Trong mục đích bảo vệ chủ quyền và khẳng định vùng đặc quyền kinh tế trên biển, Tokyo loan báo sẽ đặt tên cho những hải đảo xa xôi nhất kể cả tại những nơi đang có tranh chấp với Trung Quốc. Tổng cộng 39 đảo sẽ có tên vào tháng Ba tới. Philippines cũng thúc giục ASEAN và Trung Quốc giải quyết tranh chấp tại Trường Sa.
Cách đây gần đúng 38 năm, ngày 19/01/1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc ấy thuộc quyền quản lý của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra ác liệt. Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa chống trả anh dũng, nhưng vì tương quan lực lượng bất lợi, nên cuối cùng đã không bảo vệ được quần đảo này.
Tại Bắc Kinh, quan chức cấp cao 10 nước thành viên Hiệp hội ASEAN và Trung Quốc khai mạc hội nghị từ ngày 13/1 đến 15/1/2012. Mục tiêu đề ra là xem xét việc thực thi Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Hội nghị diễn ra vài ngày sau khi Manila lại tố cáo Bắc Kinh xâm nhập lãnh hải Philippines.
Ngày 06/01 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phải lên tiếng giải thích về việc chính quyền Hà Nội quyết định bắt một người tích cực biểu tình chống Trung Quốc gây hấn, và đưa vào giam giữ hai năm trong trại “giáo dục”. Việt Nam đã phản ứng như trên sau khi gặp phải nhiều chỉ trích, trong đó có lời phản đối chính thức từ phía Hoa Kỳ hôm 05/01, thông qua đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội. Giáo sư Carl Thayer phân tích trường hợp này.
2011 có thể được xem là một năm rất quan trọng đối với Biển Đông, với việc yêu sách chủ quyền quá đáng mà Trung Quốc muốn áp đặt đều ít nhiều bị khu vực bác bỏ.
No comments:
Post a Comment