Tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông | ||||||||
Báo Economist nhận định việc Việt Nam để các cuộc biểu tình diễn ra trước các cơ quan đại diện ngoại giao của Trung Quốc hôm 09.12.2007 chính là một hình thức thể hiện thái độ trước sự kiện Tam Sa. Trong số ra ngày 13.12.2007, Không cần cờ hoa kèn trống gì, Trung Quốc tiến hành thành lập một đơn vị hành chính mới. Gọi là huyện dẫu cho nơi này hầu như không có bóng người và chỉ gồm toàn các đảo đá chơ vơ cùng mặt nước mênh mông. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã bớt lớn tiếng về việc đòi chủ quyền đối với các hòn đảo ở khu vực Biển Nam Trung Hoa (mà Việt Nam gọi là Biển Đông). Trong nỗ lực nhằm tăng cường mối quan hệ với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á đầy cảnh giác, Bắc Kinh thà bớt đi các tranh cãi về lãnh thổ và nhấn mạnh tới việc cần có nỗ lực chung để khai thác các giếng dầu nằm dưới đáy biển. Thế nhưng sự cảnh giác vẫn còn đó. Việt Nam đã bị chọc giận về cái mà họ gọi là quyết định gần đây của Trung Quốc, thành lập khu hành chính quản lý các đảo thuộc Trường Sa và Hoàng Sa cùng các đảo chìm thuộc Macclefield Cơ quan quản lý các vùng lãnh thổ này được đặt trên đảo Woody thuộc Hoàng Sa, gọi là huyện Tam Sa, thuộc tỉnh Hải Nam. Phản ứng của người dân Việt Nam Việt Nam đã tỏ thái độ qua việc để cho các cuộc biểu tình hiếm hoi được diễn ra hôm 09.12.2007 bên ngoài Tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội và Tòa Lãnh sự Trung Quốc tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Việt Nam vốn đã tức giận về chuyện Trung Quốc phô trương sức mạnh qua cuộc tập trận lớn tại Biển Đông hồi tháng Mười Một ở ngay gần Hoàng Sa. Trung Quốc đã kiểm soát được Hoàng Sa từ hồi 1974, sau khi đánh bại lực lượng của Việt Nam Cộng Hòa tại đó. Hồi thập niên 1990, Trung Quốc mở rộng đường băng trên đảo Woody. Hồi tháng Tám, truyền thông Trung Quốc nói các kế hoạch đã được chuẩn thuận nhằm phát triển du lịch tại các hòn đảo. Một quan chức được trích lời nói đây sẽ là một hình thức quan trọng nhằm chứng tỏ chủ quyền lãnh thổ. Thế nhưng cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều không muốn những khác biệt giữa hai bên dẫn tới tình trạng xấu hơn trong quan hệ song phương, đặc biệt là không muốn lặp lại mức căng thẳng của thời cuộc chiến biên giới 1979. Trong cuộc họp diễn ra tại Singapore hồi tháng Mười Một, Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nói với thủ tướng Việt Nam rằng các nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề biên giới trên bộ cần phải được đẩy nhanh. Huyện đảo Tam Sa mới được thành lập bao quát cả Trường Sa, nơi mà Philippines, Brunei, Malaysia và Đài Căng thẳng giữa các bên tranh chấp chủ quyền đã giảm bớt kể từ khi Trung Quốc ký thỏa thuận với các quốc gia trong vùng Đông Nam Á hồi năm 2002, theo đó đồng ý giải quyết các tranh chấp ở vùng Biển Đông một cách hòa bình. Trong vài năm gần đây, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đã cùng thực hiện cuộc khảo sát chưa từng có về Biển Đông, nhằm tìm kiếm về trữ lượng dầu khí ở khu vực này. Tất nhiên, đây là phần việc dễ làm. Khi phải xác định trữ lượng tài nguyên dồi dào tới mức nào, thì các nước cũng sẽ phải quyết định cách thức phân chia nguồn tài nguyên đó. |
Tóm lược một số những tài liệu và biến cố Lịch Sử Việt Nam ... Quá khứ và cận đại .
Saturday, April 7, 2012
Tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment