao giữa 2 đảng và 2 quốc gia đã được “nâng lên một cầm cao mới”, như Nông Đức Mạnh bị thư ký của Hồ Cẩm Đào gọi điện thoại trách cứ về vụ sinh viên Việt biểu tính chống TC xâm chiến Hoàng Sa và Trường Sa vào tháng 12/2007, đã nói : “Vì tình hữu nghị đời đời bền vững với TC, lãnh đạo Việt Nam sẵn sàng hiến dâng tất cả !”. (theo Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc Phòng Úc). Người ta còn ngạc nhiên hờn nữa là Đảng VC áp dụng mọi biện pháp ngăn chặn sinh viên biểu tình chống quân xâm lăng,. Và Đảng này đã thanh công ; như lời Nguyễn tấn Dũng tuyên bố “bảo đảm ” rước đuốc Bắc Kinh vào tháng 4 vừa qua được an toàn, nghĩa là không có biểu tình chống đối gây xá trộn. Lãnh đạo VC còn làm hơn những gì mà Bắc kinh đòi hỏi : cho cảnh sát mặc sắc phục bảo vệ chừng 30 thanh niên TC biểu tình trước Toà Đại Sứ TC ngay tại Hà Nội với khẩu hiệu “Hoàng Sa và Trường Sa là của TC” vào tháng 12/2007 và cảnh sát cũng bảo vệ từ 150-200 thanh niên TC ăn mặc đồng phục Olympic 2008 với cờ quạt ngang nhiên và kiêu hãnh diễn hành công khai, nói tiếng Tàu một cách ồn ào như một thách đố với toàn thể dân tộc Việt, ngay trên đường phố Sài Gòn vào 29/04 vừa qua.
II. Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ Tuyên Bố
II. Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ Tuyên Bố
Về việc TC vẽ lại bản đồ biên giới trong đó gồm cả Biển Đông vào tháng 6, 2006 Trong tháng 6, 06, cục Bản Đồ của TC phổ biến một bản đồ mới, vẽ lại ranh giới nước TC, nói rằng để điều chỉnh lại cho đúng.Trong đó TC vẽ lại bản đồ vùng Biển Đông.
Nhìn vào bản đồ mới, diện tích lãnh hải này đã được TC nới rộng thêm rất nhiều : về phía Tây, đường ranh ấy tiến sát gần bờ biển Việt Nam hơn. So với bản đồ mà học gỉa Choon Ho Park kèm theo trong bài viết cho Tập San, Đại Học Luật Harvard trước đây, ranh giới mới vùng biển này khác xa.
Nếu lấy kinh tuyến 109 làm chuẩn, thì các khác biệt tại vài vùng như sau :
- Từ bờ biển quận Tư Nghĩa, Tỉnh Quảng Ngãi, phía dưới vĩ tuyến 15, khoảng cách tới đường ranh của bản đồ 1978 của TC được tính là chừng 120 hải lý. Với bản đồ 2006, khoảng cách đó chỉ còn chừng 70 hải lý. Sai biệt là 50 hải lý.
- Từ hải cảng Cam Ranh, Nha Trang, phía trên vĩ tuyến 12, khoảng cách tới đường ranh của bản đồ 1978 là chừng 230 hải lý. Nay khoảng cách đó chỉ còn độ 45 hải lý. Sai biệt là 185 hải lý.
- Từ hải cảng Cam Ranh, Nha Trang, phía trên vĩ tuyến 12, khoảng cách tới đường ranh của bản đồ 1978 là chừng 230 hải lý. Nay khoảng cách đó chỉ còn độ 45 hải lý. Sai biệt là 185 hải lý.
Vào đầu thập niên 1980, Lê minh Nghĩa, Chủ Tịch Ủy Ban Thềm Lục Địa,Văn Phòng Thủ Tướng VC, phàn nàn rằng vùng Biển Đông có 3,5 triệu km2, TC muốn chiếm 3 triệu. Nay phần diện tích mà TC muốn chiếm sẽ gia tăng nhiều hơn, vì khoảng cách đường ranh với bờ biển các quốc gia hải cận, như Phi Luật Tân, Mả Lai Á cũng bị thu ngắn thêm.
Đây là hành vi lấn chiếm mới nhất trên Biển Đông của Đảng Cộng Sản TC. Tưởng cũng nên nhắc lại các hành vi lấn chiếm đã qua liên quan đến hải phận Việt Nam của nhóm theo đuổi chủ nghĩa bá quyền TC trên Biển Đông.
- Vào năm 1956, Hải Quân TC đánh chiếm vùng phía Đông của quần đảo Hoàng Sa là Tuyên Đức và 19/01/1974, chúng đánh chiếm nốt khu Nguyệt Thiềm về phía Tây của Quần đảo này. Hải Quân Việt Nam Công Hoà được đưa ra bảo vệ, nhưng không giữ được sau các trận đánh khốc liệt
- Vào ngày 04/09/1958, Thủ tướng TC là Chu ân Lai tuyên bố TC là chủ Biển Đông gồm cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và 10 ngày sau Việt Cộng Phạm văn Đồng với tư cách Thủ tướng gửi ngay một công hàm công nhận bản tuyên bố đó.
- Đến năm 1988, TC đưa Hải Quân xuống phía Nam, đánh chiếm 6 đảo thuộc Trường Sa. Đến năm 1992, theo các hãng thông tấn quốc tế thì chúng chiếm cả thẩy 8 đảo. Nay, xem lại các đảo trên bản đồ, thì có tất cả trên 10 đảo thuộc vào tay chúng. Cũng vào năm 1992, chúng dựng một cột mốc trên đảo Đa Lạc, 1 trong 10 đảo ấy để đánh dấu Chủ Quyền.
- Vào tháng 02/1992, Quốc Hội TC ban hành một đạo luật tuyên bố rằng những tầu chiến và tầu khoa học đến Biển Đông dù chỉ đi qua, phải xin phép, nếu không sẽ bị đánh chìm.
- Tháng 05/1992, TC ký một khế ước với công ty Crestone, một công ty dầu hoả nhỏ của Hoa Kỳ có trụ sở ở Denver, Colorado, cho phép công ty này tìm dò dầu hoả trên một diện tích là 25 ngàn km2, ở ngoài khơi Trung Việt. Một phần vùng này trùng với một khu vực mà Việt Cộng đã nhượng cho công ty Total của Pháp tìm dò dầu hoả. Tuy nhiên, cuối thập niên 1980, Total đã bỏ đi vì tìm không thấy dầu. Chủ tịch Công ty dầu Thompson này còn tuyên bố rằng Hải Quân TC hứa sẽ dùng võ lực bảo vệ hoạt động của công ty này.
- Vào ngày 04/09/1958, Thủ tướng TC là Chu ân Lai tuyên bố TC là chủ Biển Đông gồm cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và 10 ngày sau Việt Cộng Phạm văn Đồng với tư cách Thủ tướng gửi ngay một công hàm công nhận bản tuyên bố đó.
- Đến năm 1988, TC đưa Hải Quân xuống phía Nam, đánh chiếm 6 đảo thuộc Trường Sa. Đến năm 1992, theo các hãng thông tấn quốc tế thì chúng chiếm cả thẩy 8 đảo. Nay, xem lại các đảo trên bản đồ, thì có tất cả trên 10 đảo thuộc vào tay chúng. Cũng vào năm 1992, chúng dựng một cột mốc trên đảo Đa Lạc, 1 trong 10 đảo ấy để đánh dấu Chủ Quyền.
- Vào tháng 02/1992, Quốc Hội TC ban hành một đạo luật tuyên bố rằng những tầu chiến và tầu khoa học đến Biển Đông dù chỉ đi qua, phải xin phép, nếu không sẽ bị đánh chìm.
- Tháng 05/1992, TC ký một khế ước với công ty Crestone, một công ty dầu hoả nhỏ của Hoa Kỳ có trụ sở ở Denver, Colorado, cho phép công ty này tìm dò dầu hoả trên một diện tích là 25 ngàn km2, ở ngoài khơi Trung Việt. Một phần vùng này trùng với một khu vực mà Việt Cộng đã nhượng cho công ty Total của Pháp tìm dò dầu hoả. Tuy nhiên, cuối thập niên 1980, Total đã bỏ đi vì tìm không thấy dầu. Chủ tịch Công ty dầu Thompson này còn tuyên bố rằng Hải Quân TC hứa sẽ dùng võ lực bảo vệ hoạt động của công ty này.
Trên đây không kể đến các hành động khác của TC có mục đích “hành sử chủ quyền” như lên tiếng chống lại VC khi VC xây dựng một công trình nào đó trên một hòn đảo mà VN đang quản trị, như trước đây khi một công ti Du Lịch ở Nha Trang thuộc Hải Quân của VC đưa một toán gồm hơn 100 du khách dưới danh nghĩa đi du lịch, thăm một dàn đang khoan dầu trong Biển Đông.
Âm Mưu Lấn Chiếm Thêm
Âm Mưu Lấn Chiếm Thêm
Vào tháng 12/2005, một phái đoàn đại diện Ngoại Giao VC họp ở Bắc Kinh, loan báo rằng hai bên sẽ họp và xúc tiến công tác nghiên cứu thăm dò dầu khí chung trong vùng Biển Đông. Trong khi đó, TC kêu gọi sớm thực hiện công tác này. Việc hợp tác chung này nêu ra vấn đề là : VC bắt đầu lùi một bước khác để cho TC tiến thêm một bước tiến vào vị trì làm chủ Biển Đông. Từ vị trí Không Có Gì, TC được mời vào ngồi khai thác tay đôi với VC. Công tác này được thực hiện dưới danh nghĩa hợp tác, để cùng nhau chia lợi. Như vậy là hợp thức hoá vị trí chủ quyền cho TC, dù chỉ là ½. Việc này sẽ được giải thích là vì lợi ích của 2 quốc gia, ngõ hầu đánh lạc hướng dư luận, y như đã xảy ra trong vùng Vịnh trước đây, dù phải cắt 11 ngàn km2 cho TC, cũng vì lợi ích của 2 dân tộc.
Về phía TC thì TC luôn coi Biển Đông thuộc chủ quyền của chúng. Kể từ thời Hồ chí Minh vào thập niên 1950, và qua các hoạt động xác nhận chủ quyền cả bằng võ lực về sau, TC không bao giờ nhìn nhận VN có chủ quyền trong vùng này. Với bản đồ vừa mới phổ biến, khi hợp tác chung như vậy, TC lại là chủ nhân ông ban cấp cho VC được tham dự vào việc tìm dò, rồi khai thác tài nguyên và hay nói khác đi, VC chỉ là một kẻ đứng bên ngoài được gia ân và hưởng phần chia.
Tóm lại, hợp tác chung tìm dò dầu khí và khai thác tài nguyên, kể cả trong lòng Biển Đông là một bước khác của VC tìm cách giúp hợp pháp hoá chủ quyền của TC trên Biển Đông trong tiến trình dâng đất dâng biển cho TC kể từ thời Hồ chí Minh cho đến nay.
Trên Vùng Vịnh Bắc Việt
Theo bản đồ của Crane nêu trên, TC từ lâu đã vẽ đường phân chia vùng vịnh mà chúng đòi hỏi. Căn cứ vào đó, TC ngay từ những năm 1980 và 1990 đã có các hoạt động xác nhận chủ quyền : như trong nhiều lần trong nhiều năm đưa tầu khoa học để tìm dò dầu hoả vào Vịnh Bắc việt hoạt động. Có lần, tầu của TC vào sát cửa bể Thái Bình, cách cửa bể có 70 cây số (tương đương với 37 hải lý) để tìm dò dầu hoả. Chúng hoạt động có bài bản theo đuổi mục tiêu này : Các tầu ấy hoạt động tại một địa điểm sâu trong vịnh về phía Việt Nam, trong vòng chừng 1 hay 2 tuần, rồi khi VC lên tiếng xác nhận chủ quyền, thì chúng rút đi, và tuyên bố rằng công tác khảo cứu đã hoàn tất. Việc này làm cho VC tưởng rằng vì phản đối của VC, dù chỉ tuyên bố xuông, nên TC đã ngưng công tác tìm kiếm. Đó là chưa kể đến các hoạt động đánh cá liên tục của ngư dân TC vào sát bờ bể Việt Nam trong thời gian này.
Đến năm 2000, Nông Đức Mạnh (là Tổng Bí Thư Đảng CSVN), chủ tịch nước Trần đức Lương đi Bắc Kinh để ký hai hiệp ước về phân chia ranh giới và hiệp ước đánh cá chung trong vùng vịnh.
Về hiệp ước phân chia Vịnh, nếu so sánh với bản đồ Crane mà TC đưa ra mấy chục năm trước, thì đường phân ranh do hiệp ước 2000 vẽ lại về chủ quyền vùng Vịnh Bắc Việt, thì không có gì khác biệt. Cũng cần nhấn mạnh lại rằng với hiệp ước 2000 này VC đã nhượng 11 ngàn km2 cho TC, nếu so với làn ranh mà Công Ước Constan 1887 của Hiệp Ước Thiên tân (1885) qui định.
Còn về Hiệp Ước Đánh Cá Chung, thì có 2 vùng : Vùng phía Nam Vĩ tuyến 20 với thời hạn là 12 năm và có thể gia hạn thêm 3 năm và vùng quá độ, nhỏ hơn, về phía Bắc Đảo Bạch Long Vĩ, có thời hạn là 4 năm. Tại vùng phía Nam vĩ tuyến 20, mỗi bên kết ước góp vào 30,5 hải lý để có một diện tích là 35 ngàn km2 hay khoảng 29 % tổng số diện tích của Vịnh. Đó là sự lấn chiếm 'hợp pháp' mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chính thức nhượng về phần Vịnh cho TC.
Về hoạt động lấn chiếm trong Vịnh kể cả từ khi VC ký hiệp ước, TC tỏ ra là chủ nhân ông trong toàn thể vùng Vịnh, nghĩa là kể cả phần phía Đông đường ranh mới, một cách công khai và trắng trợn trước mặt của Đảng CSVN.
