Trong một bản thông cáo công bố sau cuộc hội đàm giữa hai bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Singapore tại Washington hôm 04/04, Lầu Năm Góc cho biết là hai nước đã nhấn mạnh rằng “một sự hiện diện hùng hậu của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ củng cố tình hình ổn định và an ninh trong khu vực”.
Trên cơ sở nhận định chung đó, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã gợi lên với đồng nhiệm Singapore Ng Eng Hen đề nghi của Mỹ về việc “triển khai tối đa là bốn tàu khu trục chiến đấu vùng cận duyên tại Singapore”.
Các chiến hạm sẽ được triển khai tại Singpore không phải là loại tàu bình thường, mà là loại được gọi là littoral combat ship – tạm dịch là tàu chiến đấu tại vùng duyên hải – một loại chiến hạm mới, nhỏ, chuyên dùng cho các chiến dịch sát bờ biển.
Theo Lầu Năm Góc, chi tiết của đề nghị kể trên vẫn còn đang được hai bên thảo luận, nhưng theo hãng tin Pháp AFP, một sĩ quan Hải quân Mỹ vào cuối năm 2011 vừa qua đã tiết lộ rằng các chiến hạm Mỹ sẽ không đặt căn cứ cố định tại Singapore, mà sẽ luân phiên túc trực tại nơi này. Đến tháng Ba vừa qua, Bộ trưởng quốc phòng Singapore cho biết cụ thể là hai chiến hạm có khả năng sẽ đến Singapore vào năm tới, và hai chiếc còn lại sẽ dần dần được triển khai cho đến năm 2016.
Phải nói là trong số các quốc gia Đông Nam Á, Singapore là nước có quan hệ quân sự chặt chẽ nhất với Hoa Kỳ. Hiện nay, quân đội Mỹ đã có sẵn cơ sở hạ tầng ở Singapore phục vụ cho nhu cầu hậu cần cũng như huấn luyện của hải quân Mỹ đặc trách vùng Đông Nam Á.
Mối quan hệ chặt chẽ đó lại càng được củng cố thêm trong bối cảnh Hoa Kỳ chuyển hướng ưu tiên chiến lược từ Irak, Afghanistan qua vùng châu Á Thái Bình Dương. Ngoài việc đồng ý tiếp nhận chiến hạm hiện đại của Mỹ, Singapore còn sẽ nâng cao mức độ các cuộc tập trận song phương.
Theo các nhà phân tích, như vậy là Hoa Kỳ đang càng lúc càng củng cố thêm hệ thống bố phòng mới của mình quanh vùng Biển Đông, được cho là dễ bị dậy sóng do các hành động càng lúc càng quyết đoán của Bắc Kinh nhằm áp đặt chủ quyền rộng khắp của họ. Dù không can dự vào các tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và ĐàiLoan , nhưng Mỹ rất lo ngại trước các đe dọa tiềm tàng đối với quyền tự do hàng hải trong vùng.
Việc đồn trú thủy quân lục chiến tại miền Bắc nước Úc, việc đưa chiến hạm đến Singapore đều là những động thái tạo điều kiện cho Hoa Kỳ tung nhanh lực lượng ra khu vực khi cần thiết. Trong hệ thống bố phòng này, các đồng minh khác của Mỹ cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng.
Theo hãng tin Pháp AFP, lực lượng Hoa Kỳ tạiPhilippines và Thái Lan cũng sẽ được tăng cường trong thời gian tới đây.
Trên cơ sở nhận định chung đó, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã gợi lên với đồng nhiệm Singapore Ng Eng Hen đề nghi của Mỹ về việc “triển khai tối đa là bốn tàu khu trục chiến đấu vùng cận duyên tại Singapore”.
Các chiến hạm sẽ được triển khai tại Singpore không phải là loại tàu bình thường, mà là loại được gọi là littoral combat ship – tạm dịch là tàu chiến đấu tại vùng duyên hải – một loại chiến hạm mới, nhỏ, chuyên dùng cho các chiến dịch sát bờ biển.
Theo Lầu Năm Góc, chi tiết của đề nghị kể trên vẫn còn đang được hai bên thảo luận, nhưng theo hãng tin Pháp AFP, một sĩ quan Hải quân Mỹ vào cuối năm 2011 vừa qua đã tiết lộ rằng các chiến hạm Mỹ sẽ không đặt căn cứ cố định tại Singapore, mà sẽ luân phiên túc trực tại nơi này. Đến tháng Ba vừa qua, Bộ trưởng quốc phòng Singapore cho biết cụ thể là hai chiến hạm có khả năng sẽ đến Singapore vào năm tới, và hai chiếc còn lại sẽ dần dần được triển khai cho đến năm 2016.
Phải nói là trong số các quốc gia Đông Nam Á, Singapore là nước có quan hệ quân sự chặt chẽ nhất với Hoa Kỳ. Hiện nay, quân đội Mỹ đã có sẵn cơ sở hạ tầng ở Singapore phục vụ cho nhu cầu hậu cần cũng như huấn luyện của hải quân Mỹ đặc trách vùng Đông Nam Á.
Mối quan hệ chặt chẽ đó lại càng được củng cố thêm trong bối cảnh Hoa Kỳ chuyển hướng ưu tiên chiến lược từ Irak, Afghanistan qua vùng châu Á Thái Bình Dương. Ngoài việc đồng ý tiếp nhận chiến hạm hiện đại của Mỹ, Singapore còn sẽ nâng cao mức độ các cuộc tập trận song phương.
Theo các nhà phân tích, như vậy là Hoa Kỳ đang càng lúc càng củng cố thêm hệ thống bố phòng mới của mình quanh vùng Biển Đông, được cho là dễ bị dậy sóng do các hành động càng lúc càng quyết đoán của Bắc Kinh nhằm áp đặt chủ quyền rộng khắp của họ. Dù không can dự vào các tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài
Việc đồn trú thủy quân lục chiến tại miền Bắc nước Úc, việc đưa chiến hạm đến Singapore đều là những động thái tạo điều kiện cho Hoa Kỳ tung nhanh lực lượng ra khu vực khi cần thiết. Trong hệ thống bố phòng này, các đồng minh khác của Mỹ cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng.
Theo hãng tin Pháp AFP, lực lượng Hoa Kỳ tại
No comments:
Post a Comment