Vào ngày 08/01/2005, 3 tàu tuần cảnh của Hải Quân TC với trang bị tối tân vây, bắn vài ngư thuyền (bằng gỗ) của ngư dân thuộc Thanh Hoá tại một địa điểm khoảng 12 cây số về phía Tây của đường ranh mới, gần điểm chuẩn 14 trên đường phân ranh theo hiệp ước 2000. Nói khác đi, địa điểm này nằm hoàn toàn trong phần lãnh hải của Việt Nam. Các tàu Hải Quân đó khi đến gần ngư thuyền của Việt Nam, chúng hạ cờ TC, và bất thần nổ súng, giết chết ngay 8 ngư phủ trong một thuyền, đánh đắm các thuyền khác và bắt sống một số ngư phủ, mang vể giam tại Hải Nam (không kể khoảng 84 ngư dân Việt khác vào thời điểm ấy đang bị giam tại đó vì bị bắt từ trước). Một thuyền khác trong nhóm này đang hoạt động ở xa, thấy sự việc xảy ra, bỏ chạy. Ngư thuyền này bị đuổi theo, mang nhiều vết đạn, chạy thoát về đến tận đất liền tỉnh Thanh Hoá. Lúc đó tàu Hải Quân TC mới bỏ đi. Đó là chưa kể đến việc việc ngư dân TC 'trấn lột' cá của ngư dân Việt trong vùng vịnh, 'vì không có giấy phép hành nghề' dù trong phần lãnh hải của VN. Việc trấn lột này như vậy là do Hiệp Ước Đánh Cá Chung 'ban cấp' cho họ.
Ngoài ra, từ 2001 (dù lúc đó hiệp ước mới được ký sơ bộ, và chưa được Quốc Hội VC phê chuẩn) đã có cả ngàn vi phạm lãnh thổ của ngư dân TC trong địa phận tỉnh Quảng Bình. Riêng năm 2002, có hơn 1 ngàn vụ. Ngư dân TC đã coi toàn vùng Vịnh Bắc Việt như phần đất của chúng. Và như vậy, ngư dân Việt chỉ còn hành nghề 'hợp pháp' trong vùng mà một quốc gia hải cận có chủ quyền lảnh hải là 12 hải lý mà thôi. Năm 2005, VC lại có nhượng bộ khác là có một thoả hiệp mới với TC để Hải Quân TC và VC cùng với nhau 'tuần tra' trong vùng Vịnh.
Ủy Ban Long Trọng Tuyên Bố
Ủy Ban Long Trọng Tuyên Bố
I. Với TC
1. Hiệp Ước phân định lại vùng Vịnh Bắc Việt và đánh cá chung là do Đảng CSVN thực hiện với Đảng Cộng Sản TC. Đây là hành vi bất hợp pháp của Đảng CSVN. Ủy Ban đòi hỏi tối thiểu là đường ranh do Công Ước Constan 1887 được sử dụng làm căn bản để giải quyết tranh chấp này. Nhân dân Việt Nam phủ nhận hành vi này của Đảng Công Sản Việt Nam.
2. Toàn vùng Biển Đông trong đó có cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. TC đã mang quân xuống đánh chiếm Hoàng Sa vào những năm 1956 và 1974 ; đánh chiếm 10 đảo thuộc Quần đảo Trường Sa từ năm 1988. Các hành vi khác kể cả việc vẽ lại bản đồ vào tháng 06/2006 vừa qua là bất hợp pháp, có mục đích là thực hiện chủ nghĩa bá quyền của TC. Tất cả các hoạt động này là bất hợp pháp.
II. Với VC :
2. Toàn vùng Biển Đông trong đó có cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. TC đã mang quân xuống đánh chiếm Hoàng Sa vào những năm 1956 và 1974 ; đánh chiếm 10 đảo thuộc Quần đảo Trường Sa từ năm 1988. Các hành vi khác kể cả việc vẽ lại bản đồ vào tháng 06/2006 vừa qua là bất hợp pháp, có mục đích là thực hiện chủ nghĩa bá quyền của TC. Tất cả các hoạt động này là bất hợp pháp.
II. Với VC :
1. Hành vi chuyển nhượng tài sản của quốc dân Việt Nam dù bất cứ lý do gì, nhất là để đổi lại việc ngoại bang yểm trợ ngõ hầu giữ vững địa vị và quyền lợi là một trọng tội đối với dân tộc. Quốc dân Việt Nam không bao giờ tha thứ cho các hành vi ấy.
2. Về việc TC vẽ lại Bản Đồ trên vùng Biển Đông, đây là một hành vi công khai tích cực lấn chiếm lãnh hải của Việt Nam. VC chỉ phản ứng lấy lệ, nói xuông rằng theo lịch sử Biển Đông là của VN, kêu gọi giữ nguyên trạng để thưong thảo. Các phản ứng yếu ớt này đã được nghe thấy từ cả mấy thập niên nay, được nhắc đi nhắc lại, cốt ý là để cho mọi người biết rằng VC có phản ứng. Ngay cả đến trường hợp, khi Hải Quân TC bắn giết công dân của VN, phản ứng cũng chỉ ở mức ấy, lấy lệ và kêu gọi thương thuyết, và chấm dứt hành vi như vậy, và không dám đi xa hơn hay mạnh hơn. Hầu hết các hành vi của TC tỏ ra không nương tay đối với lãnh đạo Đảng CSVN kể cả xúc phạm đến danh dự của họ dù họ là Thừa Sai Tự Nguyện.
3. Vì Đảng CS độc quyền lãnh dạo quốc gia, mà lại không cho phép quốc dân tham dự vào việc bảo vệ lãnh hải, bảo vệ chủ quyền quốc gia, Ủy Ban đòi hỏi VC lâm thời tối thiểu phải hành động theo Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Phạm vi ranh giới vẽ trong bản đồ của TC đã trắng trợn vi phạm lãnh thổ VN. Theo điều 56, thì thẩm quyền chuyên độc về kinh tế của quốc gia hải cận là 200 hải lý và điều 76 qui định về Thềm Lục Địa cũng là 200 hải lý. TC đã vi phạm cả hai đều này.VC đã gia nhập Công Ước vào 25/07/1994, TC : ngày 07/06/1996. Cả hai đều là thành viên quốc tế theo luật này, và điều 287 của Phần XV của Công Ước về giải quyết các tranh chấp có trù liệu các biện pháp pháp lý cần thiết, trong đó có phân giải của Toà án quốc tế.
4. Ủy Ban cũng đòi hỏi lãnh đạo VC phải chấm dứt nhiệm vụ thừa sai cho ngoai bang, phải can đảm tích cực bảo vệ lãnh thổ và nhất là chấm dứt hành vi hay hành động liên quan đến âm mưu nhượng thêm kể cả hợp thức hoá chủ quyền trên Biển Đông cho kẻ thù của dân tộc. Không một lý do nào, kể cả sợ hãi quan Thày, mà lặng thinh trước vấn đề này có thể được chấp nhận.
5. Ủy Ban cũng cảnh cáo rằng nhờ vai trò thừa sai này của VC, chẳng bao lâu kẻ thù truyền kiếp của dân tộc sẽ vẽ lại ban đồ trên đất liền trong đó toàn thể nước Việt Nam sẽ là một tỉnh của TC.
2. Về việc TC vẽ lại Bản Đồ trên vùng Biển Đông, đây là một hành vi công khai tích cực lấn chiếm lãnh hải của Việt Nam. VC chỉ phản ứng lấy lệ, nói xuông rằng theo lịch sử Biển Đông là của VN, kêu gọi giữ nguyên trạng để thưong thảo. Các phản ứng yếu ớt này đã được nghe thấy từ cả mấy thập niên nay, được nhắc đi nhắc lại, cốt ý là để cho mọi người biết rằng VC có phản ứng. Ngay cả đến trường hợp, khi Hải Quân TC bắn giết công dân của VN, phản ứng cũng chỉ ở mức ấy, lấy lệ và kêu gọi thương thuyết, và chấm dứt hành vi như vậy, và không dám đi xa hơn hay mạnh hơn. Hầu hết các hành vi của TC tỏ ra không nương tay đối với lãnh đạo Đảng CSVN kể cả xúc phạm đến danh dự của họ dù họ là Thừa Sai Tự Nguyện.
3. Vì Đảng CS độc quyền lãnh dạo quốc gia, mà lại không cho phép quốc dân tham dự vào việc bảo vệ lãnh hải, bảo vệ chủ quyền quốc gia, Ủy Ban đòi hỏi VC lâm thời tối thiểu phải hành động theo Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Phạm vi ranh giới vẽ trong bản đồ của TC đã trắng trợn vi phạm lãnh thổ VN. Theo điều 56, thì thẩm quyền chuyên độc về kinh tế của quốc gia hải cận là 200 hải lý và điều 76 qui định về Thềm Lục Địa cũng là 200 hải lý. TC đã vi phạm cả hai đều này.VC đã gia nhập Công Ước vào 25/07/1994, TC : ngày 07/06/1996. Cả hai đều là thành viên quốc tế theo luật này, và điều 287 của Phần XV của Công Ước về giải quyết các tranh chấp có trù liệu các biện pháp pháp lý cần thiết, trong đó có phân giải của Toà án quốc tế.
4. Ủy Ban cũng đòi hỏi lãnh đạo VC phải chấm dứt nhiệm vụ thừa sai cho ngoai bang, phải can đảm tích cực bảo vệ lãnh thổ và nhất là chấm dứt hành vi hay hành động liên quan đến âm mưu nhượng thêm kể cả hợp thức hoá chủ quyền trên Biển Đông cho kẻ thù của dân tộc. Không một lý do nào, kể cả sợ hãi quan Thày, mà lặng thinh trước vấn đề này có thể được chấp nhận.
5. Ủy Ban cũng cảnh cáo rằng nhờ vai trò thừa sai này của VC, chẳng bao lâu kẻ thù truyền kiếp của dân tộc sẽ vẽ lại ban đồ trên đất liền trong đó toàn thể nước Việt Nam sẽ là một tỉnh của TC.
Làm tại California ngày 08/08/2006.
Đại Diện : GS Nguyễn Văn Canh
Đại Diện : GS Nguyễn Văn Canh
III. Bản Lên Tiếng Của Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ Về Việc TC Thiết Lập Cơ Quan Hành Chánh Tam Sa.
Gần đây nhà cầm quyền TC thiết lập một cơ quan hành chánh cấp huyện lấy tên là Tam Sa để quản trị 3 vùng quần đảo trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Huyện Tam Sa là một phần của thuộc tỉnh Hải Nam.
Đây là một bước tiến mới trong hoạt động tuyên bố về chủ quyền trong chủ thuyết bành trướng lãnh hải của TC với mưu đồ hợp thức hoá chủ quyền của chúng trên hai quần đảo ấy của Việt Nam.
Về Hoàng Sa, vào năm 1956, khi quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam, có một khoảng trống quyền lực quân sự, TC đưa quân đền chiếm khu phía Đông của Hoàng Sa là Tuyên Đức. Lúc đó Quân Đội quốc gia Việt Nam mới được thành lập, không đủ sức mạnh Hải Quân để bảo vệ vùng này. Rồi đến năm 1974, vào thời điểm quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam, TC lại đem quân chiếm nốt phần phía Tây của quần đảo này là Nguyệt Thiềm. Lúc đó quân lực Việt Nam Cộng Hoà gửi Chiến Hạm ra trấn giữ. Hải Quân Việt Nam giao tranh ác liệt với Hải Quân TC và đánh chìm 2 Chiến Hạm của chúng. Tuy nhiên, Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà đã không đủ sức bảo vệ lãnh hải của ông cha để lại.
Từ năm 1988, biết rằng Liên Bang Sô Việt không còn tham vọng khống chế vùng này, và không ngăn chặn sự bành trướng của TC về phía Nam, TC mang quân xuống chiếm một số đảo của Trường Sa. Việt cộng không kháng cự nổi. Đến năm 1992, chúng chiếm cả thày 8 đảo và đặt mốc chủ quyền trên đảo Đa Lạc.
Năm 1992, Quốc Hội TC ban hành một đạo luật tuyên bố rằng vùng Đông hải của Việt Nam là lãnh hải của TC, rằng các tàu quân sự và tàu khoa học đi qua khu vực này phải xin phép, nếu không sẽ bị đánh chìm.
Tháng 06/2006 vừa qua, chúng phổ biến một bản đồ mới. Đường ranh của Bản đồ này vào sát bờ biển Việt Nam, chiếm luôn cả một phần thềm lục địa Việt Nam mà Luật biển 1982 qui định là 200 hải lý.
Về hành sử chủ quyền, gần đây nhất, ngày 09//07/2007, TC bắn vào thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam ở một địa điểm cách xa bờ biển Việt Nam 300 km, một ngư dân bị giết và nhiều người bị thương. Ba tháng trước đó hồi tháng 04/2007, cũng đã có xảy ra những bắn giết tương tự, vì TC cấm tàu Hải Quân của Việt cộng và ngư dân Việt hoạt động tại vùng này. Sự việc giết người này xảy ra trước khi Nguyễn minh Triết đi thăm TC vào tháng 05. TC còn đe doạ các công ty ngoại quốc khai thác dầu khỉ trong phần lãnh hải của Việt Nam : phản đối công ty BP đặt ống dẫn khí đốt từ Nam Côn Sơn vào đất liền. Vì vậy, vào ngày 14/06, BP chính thức từ bỏ dự án đã ký với Việt cộng tìm dò dầu hoả tại một khu phía Nam Trường Sa vì lý do trên.
Huyện Tam Sa được thiết lập là để TC hợp thức hoá sự hành sử chủ quyền của chúng trên vùng Biển Đông của Việt Nam.
Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ long trọng tuyên cáo :
1) Đối với TC. Ủy Ban cực lực lên án hành vi xâm lăng từng bước của chúng nhằm chiếm trọn Biển Đông của Việt Nam và vụ thiết lập quận Tam Sa là hành vi mới nhất. Dân tộc Việt Nam không bao giờ chấp nhận các hành vi xâm lược này.
2) Đối với Việt cộng : Ủy Ban đòi hỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam phải có trách nhiệm giữ gìn lãnh thổ lãnh hải của tiền nhân để lại.
2) Đối với Việt cộng : Ủy Ban đòi hỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam phải có trách nhiệm giữ gìn lãnh thổ lãnh hải của tiền nhân để lại.
Trong suốt hơn nửa thế kỷ chiếm quyền, Đảng Cộng Sản Việt Nam với sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, nhất là gần 2 thập niên qua, kể từ ngày Việt Cộng thiết lập bang giao với TC vào tháng 11/1991, đã hoặc âm thầm hay công khai xúc tiến mạnh mẽ và hoàn tất tiến trình việc dâng hiến đất đai của tổ quốc cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. Âm thầm chuyển như “thoả thuận chung” về thẩm quyền lãnh hải của TC trên vủng Trường Sa mà TC viện dẫn để biện hộ cho việc bắn giết ngư phủ Việt vào ngày 09/07 vừa qua.Công khai như các hiệp ước phân chia lãnh thổ và vùng Vịnh Bắc Việt mà các Đảng Cộng sản Việt Nam và TC đã thoả thuận và ký kết vào năm 1999 và 2000.
Các biến cố xâm lăng liên tục trong những năm gần đây của TC chứng tỏ sự khuất phục của Việt cộng đối với quan thày của chúng. Mỗi khi có một biến cố, kể cả giết ngư phủ Việt hành nghề kể trên, Việt cộng cũng chỉ nhắc đi nhắc lại một mâi một câu : 'về lịch sử, Việt Nam có bằng cớ không thể tranh cãi có chủ quyền trên Biển Đông',trong khi đó lãnh thổ và lãnh hải dần dần thu hẹp. Vì độc quyền lãnh đạo, Đảng này đã tiếp tay cho quan thày tiêu diệt mọi lực lượng chống đối, bóp nghẹt mọi tiếng nói. Vì thế tiềm lực dân tộc bị hủy hoại, khó có thể giữ gìn được cõi bờ. Ngày 10/12 vừa qua, hàng trăm thanh niên sinh viên kiêu hùng của dân tộc tại 2 trường Đại Học Hà Nội và Sài Gòn đã bắt đầu phất cao ngọn cờ : chống TC Xâm Lăng, chống Bành Trướng,và còn hô khẩu hiệu : Thanh Niên Việt Nam Bảo Vệ Tổ Quốc, dù có âm mưu ngăn chặn các cuộc biểu tình ấy của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sinh viên tại Sài Gòn chất vấn nẩy lửa “thành đoàn” về biến cố này. Thanh niên Việt đã công khai đứng lên nhận trách nhiệm bảo vệ tổ quốc.
Chỉ có thể bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ, Đảng Cộng Sản phải ra đi. Và sự kiện biểu tình này của Sinh Viên là khởi đầu một tiến trình mới cho dân tộc trong nhiệm vụ bảo vệ cõi bờ.Viêt cộng không còn có thể ngậm miệng được nữa. Chúng không còn lựa chọn nào khác : hoặc chúng phải đứng về phía Dân Tộc, hoặc phải đứng về phía TC và tiếp tục làm thừa sai cho ngoại bang.
Làm tại California 12/12/2007
Đại Diện : GS Nguyễn Văn Canh
Đại Diện : GS Nguyễn Văn Canh
IV. Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ Về Vụ Tam Sa Lần Thứ 2
Báo South China Morning Post xuất bản tại Hồng Kông ngày 18/12/2007 đang tin rằng một số viên chức Hải Nam đã bác bỏ chuyện có lập Tam Sa trong nghị trình làm việc của họ.
Bài của tác giả Kristine Kwok mang tự đề ‘Kế Hoạch Quy Hoạch Các Hải Đảo Thành Thành Phố Đã Bị Bác Bỏ’, nói rằng ‘cuộc tranh cãi ngoại giao giữa TC và VN nay có diễn biến mới’.
Vẫn theo nguồn tin nầy chính quyền địa phương nói họ không có kế hoạch thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa để quản lý ba quần đảo, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa.
Viên chức chính quyền Văn Xương, tỉnh Hải Nam, nói họ chỉ quản lý Tam Á (Sanya), chứ không phải Tam Sa.
Sự việc này có ý nghĩa gí ? Việc thiết lập huyện Tam Sa là do Quốc Vụ Viện (QVV) của TC thực hiện vào cuối tháng 11. QVV là cơ quan quyền lực cao nhất trong hệ thống chính quyền của quốc gia này. Tỉnh Hải Nam chỉ là một cơ quan chính quyền địa phương, có nhiệm vụ thi hành nhiệm vụ mà chính quyền trung ương giao cho.
Giới chức chính quyền Văn Xương, Hải Nam không thể bác bỏ lệnh của một cấp cao hơn trong hệ thống công quyền. Mặt khác, lý do viện dẫn để bác bỏ quyết định của QVV là có “tranh chấp về ngoại giao giữa Việt Nam và TC”. Lý do này không thể biện minh được quyết định ấy của Hải Nam, vì lẽ một cấp hành chánh địa phương không có quyền can dự vào công tác bang giao với nước khác.
Vậy giải thích như thế nào sự việc này ? Ta thấy rằng các cơ quan chính quyền trong hệ thống cộng sản chỉ là một đoàn thể ngoại vi của Đảng CS. Đảng CS TC (TC) ra lệnh cho QVV làm ra một đạo luật căn bản là thiết lập Huyện Tam Sa. Nay vì gặp trở ngại mà Đảng thấy có tầm quan trọng, nên cho phép một cơ quan hành chánh địa phương bác bỏ quyết định của cơ quan cao hơn, thay vì chính QVV phải thu hồi đạo luật ấy. Đó là một bước thụt lùi.
Câu hỏi kế tiếp : trở ngại đó là gì đến nỗi một cơ quan cấp dưới như tỉnh Hải Nam lại dám bác bỏ quyết định của cấp trên, một cơ quyền lực cao nhất nước ? Đó là “ sức ép ngoại giao” như Bản tin nói. Sức ép này có phải đến từ Đảng Cộng Sản Việt Nam (VC) không ? Câu trả lời là không, vì các đối thoại giữa Tần Cương và Lê Dũng và cả phát biểu của Tổng Bí Thư VC Nông đức Mạnh cho thấy VC rất e dè, quá sợ sệt và tỏ ra nhu nhược trước kẻ đàn anh TC : Thí dụ Tần Cương không ngần ngại “mắng” (Báo chí quốc tế dùng động từ CHIDED) VC về việc để cho thanh niên sinh viên biểu tình chống TC xâm lăng, Lê Dũng chỉ dám trả lời rằng biểu tình ấy là “tự phát”, dù TC biết rằng các cuộc biểu tình không phải do VC lãnh đạo, xúi dục, mà trái lại VC còn cố gắng ngăn cản, nhưng không thành công.
Vậy sức ép đó là các cuộc biểu tình trong hai ngày chủ nhật : 09 và 16/12 vừa qua mà ra.
Tóm lại, TC đã ý thức được sức mạnh của dân tộc Việt qua các cuộc biểu tình kể trên và rõ ràng nhượng bộ các đòi hỏi của thanh niên sinh viên Việt Nam. Cộng sản biết rằng biểu tình là một phương thức đấu tranh có tấm quan trọng lớn lao trong mọi hoạt động của Đảng, kể cả thực hiện âm mưu chiếm chính quyền. Trước khí thế đó của thanh viên sinh viên VN chúng lẳng lặng rút lui, nhưng để cho tỉnh Hải Nam tuyên bố bác bỏ cơ quan mà Trung Ương lập ra trong mưu đồ xâm lăng lãnh hải của Việt Nam. Đây là chiến thuật của chúng để chờ cho tình thế lắng dịu rối lại tiến bước.
Ủy Ban Nghiêm Khắc Đòi Hỏi
I. Đối Với TC :
TC phải chấm dứt mọi âm mưu lấn chiếm Biển Đông của Việt Nam. TC phải làm các việc sau đây :
A). Về phương diện Tuyên Bố Chủ Quyền :
1) QVV ra một văn kiện khác để hủy bỏ văn kiện thành lập Huyện Tam Sa mà chúng ban hành vào cuối tháng 11/2007 vừa qua.
2) Hủy bỏ tất cả các bản đồ mà chúng đã vẽ từ các thập niên 1970 trong đó Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong lãnh hải TC ; đặc biệt là Bản Đồ mới nhất được phổ biến vào tháng 06/2006 vừa qua. Ranh giới của Bản này nằm sát bờ biển VN : Khoảng cách từ bờ biển quận Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi ra tới ranh giới mới đó chỉ còn 70 hải lý ; và từ hải cảng Cam Ranh, chỉ còn 45 hải lý. Sự lấn chiếm này bao trùm cả thềm lục địa và khu vực đặc quyền kinh tế của quốc gia hải cận như VN mà Công ước quốc tế 1982 qui định là 200 hải lý.
Khoảng cách đó có mưu đồ bót nghẹt sự sinh tồn của dân tộc Việt.
3) Hủy bỏ đạo luật mà chúng ban hành tháng 02/1992 trong đó TC tuyên bố chúng có chủ quyển trên toàn vùng Biển Đông.
1) QVV ra một văn kiện khác để hủy bỏ văn kiện thành lập Huyện Tam Sa mà chúng ban hành vào cuối tháng 11/2007 vừa qua.
2) Hủy bỏ tất cả các bản đồ mà chúng đã vẽ từ các thập niên 1970 trong đó Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong lãnh hải TC ; đặc biệt là Bản Đồ mới nhất được phổ biến vào tháng 06/2006 vừa qua. Ranh giới của Bản này nằm sát bờ biển VN : Khoảng cách từ bờ biển quận Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi ra tới ranh giới mới đó chỉ còn 70 hải lý ; và từ hải cảng Cam Ranh, chỉ còn 45 hải lý. Sự lấn chiếm này bao trùm cả thềm lục địa và khu vực đặc quyền kinh tế của quốc gia hải cận như VN mà Công ước quốc tế 1982 qui định là 200 hải lý.
Khoảng cách đó có mưu đồ bót nghẹt sự sinh tồn của dân tộc Việt.
3) Hủy bỏ đạo luật mà chúng ban hành tháng 02/1992 trong đó TC tuyên bố chúng có chủ quyển trên toàn vùng Biển Đông.
B) Về phương diện Hành Sử Chủ Quyền
1) TC phải chấm dứt mọi hoạt động trên vùng Biển Đông : như cấm chỉ ngư dân Việt đánh cá trong vùng này. Trong tháng 07 vừa qua : Hải Quân TC bắn chết một ngư dân Việt và làm bị thương một số khác đang đánh cá tại một địa điềm cách Việt Nam 300 km về phía Nam, gân đảo Trường Sa có sự chứng kiến của Hải Quân VC (đứng nhìn cảnh giết người này).
2) Chấm dứt đe doạ các công ti dầu ngoại quốc tìm dò dầu khí tại Biển Đông : như đe doạ BP của Anh dù đã ký khế ước tìm dò dầu khí khiến công ti này phải bỏ đi ; hủy bỏ hợp đồng với Crestone đã ký vào tháng 5 năm 1992 cho phép công ti này tìm dò dầu khì trong một khu vực 25 ngàn km2, ngoài khơi Trung Việt.
3) Trả lại toàn bộ quần Đảo Hoàng Sa và khoảng 20 đảo trong vùng Trường Sa (12 đảo trong một nhóm ở phía Bắc và 8 đảo trong một nhóm ở phía Nam) ;
4) Hủy bò Bia chủ quyền đặt trên Đảo Đa Lạc vào năm 1988.
1) TC phải chấm dứt mọi hoạt động trên vùng Biển Đông : như cấm chỉ ngư dân Việt đánh cá trong vùng này. Trong tháng 07 vừa qua : Hải Quân TC bắn chết một ngư dân Việt và làm bị thương một số khác đang đánh cá tại một địa điềm cách Việt Nam 300 km về phía Nam, gân đảo Trường Sa có sự chứng kiến của Hải Quân VC (đứng nhìn cảnh giết người này).
2) Chấm dứt đe doạ các công ti dầu ngoại quốc tìm dò dầu khí tại Biển Đông : như đe doạ BP của Anh dù đã ký khế ước tìm dò dầu khí khiến công ti này phải bỏ đi ; hủy bỏ hợp đồng với Crestone đã ký vào tháng 5 năm 1992 cho phép công ti này tìm dò dầu khì trong một khu vực 25 ngàn km2, ngoài khơi Trung Việt.
3) Trả lại toàn bộ quần Đảo Hoàng Sa và khoảng 20 đảo trong vùng Trường Sa (12 đảo trong một nhóm ở phía Bắc và 8 đảo trong một nhóm ở phía Nam) ;
4) Hủy bò Bia chủ quyền đặt trên Đảo Đa Lạc vào năm 1988.
II. Đối Với VC :
Khi thiết lập huyện Tam Sa, TC hoàn tất công tác trong tiến trình Tuyên Bố Chủ Quyền trên phương diên Quốc Tế Công Pháp. Khi sự việc này xảy ra, Nhóm lãnh đạo VC vẫn im tiếng. Sự im lặng của chúng tương đương với sự đồng ý, hay mặc thị thừa nhận việc xâm lăng của TC. Khi sinh viên thanh niên biết được sự việc này và phản ứng, chúng cố gắng tìm cách ngăn chặn. Văn thư đề ngày 07/12/2007 cấm sinh viên biểu tình của Phó hiệu trưởng trường Đại Học Công Nghệ Hà Nội, có tên là Hà Quang Thụy là một thí dụ. Phó Hiệu trưởng là bí thư Đảng ủy, là người nắm quyền quyết định mọi việc trong cơ sở này. Văn thư đó còn đòi hỏi cả các “thủ trưởng” phải góp phần vào việc ngăn chặn biểu tình. Ngoài ra, có rất nhiều tin tức cho thấy con số mật vụ được lãnh đạo VC tung ra để ngăn cản rất to lớn. Con số mật vụ được tung ra tại TC nhiều gấp 3 lần con số sinh viên biểu tình là 800 người. Chúng đi sát với từng sinh viên để lôi kéo từng người. Chúng cũng thuyết phục sinh viên chấm dứt biểu tình. Chúng hăm doạ như mời sinh viên về đồn cảnh sát đê “làm việc”… Khi bị Tần Cương, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao TC quở trách, Lê Dũng của VC biện hộ rằng : đây là biểu tình tự phát, nghĩa là VC không chủ trương chống lại sụ xâm lăng của TC và không dám trả lời quở trách của Tần Cương. Nông Đức Mạnh cũng bày tỏ một thái độ tương tự. Quả thực, VC có ngăn cấm biểu tình của sinh viên, trước khi sự việc ấy xảy ra như Lê Dũng khai với Tần Cương một cách chính thức.
Ngoài ra, do sức ép của quần chúng về việc xâm lăng trắng trợn này, Lê Dũng cũng vẫn có một lời tuyên bố rỗng tuyếch như từ nhiều chục năm qua, khi nói rằng “ VN có đầy đủ bằng cớ lịch sử và pháp lý không thể chối cãi được về chủ quyền trên Biển Đông”, trong khi đó lãnh thổ bị thu hẹp dần.
Vừa mới vài ngày qua, khi nghe tin tỉn Hải Nam hủy bỏ việc thành lập huyện Tam Sa, nhóm lãnh đạo VC nắm lấy cơ hội phản ứng lại đối với sự xâm chiếm lãnh hải của TC. Chúng xì một tin tức cho biết rằng Tỉnh Khánh Hoà sẽ phản đối việc lập Tam Sa của TC mà trước đó lãnh đạo chóp bu của Đảng không dám làm, để chạy tội. Bản tin đó nói “ Theo lịch làm việc, chiều 21/12 sau khi nghe Thường trực HĐND báo cáo về việc Quốc vụ viện TC phê chuẩn thành lập thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam (TC), bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, HĐND tỉnh Khánh Hoà sẽ thông qua Nghị quyết phản đối việc làm sai trái của phía TC”. “Sẽ ra thông cáo” là để dò xét xem các quan thày Bắc Kinh phản ứng như thế nào ?
Lãnh đạo VC hãy chấm dứt sự hèn nhát của mình. Phải trở về với dân tộc để được tha thứ. Để bảo vệ đất tổ, VC phải
A) Về vùng Trường Sa va Hoàng Sa :
1) Công bố và ngưng mọi âm mưu mà TC gọi là hai bên đã có « nhận thức chung » mà TC đã công khai nêu ra trong việc VC đồng ý ngầm chuyển nhượng vùng Biển Đông cho TC.
2) Tìm mọi biện pháp đòi lại Hoàng Sa và bảo vệ Trường Sa. Công khai hoá các biện pháp ấy.
3) Chấm dứt các biện pháp chia rẽ, hù doạ và dùng các thủ thuật lưu manh đối với các sinh viên đứng lên bảo vể đất tổ.
B) Các vùng biên giới và Vịnh Bắc Việt, VC phải có trách nhiệm đòi lại phần đất đã chuyển nhượng qua các hiệp ước 1999 và 2000.
1) Biên giới trên đất liền : Các dãy núi tại tỉnh Hà Giang là Núi Đất hay 1509 thuộc huyện Vị Xuyên nay đã trở thành Lão Sơn của TC ; Núi Bạc hay 1250 thuộc huyện Yên Minh, nay là Giải Âm Sơn thuộc TC ; và các dãy khác : 1545,772, 233. Tại Lạng Sơn, các dãy 820, 636 thuộc xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định ; khu vực Bình Độ 400 sau cột mốc 26 thuộc huyện Cao Lộc cũng đã thuộc TC.
2) Vùng Vịnh Bắc Việt : Đã nhượng cho TC 11 ngàn km2 và với Hiệp Ước Nghề Cá, VC đã nhượng cho TC quyền ưu tiên đánh cá cho ngư dân TC làm thiệt hại đến sự sống còn của ngư dân Việt, và cả những tài nguyên trong lòng biển.
1) Công bố và ngưng mọi âm mưu mà TC gọi là hai bên đã có « nhận thức chung » mà TC đã công khai nêu ra trong việc VC đồng ý ngầm chuyển nhượng vùng Biển Đông cho TC.
2) Tìm mọi biện pháp đòi lại Hoàng Sa và bảo vệ Trường Sa. Công khai hoá các biện pháp ấy.
3) Chấm dứt các biện pháp chia rẽ, hù doạ và dùng các thủ thuật lưu manh đối với các sinh viên đứng lên bảo vể đất tổ.
B) Các vùng biên giới và Vịnh Bắc Việt, VC phải có trách nhiệm đòi lại phần đất đã chuyển nhượng qua các hiệp ước 1999 và 2000.
1) Biên giới trên đất liền : Các dãy núi tại tỉnh Hà Giang là Núi Đất hay 1509 thuộc huyện Vị Xuyên nay đã trở thành Lão Sơn của TC ; Núi Bạc hay 1250 thuộc huyện Yên Minh, nay là Giải Âm Sơn thuộc TC ; và các dãy khác : 1545,772, 233. Tại Lạng Sơn, các dãy 820, 636 thuộc xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định ; khu vực Bình Độ 400 sau cột mốc 26 thuộc huyện Cao Lộc cũng đã thuộc TC.
2) Vùng Vịnh Bắc Việt : Đã nhượng cho TC 11 ngàn km2 và với Hiệp Ước Nghề Cá, VC đã nhượng cho TC quyền ưu tiên đánh cá cho ngư dân TC làm thiệt hại đến sự sống còn của ngư dân Việt, và cả những tài nguyên trong lòng biển.
TC đã ý thức được sức mạnh của dân tộc, nên bề ngoài đã nhương bộ vụ Tam Sa. Nhân cơ hội này, VC phải có trách nhiệm đòi lại các phần đất và lãnh hải đã mất bằng cách :
1) cấp thời đưa ra Toà Án Quốc Tế. Với tư cách là chủ thể quyền lợi, và có quyền lơi bị xâm phạm, VC phải ra lệnh cho Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nêu vấn đề ấy, viện dẫn các hiệp ước ấy được ký kết một cách bất bình đẳng và do sự ép buộc, gây thiệt hại cho dân tộc Việt… Mục đích là để tái lập ranh giới pháp lý mà Hiệp ước Thiên Tân 1884, cùng với công ước 1885 và 1895 đã qui định.
2) Trong trường kỳ, phải tạo sức mạnh để lấy lại đất. Không thể chấp nhận được tình trạng một tư lệnh Hải Quân VC vùng duyên hải Cam Ranh khi trả lời một cách tức giận câu hỏi của một ký giả ngoại quốc về tại sao Hải Quân VN chỉ đứng nhìn, không bảo vệ ngư dân bị bắn, giết ở Trường Sa vào tháng 7 vừa qua rằng « các ông ra Hà Nội mà hỏi ». Thanh niên Sinh Viên trong cuộc biểu tình đã đòi hỏi : Thanh Niên Việt Nam bảo vệ tổ quốc. Không thể từ chối đáp ứng các đòi hỏi chính đáng ấy.
3) Tối thiểu thì VC phải bắt chước Phi Luật Tân là vào năm 1994, khi khám phá thấy TC xây một kiến trúc 4 tầng lầu tại vùng biển Mischiefs, Hải Quân Phi đã mang mìn cho nổ sập kiến trúc ấy. Một bia chủ quyền của TC đặt trên đảo Đa Lạc từ 1988 vẫn còn nguyên. Tại sao VC không phá sập. Lúc này, VC có dám làm không ? VC phải có trách nhiệm bảo vệ đất đai của tổ quốc. Không vì bất cứ lý do gì có thể thoái tránh trách nhiệm này. Quốc dân Việt Nam sẽ quyết định tội trạng bán nước của chúng.
1) cấp thời đưa ra Toà Án Quốc Tế. Với tư cách là chủ thể quyền lợi, và có quyền lơi bị xâm phạm, VC phải ra lệnh cho Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nêu vấn đề ấy, viện dẫn các hiệp ước ấy được ký kết một cách bất bình đẳng và do sự ép buộc, gây thiệt hại cho dân tộc Việt… Mục đích là để tái lập ranh giới pháp lý mà Hiệp ước Thiên Tân 1884, cùng với công ước 1885 và 1895 đã qui định.
2) Trong trường kỳ, phải tạo sức mạnh để lấy lại đất. Không thể chấp nhận được tình trạng một tư lệnh Hải Quân VC vùng duyên hải Cam Ranh khi trả lời một cách tức giận câu hỏi của một ký giả ngoại quốc về tại sao Hải Quân VN chỉ đứng nhìn, không bảo vệ ngư dân bị bắn, giết ở Trường Sa vào tháng 7 vừa qua rằng « các ông ra Hà Nội mà hỏi ». Thanh niên Sinh Viên trong cuộc biểu tình đã đòi hỏi : Thanh Niên Việt Nam bảo vệ tổ quốc. Không thể từ chối đáp ứng các đòi hỏi chính đáng ấy.
3) Tối thiểu thì VC phải bắt chước Phi Luật Tân là vào năm 1994, khi khám phá thấy TC xây một kiến trúc 4 tầng lầu tại vùng biển Mischiefs, Hải Quân Phi đã mang mìn cho nổ sập kiến trúc ấy. Một bia chủ quyền của TC đặt trên đảo Đa Lạc từ 1988 vẫn còn nguyên. Tại sao VC không phá sập. Lúc này, VC có dám làm không ? VC phải có trách nhiệm bảo vệ đất đai của tổ quốc. Không vì bất cứ lý do gì có thể thoái tránh trách nhiệm này. Quốc dân Việt Nam sẽ quyết định tội trạng bán nước của chúng.
III Với Thanh Niên Sinh Viên
Ủy Ban hết lời ca ngợi sự hy sinh, lòng dũng cảm của các anh chị thanh niên sinh viên qua các cuộc biểu dương sức mạnh vào hai ngày chủ nhật : 9 và 16 tháng 12 vừa qua. Các anh chị là những người anh hùng. Nhìn vào các blogs phát đi từ Hà Nội, và Sài Gòn mọi người thấy hãnh diện rằng VN ngày nay có được con dân như vậy. Họ xứng đáng là con cháu các anh hùng, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Lý thường Kiệt, Trần quốc Tuấn, Quang Trung… Họ có can đảm thách đố ngay cả đối với các những Thái Thú bản xứ của ngoại bang, độc tài phi nhân trên đất mình, khi đứng lên đòi lại đất tổ. Cùng với các hỗ trợ của đồng bào ruột thịt hải ngoại với biết bao nhiêu quyết nghị, bản lên tiếng qua các phương tiện truyền thông đại chúng, với các cuộc biểu tình tại khắp các thành phố lớn trên thê giới hỗ trợ cho các anh chị ấy, các anh chị đã thành công : Đảng CS Tàu đã lùi một bước.
Khi chúng lùi, chúng ta tiến lên và đừng quên rằng lãnh dạo VC nhân dịp này lại cướp công của các anh chị và sau đó tìm cách ru ngủ và làm tê liệt hoá tinh thần đấu tranh để hỗ trợ cho ngoại bang lại tiếp tục xâm lăng. Ủy Ban tin rằng một tương lai tươi sáng đang mở ra cho dân tộc và các anh chị là những người cầm ngọn cờ tiên phong, nhập cuộc để mang lại độc lập, tự do cho dân tộc. Đất nước mong chờ ở các anh chị ! Dân tộc Việt có tồn tại được hay không là ở nơi các anh chi !
Làm tại California ngày 21/12/2007.
Đại diện : GS Nguyễn Văn Canh.
Đại diện : GS Nguyễn Văn Canh.
Cầu cho Hàng Không Mẫu Hạm
Quân Cảng Sanya
Hàng Không Mẫu Hạm Varyag
Hàng Không Mẫu Hạm Kuznetsov
Phi Trường trên đảo Woody
Phần II : Yếu Tố Địa Lý & Bản Đồ Về Chủ Quyền VN
I. Hoàng Sa nằm ngoài khơi Trung Phần Việt Nam, gần các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Trong nhiều thế kỷ đã qua, Hoàng Sa đặt dưới quyền quản trị của tỉnh Quảng Nam.
Khoảng Cách Gần Nhất Giữa Hoàng Sa Và
- Hải Nam : từ đảo Pattle của Hoàng Sa (toạ độ : 16 độ 32’ N, và 111 độ 36’’ E) tới mũi Ling-sui, đảo Hải Nam (toạ độ : 18 độ 22’N và 110 độ 03’E) là 140 hải lý.
- Lục Địa Nước Tàu : từ đảo Pattle của Hoàng Sa tới lục địa Nước Tàu là 235 hải lý. - Việt Nam : từ đảo Tri Tôn, Hoang Sa (toạ độ : 15 độ 47' N, và 111 độ 12' E) tới Cù Lao Ré, Viet Nam (toạ độ : 15 độ 22' N, và 109 độ 07' E) là 123 hải lý
- Từ đảo Tri Tôn tới mũi Batangan, lục địa Việt Nam (toạ độ : 15 độ 14' N, và 108 degree 56' E) là 135 hải lý.
- Lục Địa Nước Tàu : từ đảo Pattle của Hoàng Sa tới lục địa Nước Tàu là 235 hải lý. - Việt Nam : từ đảo Tri Tôn, Hoang Sa (toạ độ : 15 độ 47' N, và 111 độ 12' E) tới Cù Lao Ré, Viet Nam (toạ độ : 15 độ 22' N, và 109 độ 07' E) là 123 hải lý
- Từ đảo Tri Tôn tới mũi Batangan, lục địa Việt Nam (toạ độ : 15 độ 14' N, và 108 degree 56' E) là 135 hải lý.
II. Trrường Sa nằm ở mãi phía Nam : Quần đảo Trường Sa nằm xa về phía Nam. Qua nhiều thế kỷ, Quần đảo này được đặt dưới quyền quản trị của tỉnh Phước Tuy.
Khoảng Cách Giữa Trường Sa với Việt Nam & Tàu
Trường Sa nằm cách đảo gần nhất của Hoàng Sa là 350 hải lý hoặc cách đảo xa nhất của Hoàng Sa nằm ở phía Bắc là 500 hải lý ; và cách lục địa Nước Tàu là 735 hải lý.
Đảo lớn nhất của Trường Sa la Spratly (toạ độ : 08 độ38' N và 111 độ 33' E), nằm cách Vũng Tàu : 305 hải lý, và Vịnh Cam Ranh : 250 hải lý (1).
(1) Vũ Hữu San, 'Địa Lý Biển Đông Với Hoàng Sa & Trường Sa' (Eastern Sea Geography And Paracel, Spratly Archipelagoes), UBBVSVTLT, 1995, P 108, 161 and Map 109
Phần III. Chủ Quyền Việt Nam Trên
Các Quần Đảo Hoàng Sa & Trường Sa Về Phương Diện Lịch Sử
GS Trần huy Bích, Đại học USC, 05/01/2006
I. Tài liệu Tây Phuơng
1. Journal de Batavia do công ty Hoà Lan là “Compagnie Hollandaise Des Indes Orientales” vào năm 1637 ghi rằng các đảo thuộc Hoàng Sa (Paracel islands) là lãnh thổ Việt Nam (phân nửa phía Nam gọi là Cochinchina vào lúc đó). Sự kiện này được tóm tắt trong một bài nhan đề là “La compagnie des Indes néerlandaises et l’Indochine” do tác giả WJM Buch, ấn hành trong Bulletin de l’École francaise d’Extreme-Orient, vol. XXXVI, năm 1936, tr 134.
2. Sổ nhật ký của tàu của người Pháp là Amphitrite trong năm 1701 cũng ghi ‘the Paracel Islands’ là lãnh thổ của Vietnam (vào thời gian đó, phân nửa phía Bắc gọi là Vương Quốc Annam và nửa phía Nam là Cochinchina).
3. Tác giả người Pháp là Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) trong cuốn hồi ký, Le Mémoire Sur La Cochinchine, do nghiên cứu gia ngưới Pháp là A Salles ấn hành và chú giải trong Bulletin Des Amis Du Vieux Hue (N° 2, April-June 1923), phát hiện ra rằng vào năm 1816, Vua Gia Long của Triếu Nguyễn thiết lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. 4. Trong cuốn Univers, histoire et description de tous les peuples, de leurs religions, moeurs et coutumes, ấn hành năm 1834, Giám Mục người Pháp tên là Jean Louis Taberd (1794-1870) viết rằng các đảo Paracel Islands được người Việt Nam gọi là Hoàng Sa (Yellow Sands) và họ chiếm các đảo ấy nhiều năm trước. Giám Mục Taberd cũng xác nhận rằng vào năm 1816, Vua Gia Long đích thân đi thuyền ra đảo ấy và cắm cờ Việt Nam trên đó.
5. Trong Bản đồ có danh hiệu là “An Nam Đại Quốc Hoạ Đồ” (Map of the Kingdom of Annam), ấn hành năm 1838, Giám Mục Taberd in Paracel Islands là lãnh thổ Vietnam, và gọi là “Paracel hay Cat Vang” (Paracel or Cat Vang). (Cat Vang, or Yellow Sands).
6. Trong một báo cáo đặt tên là “Les Archipels Hoang Sa et Truong Sa, Territoire Vietnamien” (The Hoang Sa and Truong Sa Archipelagoes, Vietnamese Territory) do Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại làm năm 1981 và tàng trữ tại Trung Tâm Văn Khố Hải Ngoại tại Aix-en-Provence với mã số CAOM Br 14279, các tác giả nêu ra rằng “the Paracel and Spratly Islands không bao giờ thuộc về Nước Tàu”.
7. Sau khi nhiên cứu một cách toàn diện, học giả Pháp Monique Chemillier-Gendreau kết luận trong một tác phẩm quan trọnng của bà là, La souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys (Paris : L’Harmattan, 1996) rằng Việt Nam có chủ quyền lâu đời và rất vững chắc đối với quần đảo Hoàng Sa. Nói về sự lên án TC sử dụng võ lực theo luật quốc tế và theo sự phản kháng liên tục chống lại sự xâm chiếm của TC, bà cho rằng việc chuyển đổi sự chiếm đống của TC thành quyền pháp định “không thể nào có được”. Nghiên cứu của bà đưa tới kết luận rằng Việt Nam là quốc gia duy nhất có chủ quyền pháp lý vững chãi để đòi hỏi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Bà bác bỏ sự đòi chủ quyền của TC. Việc đòi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa thì rất dễ. “Họ (TC) không có một quyền pháp định nào và đây chỉ là một khía cạnh của chính sách bành trướng về hải phận”.
II. Tài liệu của Nước Tàu
1. Sư Thích Đại Sán (Shi Dashan : 1633-1705), tu sĩ cửa chùa Chang-Shou ở Quảng Đông (gần Guangzhou) trong hồi ký của ông tên là Hai wai ji shi (Ghi chép một chuyến đi hải ngoại) viết về chuyến đi của ông tới phần nửa phía Nam của Việt Nam vào năm 1695 có mói tới các đảo Hoàng Sa là lãnh thổ Việt Nam và tiết lộ rằng triều đình Việt Nam có gửi tàu ra tuần tra thường xuyên các đảo ấy.
2. Trước năm 1909, không có một bản đồ nào của các triều đại người Tàu nói gì về Hoàng Sa và Trường Sa. Tất cả các bản đồ cho tới nhà Minh chỉ cho thấy phần cực Nam của Nước Tàu là đảo Hải Nam.
III. Tài liệu Việt Nam
1. Các đảo Hoàng Sa và Trường Sa được bao gồm trong các bản đồ Việt Nam, dưới tên : “Hoàng Sa” và “Vạn Lý Trường Sa” từ năm 1686 trong một bộ bản đồ gọi là Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư, do Đỗ Bá Công Đạo thu thập Bộ bản đồ này về sau được nhập vào các bản đồ đã vẽ từ trước và được ấn hành giữa các năm 1470 và 1497 với tên là Hồng Đức Bản Đồ.
2. Trong cuốn Phủ Biên Tạp Lục, viết năm 1776, học giả Lê Quý Đôn (1726-1784) mô tả một số hoạt động hàng năm của Hải Quân mà chính quyền của phân nửa Miền Nam thực hiện vào thời đò trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 3. Một số nguồn tài liệu dưới triều Nguyễn (1082- 1945) như :
- Lịch Triều Hiến Chương Loại Chi (1821)
- Hoàng Việt Dư Địa Chí (1833)
- Đại Nam Thực Lục Tiên Biên (1821-1844)
- Đại Nam Thực Lục Chính Biên (1848-1864)
- Khâm Định Đại Nam Hội Diễn Sử Lê (1851)
- Đại Nam Nhất Thống Chí (1882-1910)
- Châu Ban (Sổ ghi chép của triều đình) dưới thời vua Gia Long (1802- 1819) tới đời vua Tự Đức (1847-1883).Tất cả đều nói đến các hoạt động gồm cả công tác thám sát về tài nguyên và địa lý do triều đình Việt Nam và cơ quan chính quyền địa phương thực hiện trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thí dụ năm 1836, vua Minh Mạng (1820-1640) ra lệnh trồng cây, dựng chùa và bia trên đảo Hoàng Sa
- Lịch Triều Hiến Chương Loại Chi (1821)
- Hoàng Việt Dư Địa Chí (1833)
- Đại Nam Thực Lục Tiên Biên (1821-1844)
- Đại Nam Thực Lục Chính Biên (1848-1864)
- Khâm Định Đại Nam Hội Diễn Sử Lê (1851)
- Đại Nam Nhất Thống Chí (1882-1910)
- Châu Ban (Sổ ghi chép của triều đình) dưới thời vua Gia Long (1802- 1819) tới đời vua Tự Đức (1847-1883).Tất cả đều nói đến các hoạt động gồm cả công tác thám sát về tài nguyên và địa lý do triều đình Việt Nam và cơ quan chính quyền địa phương thực hiện trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thí dụ năm 1836, vua Minh Mạng (1820-1640) ra lệnh trồng cây, dựng chùa và bia trên đảo Hoàng Sa
4. Bộ Bản Đồ chính thức gọi là Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ vẽ năm 1834 dưới thời vua Minh Mạng cũng như các bản đồ Việt Nam sau đó luôn luôn cho thấy tên Việt Nam là quần đảo Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa.
5. Sau khi Pháp chiếm Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, nhà cấm quyền Pháp tiếp tục quản trị quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các hải đăng được xây theo đề nghị của Toàn Quyền Paul Doumer vào năm 1899. Nhiều chuyến du hành thám hiểm hay nghiên cứu được tổ chức và các bản đồ Hải Quân chính xác và tỉ mỉ hơn về sau được vẽ lại.
6. Cuối thế chiến II, theo lời mới của chính phủ Hoa Kỳ, một hội nghị gồm 51 quốc gia được mở ra tại San Fancisco vào tháng 07/1951 với mục đích là dàn xếp thời hậu chiến và các mội liên hệ với Nhật Bản. Trong hội nghị đó, Thủ Tướng Trần Văn Hữu đại diện quốc gia Việt Nam xác nhận chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lời tuyên bố về chủ quyền này không một quốc gia tham dư Hội Nghị nào chống đối.
7. Sau khi người Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1955, Việt Nam Cộng Hoà (Nam Việt Nam) tiếp tục quản trị các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. TC chiếm khu phía Đông của Hoàng Sa là Tuyên Đức vào năm 1956 và chiếm Khu phía Tây là Nguyệt Thiềm vào năm 1974. Trong cuộc hải chiến quyết liệt năm 1974, một tàu Hải Quân Việt Nam và 2 tàu của TC bị chìm. Các đảo này bị TC chiếm và quản trị từ đó đến nay.
8. Năm 1988, TC đưa Hải Quân xuống chiếm một số đảo thuộc Trường Sa. Đung độ đã xảy ra, Hải Quân VC không chống cự nổi. Một số chết va bị bắt. Lúc đó TC chiếm 6 đảo. Trong nhưng năm kế tiếp, TC lân chiếm thêm. Đến nay vào khoảng 20 đảo bị chiếm X Tóm lại, như đã được xác nhận bởi các tác giả của tài liệu do Bộ Ngoại Giao Pháp Quốc Hải Ngoại thu thập và phổ biến vào năm 1981, cho đến khi TC lần đầu tiên biểu lộ ý muốn chiếm đảo Hoàng Sa và đưa tàu đến một đảo hoang vu cắm cờ vào năm 1909, cho đến lúc đó, không bao giờ Hoang Sa và Trường Sa thuộc Nước Tàu. Mặt khác, từ trước thế kỷ thứ XVII, Việt Nam đã thực sự chiếm đóng, thực sự quản trị và được quôc tế nhìn nhận có thẩm quyền trên cac quần đảo ấy.
Lưu Ý : Xin xem 2 bản đồ rất cổ của Tây Phương mà Trung Tâm Nghiên Cứu Việt Nam (Center for Vietmam Studies) in ở 2 trang cuối của Bìa Tài Liệu này. Một Bản Đồ in năm 1594 và một cái khác in năm 1606 cho thấy Hoàng Sa là của Cochinchina hay là của VN.
Phần IV : Chủ Quyền Về Pháp Lý
Documents en photos
Phần V : Biển Đông & Hoà Bình, An Ninh Trong Vùng
GS Nguyễn Văn Canh * 29/041995LTS : Phóng Viên Tường Vân hân hạnh ghi lại bài Nói Chuyện Ứng Khẩu của GS Nguyễn Văn Canh trong buổi ra mắt cuốn Địa Lý Biển Đông Với Trường Sa của Học Giả Vũ Hữu San tại Phòng Hội Thánh Đường Tự Do, San Jose, California ngày 29/04/1995, nhân dịp kỷ niệm ngày mà cách đây 20 năm Việt Nam Cộng Hoà lọt vào tay Cộng Sản. Buổi ra mắt cuốn sách này được đặt dưới sự bảo trợ của Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ Việt Nam. Dù trời mưa và có một số sinh hoạt khác, đã có tới 300 vị khán thính giả đến tham dự, ngồi chật hết hội trơờng của Thánh Đường, chiếm hết 270 ghế. Nhiều vị đến muộn không còn ghế ngồi, và phải đứng nghe suốt gần 3 giờ đông hồ. Phần lớn quan khách là các vị trí thức, các nhà lãnh đạo của Việt Nam. Rất nhiều anh chị em sinh viên đại diện 10 trường Đại Học trong vùng đến sinh hoạt và tham dự. Bài viết này được GS Canh bổ túc thêm chi tiết cho đầy đủ.
Đông Hải, một phần đất nối dài của Việt Nam trên mặt biển, nay đang là một nơi mà một số quốc gia hải cận tuyên bố có chủ quyền và đang tranh nhau lấn chiếm. Đó là TC, Đài Loan, Mã Lai, Phi Luật Tân và Brunei. Ngoài ra, Đông Hải có một vị trí quan trọng vì đường giao thông hàng hải vận tải hàng hoá và nguyên liệu giữa Đông và Tây nằm trong đó. Do đó, các quốc gia Tây Phương ở Âu Châu, Bắc Mỹ, và trong vùng Đông Á cũng có quyền lợi kinh tế thương mại.
Đông hải là một khu vực có nhiều tiềm năng kinh tế về ngư nghiệp và khoáng sản.
Do đó, an ninh Biển Đông là một vấn đề có liên hệ đến nhiều quốc gia trên thế giới.
Đặc biệt đối với Việt Nam, Biển Đông là tài sản của dân tộc chúng ta.
Câu hỏi đặt ra là yếu tố nào hiện nay là nguyên nhân gây ra bất ổn trong vùng ?
Trong mấy tuần lễ qua, Phi Luật Tân có cảnh cáo TC về việc thiết lập một số kiên trúc và cắm cờ trên 5 đảo đá ngầm quanh vùng đảo Mischiefs mà Phi Luật Tân nhận có chủ quyền. TC lúc đầu phủ nhận. Sau đó vì có bằng cớ rõ rệt, TC lại nói rằng đó là những kiến trúc giúp cho ngư dân TC tá túc khi hành nghề. Thứ Trưởng Ngoại Giao Phi Luật Tân đến TC để thương thảo về vấn đề này vào ngày 19/03 vừa qua. Đồng thời Phi cho Hải Quân ra đặt chất nổ phá hủy kiến trúc ấy ; có kiến trúc lớn bằng nhà 3 tầng lầu.
Đây là sự kiện mới nhất trong một chuỗi dài hoạt động : lấn chiếm dần dần của TC trong vùng biển Đông của Việt Nam.
Xâm Chiếm Hoàng Sa
Bắt đầu từ năm 1956, khi quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam, và Việt Nam vừa mới thu hồi được độc lập, quân đội mới được thành lập, Hải Quân chưa có gì, thừa cơ hội có một khoảng trống quyền lực tại vùng này, TC đưa Hải Quân ra đánh chiếm nhóm Tuyên Đức, nằm về phía Đông Quần Đảo Hoàng Sa.
Rồi đến tháng 01/1974, vào lúc quân đội Hoa Kỳ rút lui khỏi Việt Nam, lại có một khoảng trống quyền lực khác tại vùng này, TC liền mang quân xuống chiếm nhóm Nguyệt Thiềm, nằm về phía Tây Hoàng Sa, Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà ra mang quân đến đổ bộ một số đảo, đánh chiếm lại phần đất mà cha ông chúng ta đã để lại. Chiến Hạm Trần Khánh Dư -HQ.04- mà Cựu Hải Quân Trung Tá Vũ Hữu San, tác giả cuốn sách ra mắt hôm nay trước mặt quí vị là hạm trưởng, cùng với 10 Chiến Hạm khác đến tập trung ở đảo Duy Mộng thuộc nhóm Nguyệt Thiềm để đánh đuổi quân xâm lăng, đòi lại các đảo đã bị chiếm.
Theo tài liệu của TC, cuộc chiến đấu diễn ra như sau :
- Ngày 17/01, Hải Quân Việt Nam cho đổ quân lên đảo Kim Ngân (hay Vĩnh Lạc), xông vào đảo Cam Tuyền hạ cờ TC và trục xuất quân TC mà chúng gọi là ngư dân đang trấn giữ đảo này.
- Ngày 18, chiếm hạm Việt Nam đụng vào 2 Chiến Hạm TC : 402 và 407, và rồi sau đó lại đụng làm hư hại chiếc 407 ở phía Bắc đảo Linh Dương (Bạch Qui)
- Sáng sớm ngày 19, Hải Quân Việt Nam tiến chiếm đảo Thâm Hàng (Quang Hoà) và sau đó Việt Nam cho oanh tạc cơ đến bắn xuống đảo này.
Báo chí TC nói về biến cố này : Sài Gòn cho rằng một chiếc tàu TC có ý định tiến về hướng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư và các hạm đỉnh của Việt Nam pháo kích vào các tuần phòng của TC. Cuộc hải chiến bắt đầu và diễn ra ở đảo Thâm Hàng. TC báo cáo là phía Việt Nam có 2 người chết, 2 bị thương, một Chiến Hạm chở hơn 100 người bị đắm và một chiếc bị tổn thương. Về phía TC, thì Việt Nam loan báo là một chiếm hạm bị bắn chìm. Và sau đó, toàn bộ quân Việt Nam rút về đảo San Hô (Tri tôn), Kim Ngân và Cam Tuyền.
- Ngày 20/01 : Hai nhóm quân TC phối hợp với 4 chiến đấu cơ Mig 21 và 23 trong khoảng 20 phút đã đánh đuổi binh sĩ Việt Nam khỏi đảo San Hô, Cam Tuyền và Kim Ngân. Ba Chiến Hạm Việt Nam rút về Đà Nẵng, chở theo 4 binh sĩ chết, và 20 người bị thương : hơn 100 thất tung và 48 người bị bắt. Toàn Quần Đảo Hoàng Sa từ đó lọt vào tay TC.
- Ngày 17/01, Hải Quân Việt Nam cho đổ quân lên đảo Kim Ngân (hay Vĩnh Lạc), xông vào đảo Cam Tuyền hạ cờ TC và trục xuất quân TC mà chúng gọi là ngư dân đang trấn giữ đảo này.
- Ngày 18, chiếm hạm Việt Nam đụng vào 2 Chiến Hạm TC : 402 và 407, và rồi sau đó lại đụng làm hư hại chiếc 407 ở phía Bắc đảo Linh Dương (Bạch Qui)
- Sáng sớm ngày 19, Hải Quân Việt Nam tiến chiếm đảo Thâm Hàng (Quang Hoà) và sau đó Việt Nam cho oanh tạc cơ đến bắn xuống đảo này.
Báo chí TC nói về biến cố này : Sài Gòn cho rằng một chiếc tàu TC có ý định tiến về hướng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư và các hạm đỉnh của Việt Nam pháo kích vào các tuần phòng của TC. Cuộc hải chiến bắt đầu và diễn ra ở đảo Thâm Hàng. TC báo cáo là phía Việt Nam có 2 người chết, 2 bị thương, một Chiến Hạm chở hơn 100 người bị đắm và một chiếc bị tổn thương. Về phía TC, thì Việt Nam loan báo là một chiếm hạm bị bắn chìm. Và sau đó, toàn bộ quân Việt Nam rút về đảo San Hô (Tri tôn), Kim Ngân và Cam Tuyền.
- Ngày 20/01 : Hai nhóm quân TC phối hợp với 4 chiến đấu cơ Mig 21 và 23 trong khoảng 20 phút đã đánh đuổi binh sĩ Việt Nam khỏi đảo San Hô, Cam Tuyền và Kim Ngân. Ba Chiến Hạm Việt Nam rút về Đà Nẵng, chở theo 4 binh sĩ chết, và 20 người bị thương : hơn 100 thất tung và 48 người bị bắt. Toàn Quần Đảo Hoàng Sa từ đó lọt vào tay TC.
Một điểm đáng lưu ý ở đây là cũng theo tài liệu trích từ báo chí của Bắc Kinh, thì ngày 01/02/1974, đài Phát Thanh Liên Sô ở Mạc Tư Khoa khi nói về biến cố Hoàng Sa đã trách cứ giai cấp lãnh đạo TC như sau : Sự kiện quần đảo Tây Sa (danh từ TC gọi Hoàng Sa) đã gây một phản ứng rất mạnh mẽ khắp thế giới, sẽ đưa tới những tình trạng bất ổn và đáng cảnh giác. Bức địa đồ do TC phát hành đều bị các quốc gia Á Châu nhận thấy các nhà lãnh đạo TC bộc lộ ý đồ xâm lược.
Trong khi đó Đảng Cộng Sản Việt Nam theo chính sách của Hồ Chí Minh đề ra, với văn thư của Phạm Văn Đồng vào tháng 09/1958 công nhân toàn vùng Trường Sa và Hoàng Sa là của TC, chúng đã hoàn toàn im lặng ; một thái độ ưng thuận, đồng loã với tội phạm.
Lấn Chiếm Trường Sa
Vào tháng 03/1988, TC đưa Hải Quân tiến sâu về phía Nam, đánh chiếm một số đảo của Trường Sa. Chúng đánh đắm 2 tàu của Việt Cộng. Ba thủy thủ bị chết, 74 bị bắt và một số bị mất tích. Rồi lần lượt, TC thỉnh thoảng lại cho quân tiến chiếm thêm một đảo. TC đã chiếm cả thảy 8 đảo, và lần cuối cùng vào tháng 07/1992, chúng cho một tàu kéo và một số tàu nhỏ, mang quân đổ bộ lên đảo đá ngầm Đa Lạc và dựng một Mốc đánh dấu chủ quyền ở đây.
Ngoài ra, TC có nhiều hoạt động khác
Vào năm 1983, chúng cho vẽ lại một bản đồ cho vùng Đông Hải mà chúng gọi là Nam Hải, và tuyên bố rằng chúng có chủ quyền trên toàn vùng này. Ranh giới vùng này gồm : về phía Đông, sát với bờ bể Phi luật Tân : về phía Tây, giáp với bờ bể Việt Nam ; và về phía Nam, giáp với Mã Lai Á.
Đến tháng 02/1992, Quốc Hội TC thông qua một đạo luật nói rằng vùng lãnh hải đó là của TC và các tàu quân sự cũng như các tàu khoa học (ám chỉ tàu tìm dò dầu hoả) trước khi đi qua vùng này phải xin phép, nếu không sẽ bị đánh chìm. Ba tháng sau, chúng ký với Công Ty tìm dầu Crestone có trụ sở ở Denver, Colorado, Hoa Kỳ, một khế ước tìm dò dầu hoả nằm trong vùng phía tây Trường Sa với một diện tích 25 ngàn km2.
Chủ Tịch công ty Thompson này loan báo rằng TC hứa dùng quân sự bảo vệ công tác tìm dầu và khoan dầu. Theo tài liệu, thì vùng này trùng với khu vực trước đây Việt Cộng đã ký với Công Ty Total của Pháp để tìm dò dầu hoả. Công Ty Total đã bỏ khu vực này vào đầu năm vì các giếng ở đó là giếng khô, không đào được dầu.
Trong tháng 08/1992 TC cho ra khơi 2 tàu khoa học là Phấn Đấu 5, dàn khoan tìm dò dầu hoả, tiến sâu vào Vịnh Bắt Việt, cách cảng Ba Lạt 112 cây số về phía Đông, tầu Nam Hải 6, tàu nghiên cứu địa chất học ở cửa bể Hải Phòng, cách Thái Bình 70 hải lý về phía Bắc. Hoạt động của hai tàu khoa học này nằm sâu trong đường ranh giới thuộc phạm vi lãnh hải của Việt Nam do Hiệp Ước 1887 giữa Pháp và Nước Tàu ký kết và qui định.
Vậy việc xây cất các kiến trúc to lớn bằng xi măng cốt sắt, cắm cờ, và thả các phao sắt đánh dấu chủ quyền trên khu vực Mischiefs trong mấy tháng qua là những hoạt động mới nhất biểu lộ ý đồ bá quyền của TC trong vùng này tố cáo hành vi bá quyền của TC.
Xây dựng lực lượng Hải Quân và biến Hoàng Sa thành căn cứ để chuẩn bị tiến xa về phương Nam :
Một trong chương trình Tứ Hiện Đại Hoá của Đặng Tiểu Bình đưa ra năm 1978 là Hiện Đại Hoá Quân Đội. Canh Tân Hải Quân là một phần chính trong chương trình này.
Vào năm 1991, TC đã mua của Nga Sô một phi đoàn máy bay SU-27, tương đương với F16 A (loại máy bay tối tân của Mỹ), mua 6 máy bay vận tải II để tăng cường cho Hạm Đội Biển Xanh của chúng. Từ khi biến cố Thiên An Môn xảy ra cho đến 1991, TC đã bỏ ra 2 tỉ Mỹ Kim để canh tân quân đội. Ngân sách quốc phòng gia tăng mỗi năm là 10 % trong vòng những năm tới. Đã có các báo cáo cho biết TC đang điều đình mua một hàng không mẫu hạm loại Tbilisi, 60 ngàn tấn (đang đóng) hay Varyag 67 ngàn tấn của Ukraine. Đây là loại mẫu hạm Kuznetsov của Nga, có thể chở được 18 phản lực SU-27 hay 25 Migs-29. Trị giá một mẫu hạm như vậy là 2 tỉ Mỹ Kim. TC cũng đang cải biến một tàu hàng khổng lồ thành một mẫu hạm. Để tăng cường tầm xa của các phản lực cơ xuống vùng Đông Hải của Việt Nam, tới Mã Lai Á, TC đã mua kỹ thuật tiếp tế nhiên kiệu trên không của Iran và đã cải biến phóng pháo cơ H-6 cho mục đích này.
Tầm xa của máy bay SU-27 nếu không sử dụng kỹ thuật tiếp liệu trên không, hiện nay chỉ có thể tới hành quân chừng nửa giờ tại vùng Trường Sa mà thôi. Về căn cứ xuất phát, Hải Quân TC đã xây một phi cơ cánh liền lên xuống, trên đảo Phú Lâm (Woody) của quần Đảo Hoàng Sa, xây hồ chứa nước ngọt, và doanh trại cho quân trú phòng.
Hiện nay đã có cả ngàn quân TC trú đóng trên đó. Chúng cũng biến Nam Hải thành một căn cứ là căn cứ Hải Quân tiền phương khác, không những để gia tăng sức mạnh của chúng trong vùng Đông Hải, mà còn là căn cứ tuần tiễu Hải Quân. Chương trình canh tân này sẽ hoàn tất vào năm 2 ngàn. Tham vọng bá chủ của TC dĩ nhiên không dừng ở Biển Đông. Hiện nay, TC có một hạm đội rất mạnh đối với các quốc gia trong vùng. Hạm đội ấy gồm 300 ngàn quân, hơn 900 tàu chiến các loại và 100 tàu ngầm và cả ngàn phóng pháo cơ.
Tuyên bố của các nhà lãnh đạo quân đội TC về mục đích canh tân Hải Quân.
Các nhà lãnh đạo quân đội không giấu díếm ý đồ của họ khi canh tân Hải Quân. Phó Tổng tư Lệnh quân đội TC, tướng Zhang Xusan nói với tờ China Daily (07/04/19 92) rằng đây là lúc Hải Quân phải trợ lực sự phát triển kinh tế trong vùng gồm cả các đảo thuộc vùng tranh chấp Trường Sa. Phó Đô Đốc Zhang Lianzhong, Tư Lệnh Hải Quân, cũng vào thời gian này còn cho China News Services biết rằng “Quân Ủy Hội đã ra lệnh cho Hải Quân phải sẵn sàng bảo vệ hữu hiệu lãnh hải và các vùng biển kế cận ; vì thế chúng tôi phải hiểu rằng với việc khai thác lòng biển, tình hình Hải Quân sẽ phức tạp hơn, và cuộc chiến đấu dành quyền trên đại dương sẽ khốc liệt hơn”.
Ý đồ của TC trong việc lấn chiếm vùng Đông Hải của Việt Nam đã rõ rệt trong hành động cũng như được biểu lộ công khai của các tướng lãnh TC xác nhận ý định khống chế vùng này.
Đây chính là nguyên nhân gây ra bất ổn trong vùng.
Trước thái độ và hành vi của TC như vậy, các quốc gia có quyền lợi liên hệ phản ứng như thế nào ?
Ta phải xét trường hợp Đảng Cộng Sản Việt Nam trước.
Ta cần phải phân chia phản ứng của Việt Cộng làm 3 thời kỳ : trước 1975 ; 1975-1991 ; và sau 1991.
Trước 1975 : Như đã trình bày ở trên, TC mang quân xâm chiếm Hoàng Sa làm 2 đợt : lần 1 vào năm 1956. Lúc này Việt Cộng đã làm chủ Bắc Việt theo Hiệp Định Genève 1954, và Hồ Chí Minh không có một phản ứng gì, chống lại sự xâm lăng ấy. Rồi Hồ Chí Minh còn đi xa hơn là những gì mà mọi người tưởng : chuyển nhượng toàn vùng Đông Hải cho TC qua văn thơ của Phạm Văn Đồng vào ngày 14/09/1958.
Đến tháng 01/1974, lúc này Mỹ đã rút quân khỏi Việt Nam, TC chiếm nốt Hoàng Sa và Hải Quân Việt Nam đã đổ xương máu, anh dũng giao tranh đòi lại đất. Trong khi đó, Việt Cộng giữ một thái độ lăng thinh, dù Nga Sô tố cáo hành vi bá quyền của TC.
1975-1991 : Lợi dụng một khoảng trống khác trong vùng là lúc này Hải Quân Liên Sô đã giảm bớt ảnh hưởng trong vùng biển Đông, TC bắt đầu tiến sâu xuống phía Nam, chiếm một số đảo trong vùng Trường Sa.
Vào tháng 03/1988, TC bắt đầu thực hiện ý đồ này. Việt Cộng có mang Hải Quân ra ngăn chặn, nhưng không chống nổi Hải Quân TC. Một số đảo bị mất.
Tại sao Việt Cộng lại thay đổi thái độ, từ việc bán nước sang chống lại TC như trên ?
Chúng ta biết rằng Lê Duẩn sang Liên Sô ký Hiệp Ước Tương Trợ và Hợp Tác với Liên Sô ngày 03/11/1979.
Hiệp ước này có nói tới việc tham khảo lẫn nhau trong trường hợp một trong hai bên kết ước xâm lăng. Như vậy đây là một hiệp ước có cả tính cách an ninh. Tôi cần phải nhấn mạnh ở đây là Lê Duẩn là Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hơn một tháng sau, vào dịp Noel, Việt Cộng mang 135 ngàn quân sang đánh ở Cao Miên. Tàu của Hải Quân Liên Sô chở quân đội Việt Cộng và quân trang quân dụng của Nga Sô vào chiến trường Miên cho Việt Cộng. Chiến phí do Liên Sô đài thọ. Như thế đây là thời kỳ Việt Cộng cam kết theo đường lối và mục tiêu của Liên Sô. Đó là ngăn chặn sự bành trướng của TC ở phía Nam, mở rộng ảnh hưởng của Nga Sô tiến tới kiểm soát Đông Nam Á, và tiếp sức cho Liên Sô tiến vào Ấn Độ Dương, nhất là lấy căn cứ Cam Ranh làm bàn đạp, để hợp nhất với mũi dùi khác mà Nga Sô mấy tháng sau đó đã mang quân tràn vào A Phú Hãn với ý đồ tiến vào Ba Tư, để kiểm soát kho dầu vùng Vịnh Ba Tư. Tuy nhiên cả 2 mũi tấn công đó bị thất bại. Tại A Phú Hãn, Liên Sô bị du kích xứ này cầm chân do viện trợ của Mỹ. Tại Cao Miên, Việt Cộng bị chặn đứng không tiến đánh sang Thái Lan được, dù đã bắt đầu, vì Pol Pot được sự hỗ trợ của Bắc Kinh. Đồng thời Bắc Kinh mang 350 ngàn quân tiến đánh và cầm chân 600 ngàn quân Việt Cộng tại vùng biên giới Việt Hoa.
Trong thời gian này, Việt Cộng làm tay sai cho Liên Sô, và tin rằng với sự chi viện cũng như cam kết trong Hiệp Ước 1979 Liên Sô sẽ hỗ trợ. Việc này đã không xảy ra.
Từ giữa năm 1984, Trung Ương Đảng Bộ Liên Sô đã thay đổi đường lối đối với Khối Tư Bản, sau khi chịu gánh nặng quá sức và lâu dài chi viện cho tất cả các đảng Cách Mạng trên thế giới. Liên sô đưa Gorbachev lên để thực thi đường lối mới ấy. Đường lối ấy đã được Liên Sô được phản ảnh trong chỉ thị cho Nguyễn Đức Bình, người cầm đầu phái đoàn Cộng Sản Việt Nam, sang họp ở Mạc Tư Khoa vào tháng 06/1988 để làm căn bản soạn thảo cương lãnh cho Đại Hội VII của Cộng Sản Việt Nam được tổ chức vào tháng 06/1991. Đó là Hợp Tác thay vì Đối Đầu với Tư Bản (không còn quan niệm ai thắng ai đối với Tư Bản nữa).
Trong chiều hướng ấy, viện trợ cho Việt Cộng dần dần giảm đi và Liên sô không còn nhu cầu cầm chân TC như trước nữa (thực hiện chính sách hoà hoãn với TC).
Vì vậy, Việt Cộng một mình đánh nhau với TC ở ngoài khơi Trường Sa, và Liên sô chỉ đứng nhìn mà không hỗ trợ hay can thiệp.
Từ 1991 trở về sau :
Việc tiếp xúc trở lại với TC được Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh, Cố vấn Ban Chấp Hành Trung Ương Phạm Văn Đồng và Thủ Tướng Đỗ Mười bí mật đi TC vào tháng 09/1990 và chỉ được gặp Tổng Bí Thư, Thủ Tướng TC ở Thành Đô. Những điều kiện gì mà TC đòi hỏi ở Việt Cộng không được tiết lộ vào lúc đó. Nhưng về sau, mọi người đều biết là Việt Cộng phải ký vào Hiệp Định Hoà Bình ở Cao Miên (ký tháng 10/1990) và đặc biệt là phải loại bỏ phe thân Nga nằm trong Ban Lãnh Đạo Đảng. Và Việt Cộng thực hiện đòi hỏi này của TC vào Đại Hội VII, tháng 06/1991. Các điều kiện tiên quyết đã được thoả mãn và TC cho Việt Cộng được bang giao.
Kể từ đó, TC được coi là người lãnh đạo mới cho Việt Cộng, thay thế Liên Sô : từ chính sách mở cửa kinh tế, khép chặt về chính trị ; cải cách và quản trị kinh tế tiến tới kinh tế thị trường, quân đội làm kinh tế, cả đến Không quân TC làm ăn (liên doanh) với tư bản ngoại quốc trong lãnh vực viễn thông, nhất nhất Việt Cộng làm theo y như TC ...
Trong chiều hướng ấy, mỗi khi TC chiếm thêm một đảo hay có một hoạt động xâm lấn lãnh thổ như đã xảy ra ở trong vùng Trường Sa trong những năm qua, Việt Cộng phản đối rất yếu ớt : như yêu cầu TC đừng tái diễn việc này nữa. Nặng hơn là, lời tuyên bố ấy có kèm theo câu xáo ngữ : việc này làm cho tình hình trở nên nghiêm trọng, đồng thời xác nhận Việt Nam có chủ quyền mà thôi. Ngay cả đến một điều phản kháng cũng không có. Phương thức của TC là cứ mỗi khi chiếm một đảo, TC lai kêu gọi Việt Cộng thương thuyết.
Đây là chiến thuật đánh và đàm mà TC dạy Việt Cộng để đánh nhau với Pháp và Mỹ tại Việt Nam, ngõ hầu làm tê liệt dần đối phương. Nay VC lại bị TC làm tê liệt với chiến thuật này.
Trong vụ Mischiefs mấy tuần lễ vừa qua, dù rằng khu này thuộc lãnh thổ Việt Nam và Phi Luật Tân tuyên bố có chủ quyền, và dù rằng Phi Luật Tân với lực lượng Hải Quân yếu nhất trong vùng, chỉ có 30 chiếc tàu tuần rất cũ và rỉ nước và 77 chiếc máy bay F-5 cũ, đã dám ngang nhiên triệt hạ các công sự và MỐC đánh dấu chủ quyền của TC. Với biến cố này, Việt Cộng đã phân phát một bản tuyên bố nói rằng việc TC xây cơ sở trên khu đá ngầm này là một diễn biến nghiêm trọng, và Việt Nam chống lại hành động bành trướng làm cho tình hình phức tạp hơn và đe doạ hoà bình, ổn cố, hợp tác và phát triển trong vùng.
Để nhắc lại quan điểm của TC về vùng biển này, cuối năm vừa qua, Pan Shiying, Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế của TC có nói với một số viên chức Mỹ tại Hồng Kông rằng nếu Việt Cộng tiếp tục bác khước quan điểm của TC về đề nghị hợp tác khai thác chung, thì TC sẽ không còn lựa chọn nào khác hơn là dùng võ lực để kiểm soát vùng này.
Hành động của Việt Cộng từ đó nay là : kêu gọi thương thuyết, và vận động ngoại giao. Khi công ty Crestone ký khế ước với TC để tìm dò dầu hoả, Nguyễn Mạnh Cầm nhờ vận động với Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Christopher Warren ra lệnh cho Crestone hủy bỏ khế ước. Mặt khác, Việt Cộng vận động với ASEAN lên tiếng chống lại việc xâm lăng của TC, nhưng các quốc gia này không thống nhất lập trường, và rõ ràng là có một số quốc gia trong khối ASEAN e dè, sợ làm mất lòng TC. Hội Nghị các Bộ Trưởng ASEAN hợp vào tháng 07/1994 vừa qua biểu lộ rõ thái độ ấy.
Còn các quốc gia khác ?
Việc bành trướng sức mạnh Hải Quân này gây ra một mối ưu tư trong vùng về chủ nghĩa bá quyền của TC.
Trước hết là các quốc gia trong khối ASEAN.
Thoạt tiên Nam Dương rất hăm hở đề nghị các hội nghị thương thảo để tìm cách giải quyết vấn đề một cách Hoà Bình (bằng đường lối thương thuyết). Có một số hội nghị đã họp từ 1991. TC đồng ý, tuy nhiên với 2 điều kiện 1) Chủ quyền của TC trên Đông Hải là vấn đề bất khả tranh cãi ; 2) Chỉ thương thảo song phương với từng quốc gia tuyên bố đòi chủ quyền để liên doanh khai thác tài nguyên mà thôi. ASEAN cũng không thống nhất lập trường về việc lên án TC xâm lăng. Hai quốc gia tiêu biểu cho việc này là Nam Dương và Mã Lai. Một điều dễ hiểu là Nam Dương không đòi hỏi chủ quyền trên đảo nào tại vùng này. Hơn nữa Nam Dương còn ở xa vùng tranh chấp.
Mã Lai do dự, sợ đụng chạm. Tuy nhiên quốc gia này nhìn thấy nguy cơ trong lâu dài. Do đó, Mã Lai đã mua của Hoa Kỳ 30 máy bay F.16. Trong tháng rồi, Mã Lai đã đặt mua thêm 18 chiếc Mig 29 của Nga và đặt mua của Hoa Kỳ một số máy bay F18A và sẽ được giao vào năm 1997.
Còn Phi Luật Tân lại muốn vận động kín đáo với TC mà thôi, nghĩ rằng quốc gia họ là một hải đảo. TC khó có thể với tới đảo này. Có lẽ sau vụ Mischiefs, Phi sẽ có thái độ khác.
Tháng 07/1995 tới, Việt Cộng được chính thức gia nhập ASEAN, dù Hội này miễn cả cho VC đóng lệ phí. Liệu Việt Cộng hy vọng gì ở ASEAN tiếp tay chống TC ? Về vấn đề bành trướng của TC, Việt Cộng và ASEAN với tư cách toàn khối có những mục đích riêng tư khác nhau : Việt Cộng muốn mượn tay khối này để bảo vệ lãnh hải của mình trong khi đó ASEAN vội cho Việt Cộng là thành viên của khối để khi TC đe doạ đến an toàn và lãnh thổ của họ thì Việt Cộng sẽ được sử dụng là vùng trái đệm, đỡ đòn cho các quốc gia ấy. Nói khác đi, ASEAN lại có ý định dùng Việt Cộng như một tên đánh thuê, bảo vệ chúng. Chừng nào, quyền lợi ASEAN và Việt Cộng cùng gặp nhau một điểm thì chừng đó sẽ có đoàn kết chống chủ nghĩa bá quyền TC. Còn nếu chỉ vì một số đảo của Việt Nam mất thêm nữa vào tay TC, thì không chắc ASEAN giúp ích gì cho Việt Cộng.
Đài Loan đã mua của Mỹ 150 máy bay F 16 A để lo phòng thủ. Đài Loan và TC cùng lập trường là vùng Biển Đông thuộc về Hoa Lục. Sau khi TC chiếm vùng Mischiefs, Đài Loan cho tàu quân sự ra tuần tiễu vùng đảo Thái Bình mà Đài Loan đã chiếm đoạt từ lâu. Việt Cộng có phản ứng mạnh mẽ hơn về vụ chiếm đoạt này.
Nhật Bản tuyên bố là cuộc chạy đua võ trang trong vùng này là một mối ưu tư của họ. Họ cũng phải xét lại chính sách quốc phòng và gia tăng ngân sách để võ trang. Các quốc gia Đông Á đều ý thức được nguy cơ là nếu TC khống chế vùng Biển Đông, thì các quốc gia của họ lâm nguy, vì sự sinh tồn của họ dựa vào hành lang chạy qua eo biển Malacca giữa Ấn Độ Dương và Biển Đông.
Vai trò của Hoa Kỳ ? Cho đến nay Hoa Kỳ vẫn tỏ ra không ưu tư gì đến những biến chuyển trong vùng. Khi những gì xảy ra tại Đông Hải vào giữa năm 1992 làm các quốc gia trong vùng tỏ ra ưu tư lớn lao, Đô Đốc Larson, lúc đó là Tư Lệnh tại Thái Bình Dương tuyên bố rằng Hoa Kỳ không ủng hộ việc quốc gia nào đòi chủ quyền và cảnh cáo việc TC dùng võ lực gây bất ổn trong vùng. Bộ Trưởng QP Mỹ cũng tuyên bố tương tự.
Rồi đến vụ Mischiefs vừa qua, Phóng viên tờ Viễn Đông vào giữa tháng 02 hỏi viên chức Ngũ Giác Đài về Mỹ có hay biết gì về biến cố Mischiefs, thì được trả lời rằng Mỹ không sử dụng máy bay P3 tuần thám trong vùng, vì lẽ không ai đe doạ vùng này cả. Mỹ cũng không dùng vệ tinh theo dõi vùng này, vì lẽ vùng này không có gì là ưu tiên, hay nói khác đi là không để ý đến vùng này. Vì phẫn nộ trước việc TC thiết lập các kiến trúc đó cả 4 tháng trước mà Mỹ không hay biết, Đô Đốc Richard Mackee, Tư Lệnh Hạm Đội Mỹ vùng Thái Bình Dương vào đầu tháng 03 trong khi thăm Nam Dương nói lại rằng : Tôi không nói rằng chúng tôi biết điều ấy. Giải thích thêm về việc này, ông ta nói : Tôi sẽ không nói về những tin tức chúng tôi có sẵn. Nhưng tôi không ngạc nhiên nhiều. Một tuần lễ sau đó, Đô Đốc William Owens, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Tham Mưu Mỹ đến Nam Dương nói rằng : Mỗi ngày đều có rất nhiều hoạt động xảy ra tại vùng Trường Sa. Việc chia sẻ các tin tức tính báo ở khắp nơi trên thế giới không phải là chính sách quân sự của chúng tôi. Như vậy là Hoa Kỳ không muốn bị lôi cuốn vào tranh chấp ấy.
Chúng ta cũng nên tìm hiểu xem mức độ mà Hoa Kỳ dấn thân trong vùng Biển Đông.
Nói chung Hoa Kỳ hiện nay đang thu rút hoạt động của mình trên nhiều vùng thế giới.
Hoa Kỳ chỉ tham dự khi có quyền lợi quan trọng. Tại vùng này, quyền lợi chiến lược của Hoa Kỳ là hoà bình và ổn cố. Nếu có bất ổn, Hoa Kỳ sẽ can thiệp để tránh phải đương đầu với một cuộc chiến tranh qui mô hơn. Đi kèm theo, là quyền lợi kinh tế thương mại. Trong năm 1993, giá trị thương mại vận chuyển qua vùng biển Đông này là 300 tỉ Mỹ Kim. Dĩ nhiên vùng Á Châu Thái Bình Dương trong thập niên tới con số ấy sẽ to lớn hơn nhiều và có ảnh hưởng sâu đậm đến nền kinh tế quốc nội Hoa Kỳ. Đó là chưa kể đến quyền lợi sinh tử của Nhật Bản, Đại Hàn và Đài Loan có tác động đối với Mỹ.
Theo tôi, Mỹ sẽ chỉ can thiệp khi có bất ổn. Cũng cần phải xác định mức độ bất ổn để can thiệP Mức độ ấy phải khá trầm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của Mỹ. Về điểm này TC rất khôn ngoan : hành vi lấn chiếm của chúng rất từ từ và cố ý không gây xáo trộn. Tình trạng này sẽ kéo dài từ nay cho tới năm 2000, là năm TC hoàn tất chương trình hiện đại hoá Hải Quân của chúng. Sau thời điểm 2 ngàn ấy, có thể TC sẽ hung hãn hơn. Đây là mối nguy cơ nhãn tiền lớn cho nhiều quốc gia. Vào lúc nào đó, quyền lợi thiết thân của Hoa Kỳ hay của đông minh bị nguy hại, Hoa Kỳ mới có thái độ dứt khoát. Hiện nay, mối đe doạ của TC đã có, nhưng đe doạ này chỉ được coi là ở trong phạm vi ý đồ bành trướng hay nói khác đi chưa có một hành vi bạo lực qui mô để gây ra bất ổn trong vùng, để có thể đụng chạm tới quyền lợi sinh tử (vital) của Mỹ.
Vấn đề này còn tùy thuộc những biến thiên của tình hình chính trị, kinh tế quốc nội của TC từ nay đến lúc đó.
Tuy nhiên mộng bá chủ của TC không bao giờ chấm dứt.
Riêng về phía Việt Cộng, đây là một tội phạm rất lớn đối với dân tộc. Đảng CS độc quyền lãnh đạo đất nước. Đảng này theo sự chỉ đạo của ngoại bang, hết Liên Sô, TC đã và liên tục tiêu diệt mọi sinh lực quốc gia. Ngày nay quốc dân hầu như không còn phương tiện bảo vệ, vì lẽ tiềm lực quốc gia chúng đã theo lệnh ngoại nhân tiêu diệt hết. Quân lực tinh nhuệ của Miền Nam đã bị loại trừ hẳn. Tài nguyên quốc gia cần huy động trong công cuộc bảo vệ lãnh hải đã bị phung phí và khô cạn. Trí tuệ của dân tộc được tận dụng để phục vụ ngoại bang. Đoàn kết quốc gia bị phá nát. Đất nước không còn khả năng chống đỡ các cuộc xâm lăng. Vì thế chúng tỏ ra thụ động hay làm ngơ trước các vụ lấn chiếm dần dần lãnh thổ. Ngày nay, chúng không còn gì, ngoài việc kêu la hay phàn nàn mỗi khi một đảo bị chiếm. Chúng cũng nghĩ tới việc chạy chọt tìm kiếm một số đồng minh mới trong vùng để giúp bảo vệ lãnh hải. Các đồng minh mới này thực sự cũng không có sức mạnh gì, và sẽ dùng VC như một tay sai để bảo vệ sự độc lập và vẹn toàn lãnh thổ của họ mà thôi. Một số trong đó lại đang dòm ngó và có âm mưu sâu xé lãnh thổ của VN.
Tương lai vùng Biển Đông thật là đen tối. Một ngày không xa các quốc gia hải cận sẽ dần dần xâu xé và chiếm cứ hết phần tài sản của tiền nhân để lại làm của riêng của họ. Những gương sáng oai hùng trong lịch sử Việt như phá Tống, bình Nguyên, bảo vệ nền tự chủ và vẹn toàn lãnh thổ không được chúng coi trọng. Chúng lại theo con đường của Lê chiêu Thống, Trần Ích Tắc để được hưởng quyền lợi riêng của phe nhóm. Đây đích thực là một điều ô nhục cho dân tộc Việt.
Kết Luận
Tóm lại, với chính sách hiện hữu là “ hợp tác toàn diện” giữa hai đảng và hai Nhà Nước như Đảng Cộng Sản TC đề ra từ cả thập niên nay, Đảng CSVN đã thực thi dần dân và cẩn thận. TC đã từ lâu cấy các thành phần trung thành vào nắm các chức vụ then chốt hàng đầu trong cơ cấu lãnh đaọ của Đảng CSVN và Nhà Nước XHXCVN. Một cơ quan siêu mật vụ, Tổng Cục 2 đã được thiết lập để kiểm soát và điều khiển tất cả các cơ quan nhà nước, gồm cả các Bộ Quốc Phòng, Nội Vụ cốt để duy trì mọi hoạt động phù hợp với đường lối hành động của Đảng CS Tàu.
Từ năm 1991, lãnh đạo Đảng CS Tàu có tiếng nói quyết định trong việc bổ nhiệm các chức vụ quan trong như Tổng Bí Thư Đảng CSVN, Chủ tịch Nước, Thủ Tướng … của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Hậu quả là những việc chuyển nhượng đất đai ở Biên giới phía Bắc và nhường cho TC 11 ngàn km2 trong vùng Vịnh Bắc Việt được thực hiện một cách dễ dàng và êm thấm qua các hiệp ước 1999 và 2000 dù khi ký kết các hiệp ước ấy, chúng thực thực hiện âm thầm. Sự khuất phục của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đối với Đảng CS Tàu còn đi xa hơn. Chúng không dám phản ứng gì khi Hải Quân TC vào ngày 08/01/2005 giết 8 ngư phủ Việt Nam và bắt một số mang về giam ở Đảo Hải Nam, cũng như đánh đắm một số ngư thuyến Việt, dù họ hành nghề trong phạm vi lãnh hải mới trong vùng Vịnh Bắc Việt. Hải Quân TC còn đuổi một ngư thuyền Việt chạy vào tận bờ biển tỉnh Thanh Hoá, rồi mới bỏ đi. Tháng 07/2007 vừa qua, Hải Quân TC bắn chết một ngư dân Việt, làm một số bị thương khi thuyền đánh cá của những người này hoạt động gần đáo Hoàng Sa, một đảo lới nhất trong vùng Quần Đảo này trước sự chứng kiến của một tàu của Hải Quân của CHXHCNVN đang có mặt tại chỗ. Mới đây, cảnh sát và quân dội được huy động để dập tắt hay bót nghẹt các cuộc biểu tình của Sinh Viên tại Hà Nội và Sài Gòn chống rước đuốc Thế Vận Hội 2008 dự trù đi ngang qua quần đảo Trường Sa, sau khi Tần Cương phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao TC công khai quở trách CHXHCNVN vì đã không ngăn cản các sinh viên biếu tình vào ngày 09 và 16/12/2007.
Đây chỉ là vài thí dụ về những gì đã xảy ra từ nắm 1991.
Đảng CSVN đã cố gắng hết sức để phục vụ quyền lợi của TC, mà một trong các quyền lợi ấy dĩ nhiên là sự bành trướng của TC về Đông Nam Á. Và rối VC sẽ là một lực luợng tiền phong trên tuyến đầu để thực hiện mục tiêu này dưới sự lãnh đạo của TC.
Các thành viên của Liên Hiệp Quốc và các nhà lãnh đạo trrên thế giới nên quan sát kỹ và theo sát hành vi của Đại Diện CHXHCNVN tại Liên Hiệp Quốc trong các cuộc bàn cãi và biếu quyết và ta sẽ khám phá thấy rằng các hành vi và lập trường của y là phản ảnh của chính sách quan thày của y về những vấn đề quốc tế quan trọng.
Trong tình thế đó, Đảng CSVN sẽ tiếp tay cho quan thày TC của chúng trong âm mưu bành trướng, sẽ đóng góp vào mối bất ổn cho toàn vùng và kể cả khi mà TC có đủ điều kiện thực hiện âm mưu bá chủ thế giới.
Sự lệ thuộc và phục vụ quyền lơi quan thày là một truyền thống của Đảng CSVN có từ thời Hồ chí Minh.Trước đây, Đảng này đã cố gắng nhưng không thành công đóng góp vào sự bành trướng của quan thày cũ là Liên Bang Sô Viết để một mặt ngăn chặn chủ nghĩa bá quyền của TC và mặt khác tiếp sức cho Liên sô để bành trướng thế lực ở Đông Nam Á và làm bàn đạp tiến tới Ân Độ Dương. Tuy nhiên kế hoạch đó đã bị bẻ gãy, khi Liên Bang Sô Viết từ bỏ ý định ấy vào cuối thập niện 1980. Nay, ĐCSVN tìm vào chỗ dựa mới là TC, và cũng sẽ tỏ ra mẫn cán và sẽ tỏ ra đắc lực phục vụ quan thày này để tỏ trung thành, dù có một thời chúng coi là TC kẻ thù nguy hiểm nhất và lên án kẻ thù ấy một cách nặng nề ./.
Bản Đồ Xưa
1 - Jodocus, Hondius “Insular Southeast Asia”, Mainland Southeast Asia orientals, 1606, p 196 Remarks : Cofta de Pracel belongs to Cochinchina.
Remarks : Cofta de Pracel has belonged to Cochinchina
2 - Indes, Petrus Placius, 1594. This example was published by J Vischer, 1617 Thomas Suarez “Early Mapping of Southeast Asia” Periplus Editions (HK), Ltd, Hongkong, 1999, P 174.
2 - Indes, Petrus Placius, 1594. This example was published by J Vischer, 1617 Thomas Suarez “Early Mapping of Southeast Asia” Periplus Editions (HK), Ltd, Hongkong, 1999, P 174.
No comments:
Post a Comment